Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng-Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hưng-Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2022

Ngày xuân đến với phong tục độc đáo : lễ hội Nam Trì và việc thờ bộ ba Bảo - Lang - Biền (Lữ Gia - Nguyễn Lang - Cao Biền)

Đại khái có thể tóm tắt như sau.

1. Bảo tức Bảo Công, hay Lữ Gia (Lã Gia). Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Lang tức Lang Công, hay Nguyễn Danh Lang. Người trước công nguyên, tức trước thời Hai Bà Trưng.

Bảo và Lang đều là trọng thần của nhà Triệu ở đất Phiên Ngung (tức nhà Triệu của ông cháu Triệu Đà - Triệu Hồ). Tương truyền cả hai ông đều là người đất Giao Châu lên làm quan cho nhà Triệu.

Sau khi Bảo và Lang mất, các ông được người Giao Châu thờ ở nhiều nơi.

Biền tức Cao Biền, vị danh tướng thời Đường được cử xuống trị nhậm An Nam. Vua Lí Thái Tổ đã tôn Cao Biền là Cao Vương, xem như là một đế vương trị nhậm An Nam trước mình.

2. Tương truyền, khi xuống trị nhậm An Nam, họ Cao đã kết thân với hai vị thần Bảo và Lang.

Thế rồi, đến lúc Cao Biền mất, người An Nam cũng lập miếu thờ Cao Biền.

Có nơi, người ta đã kết hợp thờ cả ba vị, thành ra bộ ba thần Bảo - Lang - Biền. Đó là vùng Nam Trì với lễ hội Nam Trì.

Thú vị hơn nữa, ở Nam Trì còn phối thờ của cụ Tả Ao - một nhà địa lí danh tiếng của Đại Việt.

Mình còn quan tâm đến Nam Trì, bởi đó là quê nhà của võ tướng Đinh Văn Tả - một vị rất nhân duyên với nhà Mạc thời kì Cao Bằng.

18/09/2018

Cấm "rượu thịt chó", chợt nhớ về "thần chó" và "thần thích thịt chó"

Rượu thịt chó được viết thành mã quốc tế là RTC. Đọc là "e-Rờ Tê Sê", mà không đọc là "Rờ Tờ Cờ". Luật từ đâu qui định thế, mà chắc là từ mấy ông "rượu thịt chó" từ thời thuộc Tây. Không phải mấy ông "công nghệ giáo dục" thời nay.

26/12/2017

Năm 1905 : Phan Bội Châu xuất du cầu viện, nhóm Chu Mạnh Trinh cầu tiên ở đền Dạ Trạch

Cùng năm đó. Năm 1905.

Về việc xuất du của nhóm Phan Bội Châu thì có thể đọc ở đây hay ở đây.

Dưới là việc nhóm Chu Mạnh Trinh hầu thánh và chép thơ tiên giáng bút. Cái biển gỗ chép bài thơ tiên thời đó hiện vẫn còn.

Cả hai đều là "đi cầu". Một bên là "cầu viện", một bên là "cầu tiên".

08/10/2016

Pho tượng Phật Bà linh thiêng ở chùa Mễ Sở : chuyện năm 1951 và chuyện năm 2016

Chú ý đến tình hình Hà Nội thời tạm chiếm 1947-1954, nên đã có những entry điểm tin (như ở đây, hay ở đây).

Trong thời kì ấy, Phật giáo Bắc Việt từng đón tiếp vị Hội trưởng Phật giáo Thế giới tới thăm, vào năm 1951. Đó là sự kiện quan trọng, nên báo chí đương thời đều đưa tin.

Trong chuyến thăm đó, của năm 1951, Hội trưởng Phật giáo Thế giới có đến thăm chùa Mễ Sở để chiêm bái pho tượng nghìn tay nghìn mắt ở đó.

Tình từ năm 1951 đến nay, pho tượng ấy đã bị kẻ trộm "bưng ra khỏi chùa" tới mấy lần. Nhưng sau đó đều tìm thấy lại.

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

19/04/2015

Tướng quân Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926) : sinh ở Xuân Đào, mộ tại Nam Ninh

Vì đang liên quan đến làng Xuân Đào tổng Bạch Sam huyện Mỹ Hào cũ, nên đưa bài về cụ Nguyễn Thiện Thuật. 

Cụ được xem là linh hồn của khởi nghĩa Bãi Sậy. 

Bãi Sậy là một cái "bãi sậy" ở huyện Mỹ Hào.

03/02/2015

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, vùng Khoái Châu vẫn rộ phong trào tảo hôn nam

Cách đây nhiều năm du lãng vùng Khoái Châu mênh mông, vẫn hay nghe các bô lão nói về phong trào lấy vợ sớm của thanh niên thời xưa. Hồi đó, mình tầm ngoài 20 một chút. Gặp các bô lão là trưởng họ (các họ này mời mình về Khoái Châu xem giả phả và đọc bia đá cất giấu trong nhà), hay đại loại hàng trưởng thượng trong họ, thì được bảo: như chú, tức như mình lúc đó, ngày xưa là không còn được "nhớn nhác" nữa đâu, vợ con đề huề rồi.