Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-ảnh-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-ảnh-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

21/04/2020

Điện ảnh Việt thời kì đầu : nhà Hương Ký, phim Kim Vân Kiều

Mốc khởi đầu của điện ảnh Việt là thập niên 1920. Thú vị là, lớp diễn viên đầu tiên lại có cả cụ Phan Bội Châu. Cụ được nhà đương cục mời làm diễn viên cho chính phim về cuộc đời cụ, đã kể ở đây (năm 2013).

Hồi đầu tiên đó, là gắn với hãng phim Đông Dương, hãng phim Á Châu và nhà Hương Ký (đã đi một ít ở đây), là gắn với những bộ phim truyện đầu tay mà một trong số đó là Kim Vân Kiều (đã đi ở đây). Ảnh về phim Kim Vân Kiều ấy đại khái như dưới đây.

28/12/2018

Một phụ nữ Nga với nhiều thước phim tư liệu quí giá về Việt Nam : Ekaterina Ivanovna Vermisheva (1925-1998)

Một cái tên đang bị quên lãng.

Bà là một nhà điện ảnh người Nga, đã đến Việt Nam thời chiến tranh. 

Trước thế hệ bà, đã có những nhà làm phim tài liệu của Nga Xô tới quay ở núi rừng Việt Bắc, theo Việt Minh lên rừng đánh Pháp. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014). Những thước phim vô giá được quay cùng thời với Điện Biên Phủ.

28/09/2017

Phim về Việt Nam ngay sau Đổi Mới của Trần Anh Hùng (qua ghi chép của Thái Kế Toại)

Tôi đặc biệt thú vị với chi tiết Trần Anh Hùng đã làm phim Người thiếu phụ Nam Xương như một tác phẩm đầu tay. Để tốt nghiệp trường điện ảnh ở Pháp. Làm nhớ đến việc các trí thức Việt Nam thời đầu thế kỉ 20 nối tiếp nhau dịch (hay phong tác) Người thiếu phụ Nam Xương ra tiếng Pháp để giới thiệu với người Paris và thế giới châu Âu. Tựa như hình tượng người đàn bà Việt Nam, như người thiếu phụ Nam Xương, có gửi gắm vào đó niềm kiêu hãnh ngấm ngầm của đàn ông Việt Nam khi đối diện với châu Âu.

12/09/2017

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

14/06/2017

Hồi ức về thời hầu thánh từ "cấm đoán" bắt đầu được "tự do" (ghi chép của một người làm điện ảnh)

Đó là khoảng giữa những năm 1980. Tính vào giai đoạn đêm trước của Đổi Mới, như đã luận bàn nhiều năm nay trên blog này.

Tác giả chỉ ghi theo trí nhớ, nên có thể một số điểm chi tiết là chưa chính xác hoàn toàn.

18/03/2017

Kong: đảo đầu lâu 2017 - sự kiện và bàn luận, từ nhiều góc nhìn

Đến hôm nay (18/3/2017), mình chưa có điều kiện xem phim Kong. 

Chưa xem, nên chưa bàn luận được. Chỉ bàn khi đã xem trọn vẹn. Dĩ nhiên vậy. Chẳng hạn, về lĩnh vực hiểu biết của mình, sau khi xem xong phim Người cộng sự (Nhật Bản và Việt Nam hợp tác sản xuất, và công chiếu đồng thời ở hai nước vào năm 2013), phải xem trọn, rồi thì mới có được bình luận, như ở đâyở đây ở đây.

17/02/2016

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2 năm 1979 : phim "Thị xã trong tầm tay"

Đó là thị xã Lạng Sơn.

Phim sản xuất năm 1983.

Diễn viên là lứa Tất Bình (vai nhà báo Việt), Đặng Nhật Minh (đạo diễn, kiêm vai nhà báo Nhật).

Một người quen cho biết: mẹ của em ấy có tham gia đóng phim này (từ phút 17).

11/07/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Phim hợp tác Nhật - Việt sắp công chiếu

Một bộ phim lịch sử, về phong trào Đông Du, do Nhật - Việt hợp tác sản xuất, đã công chiếu mấy năm trước, và cũng mang đến nỗi thất vọng tràn trề cho người xem (nhưng vẫn đạt giải Bông sen vàng vào năm 2013). Xem lại ở đây, ở đây, và ở đây.

Dưới đây là một bộ phim mới, sẽ công chiếu từ tháng 9 năm 2015.

Bản quảng cáo của phim vừa xuất hiện trên mạng:


18/04/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : sau tiếng hát Hồng Nhung, một Hà Nội cũ và mốc

Cái và cái mốc ấy là hình ảnh thực của phố phường Hà Thành ở thời đầu thập niên 1990. Cái thời của ống nước bằng kẽm, đồ Tàu, chạy nổi loằng nhoằng trong những con phố cổ âm u. 

Đi lại giữa khe hẹp của hai bức tường nhà loang lổ, cũ rinh rích, và buồn thủng thẳng, là dáng áo dài của Hồng Nhung. Thời còn là Hồng Nhung của răng khểnh.

Những thước phim vô giá của Hãng phim Trẻ:

08/05/2014

Những thước phim vô giá về cuộc kháng chiến trường kì 9 năm của cả dân tộc (1946-1954) : Điện ảnh Nga Xô, sản xuất năm 1955

Phim do phía Nga Xô dựng và phát hành từ năm 1955. Trong đó, có những đoạn là do nhà quay phim Việt Nam là Quang Huy thực hiện - một người mà hiện nay, hầu như rất ít người còn biết đến.

Một dân tộc quả thực đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa":

02/09/2013

Thêm một lời kể mới, làm rối thêm chân tướng về tác giả thực của những thước phim ngày độc lập

Lời dẫn: Bài viết dưới đây, của nhà báo Từ Khôi (tức Nguyễn Mạnh Thắng vốn ở Điện ảnh Việt Nam, rồi Đại đoàn kết), vừa xuất hiện trên tờ Người đại biểu Nhân dân. Tôi đăng lại ở đây với sự chỉ dẫn tư liệu của bạn Mr. Khoằm.