Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đổi-mới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đổi-mới. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (bài 2004)

Trần Quốc Vượng (1934-2005) là một học giả danh tiếng có nhiều gắn bó với Phủ Giầy và tín ngưỡng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, ông đã góp nhiều công sức và trí tuệ trong việc khôi phục lễ hội Phủ Giầy (Nam Định) sau Đổi Mới.

Luận giải về Phủ Giầy từ góc nhìn lịch sử - văn hóa đã công bố đầu thập niên 1990 của thầy Trần Quốc Vượng, trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (có toàn văn và tóm lược ý chính).

Gần 10 năm sau, vào năm 2004, tại hội thảo Lễ hội Phủ Dày : Giá trị và phát triển du lịch - văn hóa (được tổ chức tại UBND huyện Vụ Bản), để kỉ niệm 10 năm lễ hội Phủ Giầy được chính thức mở lại, thầy có phát biểu một tham luận giá trị - sau hội thảo, toàn văn đã được đăng tải trên Tạp chí Di sản Văn hóa số 7.

01/09/2022

Goóc-ba-chốp (Mikhail Gorbachev, 1931-2022) ra đi giữa chiến cuộc Nga - Ukraina

Chiến cuộc Nga - Ukraina bùng phát vào tháng 2 năm 2022 (đọc lại ở đây), sau 6 tháng thì vẫn đang kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao và kết thúc lúc nào. Thi thoảng, Giao Blog có điểm tin nhanh về chiến cuộc này, ví dụ ở đây. 

Giữa chiến cuộc đang ngổn ngang, vào ngày 30 tháng 8 năm 2022, cựu lãnh đạo Liên bang Xô Viết qua đời. 

22/11/2021

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (luận đề "văn hóa" và "soi đường")

Gần đây, tôi đã đưa ra một luận đề "văn hóa" là "văn hóa nào". Đã phát biểu công khai ở nhiều không gian học thuật và ứng dụng học thuật, cũng đã in thành bản thảo sách (sắp tới, sẽ thành sách xuất bản chính thức), ví dụ ở đây (tháng 12 năm 2020) hay ở đây (tháng 7 năm 2020).

Bây giờ, đang nóng trên công luận là luận để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đợt này, đi qua triển lãm Vân Hồ nhiều lần, đều thấy rực rỡ tuyên truyền; còn về nhà mở tivi thì cũng thấy VTV liên tục đề cập.

Một ít thông tin và một ít bình luận (bình luận đầu tiên dành cho học giả Lại Nguyên Ân).

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

27/02/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thơ Hoàng Hưng với luận đề về "bản sắc dân tộc" vào năm 1994

Vào năm 1994, ở tuổi ngoài 50 một chút, trong bối cảnh không khí hồ hởi của Đổi Mời đã thấm sâu vào xã hội Việt Nam, nhà thơ Hoàng Hưng viết về "bản sắc dân tộc" và "hậu hiện đại" như dưới đây. Đi một ít trích dẫn.

"Bản sắc Việt Nam 1000 năm qua gắn chặt với văn hóa làng, 100 năm cuối cùng chứng kiến sự rạn vỡ của văn hóa làng trước sự xâm nhập của văn hóa á-hiện-đại Âu Mỹ, sự cưỡng hôn đẻ ra văn hóa tiểu-đô-thị-nửa mùa. Sắp ập tới thiên  niên kỷ thứ ba, thế  giới bước vào hậu-hiện-đại, Việt Nam bước vào  hiện đại hóa chủ động mở cửa cầu hôn, ai biết được thế  hệ năm 2010 sẽ nhìn cái "bản lai diện mục Việt Nam" ra sao".

27/08/2019

Phong trào "quốc tang" nhưng "gia táng" : bây giờ, chính phủ mới bắt đầu để ý

Tháng 9 năm 2018, tức khoảng một năm trước, đã viết một bài ngắn với tiêu đề Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà). Xem lại ở đây.

05/06/2019

Suy tư và hành động 2010s : đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

Chúng ta có suy tư 1990s, ví dụ của các cụ như Kiến Giang (đọc nhanh ở đây), hay Trần Độ (đọc nhanh ở đây),...

Suy tư 2000s thì vẫn tiếp nối 1990s, sẽ điểm lại sau.

Bây giờ là suy tư và hành động 2010s (chuẩn bị cho 2020s). Đốt lò thực ra cũng là một dạng suy tư và hành động 2010s ở cấp "chính ủy", mà chưa chắc có kết quả như mong đợi. Một phần cái sự "chưa chắc có kết quả như mong đợi" đã bắt đầu lộ rõ.

Suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải là ở cấp "từ bên dưới". Chúng tôi đã đến tận nơi, tận Quận 1 vào mùa hè/chớm hè năm ấy, để nhìn thấy và quan sát ông Hải từ xa (đã điểm tin nhanh ở đây, tháng 2 năm 2017).

Đổi Mới 2 có lẽ là phải bắt đầu từ suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải. Phải bắt đầu lại từ những việc nhỏ như ông Hải chỉ ra. 

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

03/02/2019

Tết 25 năm trước qua ảnh, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (ống kính Bruno Barbey)

Nhiều năm trước, đã chiêm ngưỡng những ảnh do nhiếp ảnh gia Bruno Barbey bấm máy ở vùng Đông Bắc vào đầu năm 1994 (xem lại ở đây). Nhờ bộ ảnh đó, vào các năm 2014-2017, chúng tôi đã thực hiện một số khảo sát nho nhỏ và thú vị (sẽ công bố vào một dịp nào đó).

Bây giờ là xem các ảnh chụp vào Tết năm đó, năm 1994, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc của Bruno Barbey.

07/01/2019

Chúng ta có duy nhất thứ LẠC mang màu sáng là LẠC QUAN

Ghi chép nhanh tại một buổi họp tổng kết công việc năm 2018 và phương hướng năm 2019. Câu nói trên là của một đàn anh ngồi gần sáng nay, ngày 7/1/2019, có thể xem là thu hoạch lớn nhất của cả buổi họp.

Đàn anh thuộc lớp cha chú, công tác ở một tờ tạp chí học thuật. Mình ngồi gần, nên được anh thổ lộ. Lúc đó, có 3 người, nên đã có đủ "ba mặt một nhời" rồi.

28/11/2018

Nhuận bút cho các nhà khoa học: trước và sau Đổi Mới

Vừa rồi, trong chuyến du lãng xứ Nghệ thuộc khuôn khổ hội thảo quốc gia về Nguyễn Công Trứ (đã đi nhanh ở đâyở đây), có nhiều phiếm đàm rông dài trên đường.

Một trong đó là chuyện nhuận bút tiền Việt cho các bài viết học thuật (trên tạp chí khoa học chuyên ngành).

16/11/2018

Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bị kỉ luật : Cu Nỡm đã đi trước Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ khá lâu

Người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay là ông Trần Cẩm Tú. 

Bây giờ, ông Trần Cẩm Tú đã đưa đề nghị kỉ luật ông Bùi Quang Vinh. Chứ thật ra, từ rất lâu trước đó, Cu Nỡm - một người bạn mạng của Giao Blog - đã lên tiếng rồi ! Xem lại bài của Cu Nỡm ở đây (tháng 3 năm 2016), và ở đây (tháng 11 năm 2014).

Xem lại một ít phát biểu của ông Bùi Quang Vinh ở đây (tháng 1 năm 2016).

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

26/10/2018

Năm 2018 : các chỉ dấu mang tính cột mốc cho một ngã rẽ, sau 30 năm Đổi Mới

Chuỗi quốc tang với phong cách phong kiến mới, làm giật mình tất cả những người đang chiêm nghiệm Đại Việt hiện đại từ góc nhìn văn hóa sử, tạm gọi là quốc tang nhưng gia táng (làm ma thì cấp quốc gia, chôn thì vào mộ nhà), là một chỉ dấu mang tính cột mốc rõ ràng.

Các chỉ dấu khác cũng dần lộ ra. Một ngã rẽ đang lộ ra.

25/10/2018

Sáng tạo sau Đổi Mới - luân chuyển cán bộ (trường hợp ông Đặng Xuân Thanh)

Một sáng tạo sau Đổi Mới. Luân chuyển giữa trung ương với địa phương (từ trung ương cử đi địa phương một vài năm, rồi lại rút về trung ương, và đôn chức lên cao hơn). Trên thực tế trước đây, hồi năm 2009, thì đã kể về trường hợp ông Trần Bình Minh của VTV (lúc đó trên đường du lãng chúng tôi ngẫu nhiên gặp tại Nghệ An - nơi ông được cử tới từ VTV).

Hiện chưa rõ luân chuyên cán bộ có phải học tập và làm theo phía Trung Quốc hay không (sẽ tìm hiểu sau). Việc học tập và làm theo, thì đã đi nhanh về việc tập huấn phòng chống tham nhũng (ví dụ ở đây).

22/10/2018

Khẩu phần ăn của Đại Việt trong mâm cơm toàn cầu (số liệu World Bank)

"Với dân số 95 triệu, VN đứng thứ 14 về quy mô dân số, chiếm 1.25% số dân toàn cầu - nhưng GDP chỉ hơn 224 tỷ $, bằng 0.25% chiếc bánh này. Tức là, trung bình GDP đầu người của VN chỉ bằng 1/5 mức trung bình của toàn cầu. Nếu suy ngẫm thêm về thực trạng này, thì từ buồn, người ta sẽ chuyển sang một tâm thế phức tạp hơn - đó là vừa buồn, vừa thương, vừa bực, vừa cay đắng."

16/10/2018