Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-chùa-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đền-chùa-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

05/03/2022

Chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên

Trong liên đới với chùa Xiển Pháp (tức chùa Trại) - đại khái vốn ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy hiện nay (xem nhanh ở đây), chúng tôi chú ý đến chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên.

Chúng ta hãy tưởng tượng nhé: chỗ sân vận động Hàng Đẫy ngày nay vốn là khuôn viên một ngôi chùa lớn, gọi là "Xiển Pháp tự" hay "chùa Trại". Xa xưa, chỗ đó là một cái "Trại", rồi thành ra "chùa", nên thành "chùa Trại". Sau này, chùa thành ra "sân vận động". Hiện chỉ còn tấm bia đá cũ của chùa Trại nằm trong phòng ngủ của nhà dân trên phố Cát Linh (chúng tôi đã đến tận nơi, sờ tay vào tấm bia đá, xem ở đây). Đến phố Cát Linh, hỏi thăm "chùa Trại" thì người ta mới biết, còn hỏi "chùa Xiển Pháp" thì cư dân hầu như lắc đầu !

Còn chùa Linh Ứng, thì người dân kể rằng, chùa lớn này đã bị bom Mỹ phá hoại nặng năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa bị lấn chiếm nhiều. Đến gần đây, diện tích cũ đã được thu hồi, chùa được đại trùng tu.

11/06/2021

Hoa hậu Việt Nam 1994 Nguyễn Thu Thủy (1976-2021) với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải

Vào ngày hôm nay, 11/6/2021,  trên Fb Nguyễn Thu Thủy (gia đình quyết giữ Fb này từ sau lễ an táng của hoa hậu đã viên mãn), có đoạn như sau:

"Tuy đã đi rất nhiều nơi nhưng Thủy đặc biệt gắn bó với thành phố Hà Nội quê hương, nhất là ba khu vực Thủy từng sống: phố Nguyễn Thái Học đoạn không xa phố Hoàng Diệu và ga Hàng Cỏ; khu Thanh Xuân (Lương Thế Vinh); Gia Lâm, gần cầu Long Biên. Khoảng mười năm cuối, Thủy sống gần hai cái hồ nổi tiếng của Hà Nội. Trong cái nhìn của Thủy, Hà Nội là một địa điểm rất đặc biệt, được làm nên từ nhiều tầng sâu khó dò và văn chương đối với Thủy đồng nghĩa với đi xuống thăm dò những khoảng tối cũng như các "đường hầm" luôn luôn tồn tại nhưng rất khó nhận biết. Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố."

Tôi chú ý đến câu "Thủy cũng đặc biệt gắn bó với Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải, hình tượng lớn nằm ở trung tâm linh hồn thành phố".

Vậy thì, sẽ chờ đến lúc tiểu thuyết của hoa hậu ra đời (dự định là năm 2021, từ nhà xuất bản Thời Độ), thì xem Thu Thủy viết về Phủ Tây Hồ và Mẫu Thoải như thế nào. Hi vọng là có nhiều thú vị.

Về Phủ Tây Hồ như là biểu tượng tâm linh của Hà Nội từ sau Đổi Mới, tôi đã viết thành bài học thuật, mà là qua phân tích bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa (làm lần đầu năm 1969, và sửa lại vào năm 1999). Đọc bài đó tạm thời ở đây (năm 2016).

12/02/2021

Mùng 1 Tết năm Covid thứ hai (Tân Sửu 2021-2022) đền chùa ở Hà Nội vãn khách

Riêng về Phủ Tây Hồ vào những năm trước, khi chưa có Covid-19, thì xem ở đây ở đây. Những năm ấy, từ đêm Giao Thừa đã tắc đường trên các ngả dẫn về sân Phủ. Còn mùng 1 Tết thì thực sự đại ùn tắc !

Vào Tết năm ngoái, khi mà mới chớm Covid, nhằm ngày 25/1/2020, thì tình hình có thể xem lại ở đây.

Còn Tết năm nay, là Tết Covid thứ hai rồi, nên theo thông tin cập nhật thì rất vãn.

19/08/2020

Bất chấp đại dịch Cô Vy, mùng 1 tháng 7 âm, đền chùa Hà Nội vẫn đông nghịt

Ngày 19 tháng 8 năm 2020, kỉ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám ở Thủ đô, từ sáng đến tối thì thấy truyền thông nhà nước phát tin kỉ niệm.

Ở một hướng khác, do là ngày 1 tháng 7 âm lịch, nên dân chúng vẫn đi chùa đi đền rất đông. Nhìn nhanh đã thấy quan ngại. 

Mở đầu là tin về Phủ Tây Hồ vào ngày 19 tháng 8 năm 2020.

11/02/2019

Phủ Tây Hồ nghẹt thở vào mùng 7 Tết (ngày đi làm đầu tiên)

Ngày đầu tiên đi làm sau một kì nghỉ Tết dài dài.

Rượu chúc Tết. Tiền lì xì. Lời chúc tụng. Không khí Tết vẫn lan tỏa. Tiết trời bỗng nhiên se se lạnh từ buổi trưa, rồi lất phất mưa bay (chả bù lại được kì Tết năm Hợi 2019 thì nóng như mùa hè, thường là trên dưới 30 độ).

Người Hà Nội vẫn tiếp tục đổ về Phủ Tây Hồ. Mùng 7 là trước lễ Thượng Nguyên một ngày (tức ngày mai, mùng 8 tháng Giêng).

22/10/2018

Hát văn thi 2018 : cụ nghệ sĩ Trọng Kha gần 100 tuổi vẫn tráng kiện

Cụ Trọng Kha là một nghệ sĩ hát văn nổi tiếng ở Hà Nội trong khoảng nửa thế kỉ nay, nhất là từ khoảng năm 1990 (hát văn được tự do trở lại). Ở khoảng thời gian những năm 1990, lớp nghệ sĩ ngang cụ đã yếu sức khỏe hoặc qui liễu, nhưng cụ thì đến nay, tháng 10 năm 2018, vẫn rất tráng kiện.

Tiệc mẫu tháng Ba và tháng Tám năm nay tại Phủ Tây Hồ, cụ vẫn hát văn như bình thường (không khác mấy so với 10 năm trước).

Từ lúc tôi bắt đầu tới khảo sát Phủ Tây Hồ, khoảng các năm 1992-1993, khi còn là sinh viên, đã thấy cụ ở đó. Mà nay, sau khoảng 25 năm, vẫn là cụ hát văn dâng thánh mẫu.

03/03/2018

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) vào Rằm Tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018

Rằm tháng Giêng đầu tiên với người đại diện mới của ngôi phủ trung tâm ở Hà Nội sau Đổi Mới. Trong năm cũ, cụ đại diện của phủ trong khoảng 30 năm qua đã tạ thế, xem lại ở đây (tháng 10/2017). Người phó của cụ đã được bổ nhiệm thay thế sau tang lễ. Cụ là một đảng viên lão thành của làng Tây Hồ. Người kế nhiệm cụ cũng vốn là một chính trị viên kì cựu trong quân đội, cũng đã chấp tác tại phủ mấy chục năm nay sau khi phục viên về làng.

24/12/2017

Ông già Noel, ở chỗ chúng tôi, hiểu như là Ông Thọ

Hà Nội có một chỗ thờ Ông Thọ. Gọi là Đền Ông Thọ. Một học trò là cán bộ phường hướng dẫn mọi người tới chiêm bái. Em ấy nói vui lúc vượt dốc chỗ các làng Giáp Nhất hay Giáp Nhì: "Hôm nay chúng ta cùng đi thăm Ông già Noel".

Quả thật, lúc về Đền Ông Thọ, dân làng cũng bảo Ông Thọ, về hình dung, tựa như Ông già Noel. "Ở chỗ chúng tôi, cứ tạm hiểu như Ông già Noel".

12/12/2017

Du lãng dọc bãi sông Hồng, gặp thủ bút dâng lên Thánh Mẫu của thượng thư Tôn Thất Quảng

Hồi ngày xưa, trong những lần du lãng Huế, đã nghe danh quan thượng thư Tôn Thất Quảng. Tức Bộ trưởng ngày nay. Ông là Bộ trưởng của cả hai bộ thời Bảo Đại, là Bộ Lễ nghi và Bộ Công.

Hình như rất ít người làm đồng thời Bộ trưởng của cả hai cái bộ như vậy.

Bây giờ, đi du lãng ở bãi sông Hồng vào dịp cuối năm, ngẫu nhiên phát hiện thủ bút của ông dâng lên Thánh Mẫu.

22/10/2017

Tiễn đưa cụ thủ nhang Trương Công Đức (1945-2017), người tái thiết Phủ Tây Hồ sau Đổi Mới

Sáng nay, ngày 22/10/2017, chúng tôi đã lên Phủ tiễn đưa cụ.

Năm 1945 là năm sinh giấy tờ. Trên thực tế, thì cụ thường nói với chúng tôi là sinh năm Nhâm Ngọ (1942). Các cụ đồng lứa trong làng Tây Hồ cũng nói tương tự. Bài vị chính thức trong tang lễ cũng ghi năm sinh là Nhâm Ngọ, hưởng thọ 75 tuổi.

Tang lễ được cử hành tại nhà khách Phủ Tây Hồ/đền Kim Ngưu. Mộ phần của cụ sẽ nằm trong khuôn viên vườn chùa Tây Hồ (Địa Linh tự/Phổ Linh tự). 

09/10/2017

Về việc phụng thờ Đức Thánh Trần ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội (qua tư liệu Vũ Thế Khôi)

"Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ Tuyên truyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ giỗ Trần Hưng Đạo tại Nhà Hát lớn Hà Nội và trong cả nước vào 25 tháng 9 năm 1945 (tức đúng vào ngày giỗ là 20 tháng 8 âm lịch)."

"căn cứ các văn bia trong đền Ngọc Sơn và bài ký “Hồ sơn thắng hội tự” của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng Đức Thánh Trần chỉ bắt đầu được hội Hướng Thiện đưa vào thờ trong Đền Ngọc Sơn sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 và phá bỏ đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo ở thôn Hà Thanh trên bờ đông của hồ Hoàn Kiếm."
(Vũ Thế Khôi 2007 - 2017)

21/05/2016

22/03/2016

Tới thăm quê nhà của danh tăng Thích Thanh Hanh (tổ Vĩnh Nghiêm)

Đến quê ngài là hoàn toàn nhân duyên.

Ngài vốn là pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Bắc Kì, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Khi soạn hồ sơ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (hiện đã được công nhận là di sản kí ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương), đoạn về sư Thích Thanh Hanh, tôi chủ yếu căn cứ theo tư liệu cũ của phía Bắc Giang, cộng với một số tìm tòi trước của mình trong liên hệ với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. 

Tạm xem nhanh về chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản Vĩnh Nghiêm, bài của tôi, ở đây (năm 2013).

19/03/2016

Chùa Nền trên đường Láng vừa bất ngờ tìm lại được cổ vật

Cổ vật bất ngờ thấy ngay trong tủ đồ cá nhân của nhà sư trụ trì.

Chùa thờ cha và mẹ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Có việc liên quan nên đã từng đến chùa. Cũng đã từng hầu chuyện với nhà sư trụ trì một vài lần.

15/02/2016

Mồng 8 Tết Bính Thân 2016 : Phủ Tây Hồ không còn chỗ len chân

Đã là mồng 8 Tết. Là ngày mở đầu (Thứ Hai) của tuần đầu tiên, của năm mới theo lịch ta. 

Công sở mở niêm phong.

Phủ Tây Hồ ở Hà Nội thì không còn chỗ len chân.