Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đắc-lộ. Hiển thị tất cả bài đăng

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

02/07/2022

Ki-tô giáo tại Việt Nam - những cái nhìn tổng quan

Mình sắp công bố một bài viết học thuật về Đàng Trên.

Đại khái, về Đàng Trên, trên Giao Blog thì đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Sử quan của mình hiện nay là ba Đàng (tức Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đàng Trên) mà không phải hai Đàng như quan niệm trước nay.

Điều hiện nay chưa rõ là vào nửa cuối thế kỉ XVII, Ki-tô giáo đã có mặt ở Đàng Trên hay chưa. Tư liệu quá thiếu thốn, hiện chưa làm sao để có một chút gợi ý nào.

Dĩ nhiên, từ hồi đó, giáo sĩ Đắc Lộ đã mấy lần muốn vượt lên Cao Bằng để tham quan. Nhưng bộ máy an ninh của Đàng Ngoài đã biết, tìm cách ngăn trở. Tư liệu về việc này thì rất rõ ràng.

Đặt một entry này để sưu tầm những cái nhìn tổng quan về lịch sử Ki-tô giáo tại Việt Nam.

Mở đầu là một tóm tắt khá thú vị của học giả Trần Quốc Anh - ông đưa lên Fb cá nhân vào ngày hôm nay.

18/06/2022

cụ Đắc Lộ ở Hà Nội xưa (một tấm bia cũ)

Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.

Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

16/05/2021

Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong, với Chúa Khánh - Chúa Bằng - Chúa Sãi (bài Nguyễn Cung Thông)

Một phát hiện thú vị của học giả Nguyễn Cung Thông là: ở thời điểm 1630s-1650s, cùng một chữ Hán, nhưng có hai âm đọc là "Bình" và "Bằng". 

Ở khoảng thời gian đó, tức 1630s-1650s, thì đã có cách gọi phổ thông là "Cao Bằng" và "Quảng Bình". "Bằng" và "Bình" ấy là cùng một mã chữ Hán.

Có nghĩa là: tên gọi Cao Bằng đã được phổ biến từ lâu lắm rồi, chứ không phải đợi đến tận Tây Sơn mới có (như quan điểm của một số học giả khác - lấy nguyên cớ là phải kiêng húy tên "Quang Bình" của vua Tây Sơn mà phải đổi "Cao Bình" thành "Cao Bằng").

08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

18/02/2021

Mùng 7 hạ nêu (khai hạ) - ghi chép mùng 7 Tết Tân Sửu (18/2/2021)

Vào dịp cuối năm, người ta đã dựng nêu, ví dụ ở Hoàng thành Thăng Long cuối năm Canh Tý 2020-2021 (nhằm ngày 4/2/2021), thì xem ở đây.

Cây nêu, trong nghiên cứu chi tiết của tôi, thì được ghi khá rõ nét trong văn bản phương Tây và văn bản quốc ngữ từ thế kỉ XVII - thế kỉ XVIII, đọc lại ở đây.

Nêu sẽ được treo từ cuối năm cũ đến hết ngày mùng 6 Tết (tức mùng 6 của tháng Giêng năm mới). Vào mùng 7 Tết thì người ta sẽ hạ nêu. Gọi là lễ hạ nêu, hay lễ khai hạ.

Bản cập nhật, thực hiện vào đúng ngày 7 Tết Tân Sửu, nhằm ngày 18/2/2021, ghi chép tình hình các nơi.

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

12/10/2020

Thái độ coi khinh chữ quốc ngữ của Aymonier hồi cuối thế kỉ XIX

Ông ấy xem quốc ngữ là thứ vớ vẩn, không thể xây dựng nền học vấn tử tế trên cái gốc quốc ngữ được ! Ông ấy muốn người An Nam phải học tiếng Pháp bồi, và trở thành thuộc địa của Pháp mãi mãi !

Ông ấy Aymonier - một chính khách Pháp khét tiếng ở Đông Dương, cũng là một học giả viết nhiều khảo cứu về Chăm và Việt.

Tên đầy đủ của Aymonier là Etienne Francois Aymonier.

Etienne Francois Aymonier, giám đốc Trường Thuộc địa ở Paris (trường đào tạo nhân viên phục vụ tại các thuộc địa của Pháp), một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị nổi tiếng Saint Cyr, từng là công sứ pháp tại Nam Kỳ, từng tham gia tiêu diệt phong trào Cần Vượng tại Bình Thuận. Aymonier lấy vợ người Chăm, biết tiếng Chăm, Khmer và tiếng Việt.

Đại khái Aymonier chê chữ quốc ngữ là thứ thô lậu và không đáng quan tâm gì. Tư tưởng này của Aymonier sau còn được người Việt Nam, tiêu biểu là nhân vật Hồ Duy Kiên, cổ vũ nhiệt liệt.

03/08/2020

Lại bàn về chữ Nôm và chữ quốc ngữ : một thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành

Tính sẽ viết một cái gì đó rõ ràng về những thiên kiến của cụ Nguyễn Hải Hoành nhưng mà chưa tiện dịp. Thiên kiến, nếu nói đơn giản chỉ là những nhầm lẫn mang tính từ đầu mà thôi. Tuy nhiên, nhầm lẫn bình thường thì rất dễ sửa, còn "mang tính từ đầu" thì lại hơn khó khăn một chút.

Cụ Nguyễn Hải Hoành thuộc dòng họ trí thức Nguyễn Hữu Tảo - Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (làng Đông Tác, Hà Nội). Đó chính dòng họ của các danh nhân Hà Nội như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Cầu. Bản thân cụ Nguyễn Hải Hoành là một bậc trí giả uyên bác, có trí nhớ siêu việt và hiện đã ở tuổi 90 nhưng sức làm việc thì rất đáng kính nể (hầu như ngày nào cụ cũng viết bài hay dịch bài; vẫn cập nhật Fb thường xuyên).

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

03/04/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy : hậu duệ 2020 của cụ Bùi Hiền

Đúng là vẫn đang luận bàn thật. Vì vừa rồi, mình có bàn luận lại về chữ quốc ngữ với một trong những người có công khai sáng lớn nhất ra chữ ấy là cụ Đắc Lộ, trên mặt báo Văn hóa Nghệ An vào cuối tháng 3 năm 2020, đọc ở đây.

Bây giờ, sang đầu tháng 4, thì là có ngay các hậu duệ "khả úy" của cụ Bùi Hiền xuất hiện.

Các hậu duệ của cụ sẽ còn xuất hiện nữa, và càng chứng mình điều mình đã nói rõ từ góc độ học thuật (đọc lại ở đây), rằng: nếu cứ để cho người Việt tự sáng chế văn tự thì chắc không có được quốc ngữ đâu ! Lại tiếp tục quẩn quanh với lối tư duy làng nhàng bạc nhạc của chữ Nôm mà thôi.

Về cụ Bùi Hiền thì đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây. Thi thoảng, trong các năm 2018-2020, mình vẫn thấy cụ Hiền trong vườn hoa hay trong hành lang một bệnh viện ở Hà Nội (những lúc ấy, là mình cũng đang chăm sóc người nhà). Khi tiện sẽ nói rõ thêm sau.

31/03/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy bùng phát toàn cầu

Đó là số chuyên đề vừa ra mắt của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Hóa ra, là một điềm báo trước cho việc phong tỏa từ 0h ngày 1/4/2020 ! Phong tỏa tuyệt đối trong 14 ngày, thì chỉ nên cố thủ ở trong nhà dạng "stay at home" (đã nói ở đây).

Khoảng ngày 25/3 hay 26/3 gì đó thì tờ Văn hóa Nghệ An đã in ấn xong (ngày phát hành ghi trên bìa là 25/3). Rồi ngày 30/3 thì thấy mục lục được đưa lên trang web. Sang ngày 31/3 thì lệnh phong tỏa tuyệt đối 14 ngày được phát đi. Đại ý là khi cố thủ trong nhà bởi phong tỏa tuyệt đối thì lại cần phải luận bàn những thứ như "chữ quốc ngữ".

Đại khái như ở dưới.

Do được tạp chí huy động, nên mình có góp mặt trong số chuyên đề này.

03/03/2020

Với nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, học giả Nguyễn Cung Thông nhận giải thưởng Văn Việt lần V

Loạt bài nghiên cứu về tiếng Việt thời Đắc Lộ, của học giả Nguyễn Cung Thông, đã được chính ông gửi cho bạn bè qua nhiều lần bằng thư điện tử, suốt trong mấy năm (ví dụ đọc một đoạn hồi năm 2017 ở đây). Công việc vẫn đang tiếp tục. Rồi là sự xuất hiện dần dần của nó trên nhiều phương tiện (báo chí mạng, mạng xã hội, sách báo).

1. Cuối năm 2019, Nguyễn Cung Thông đã về Đà Nẵng, tham dự hội thảo về chữ quốc ngữ, cũng là để trình bày một trích đoạn mới trong loạt bài đó, là về Kinh Lạy Cha với chữ quốc ngữ, ví dụ có thể đọc lại ở đây, hay ở đây, trên Giao Blog.

Sau hội thảo, là những trình bày tiếp về cùng chủ đề tại Viện Ngôn ngữ học (Hà Nội) hay Khoa Ngôn ngữ học (Tp. Hồ Chí Minh), trên Giao Blog có thể đọc nhanh ở đây.

2. Chuyến du Nam du Bắc của ông dịp tiền Cô Vy 19-20 vừa rồi, một thu hoạch khá hay của tôi, là: biết được rằng, học giả Nguyễn Cung Thông và học giả Cung Văn Lược có quan hệ anh em họ hàng gần với nhau. Kì lạ hơn, cụ Cung Văn Lược là hàng cháu, phải gọi học giả Nguyễn Cung Thông là chú (gọi thay cho con thì là ông).

Chữ "Cung" trong tên của học giả họ Nguyễn, thì lại chính cũng là họ Cung. Họ Cung ấy gốc ở làng Lủ, tức làng Kim Lũ --- nay là Đại Kim, hay gọi đại khái là khu Kim Giang. Câu chuyện họ Cung làng Lủ khá thú vị.

07/01/2020

Dạy tiếng Việt đầu thập niên 2020s : xung quanh SGK Hồ Ngọc Đại

Đầu năm 2020.

Nghe trực tiếp màn tranh luận giữa hai học giả Đại Việt: cụ Hồ Ngọc Đại và cụ Trần Đình Sử.

Sách giáo khoa của cụ Đại thì đã có 40 năm trước, mà bây giờ vẫn là "sách thí điểm". Bọn trẻ học từ đầu, giờ đã U50 rồi còn gì. Thí điểm vậy là quá lâu. Xem thêm ở đây.

02/01/2020

Về quê đương kim thủ tướng, lại được phóng xe máy qua đập tràn

Hồi ngày xưa, cũng đã lâu lắm rồi, tới cả 20 năm trước, mình lần đầu nghe chữ "đập tràn" mà không hiểu ra làm sao. Bởi người Quảng Nam phát âm chữ "đập tràn" mà mình cứ nghe thành ra "đập tròn" hay "đập tràng" ! Nghe không ra, nên không biết nghĩa là gì. Bụng bảo dạ là cứ đi, gặp nó, rồi sẽ tự khắc mà hiểu ra thôi.

Tiếng Quảng Nam khó nghe, thì có thể xem Nguyễn Hưng Quốc kể nhiều năm về trước. Đại khái, bác Quốc lúc mới vô Sài Gòn, ra chợ nói chữ "mua gạo" mà người ở chợ không hiểu gì. Người ta không thể biết anh chàng sinh viên ấy muốn mua hay bán cái gì. Bởi lẽ, cái chữ "gạo" bị người Quảng Nam phát âm méo đi quá, người Sài Gòn nghe không ra.

Đại khái vậy. Đương kim thủ tướng của Đại Việt là người Quảng Nam.

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

25/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.