Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng-cộng-sản-NB. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng-cộng-sản-NB. Hiển thị tất cả bài đăng

08/02/2020

Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm

Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".

Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.

Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.

Các thứ đó sẽ đề cập đến sau. 

Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020 (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

28/01/2018

Tin nhanh tranh cử 2018 : anh Hotta ở phố huyện tiếp tục trúng hội đồng dân biểu thành phố

Bỏ phiếu và kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu, đều cùng trong một ngày, hôm nay - Chủ Nhật ngày 28/1/2018 (về tranh cử 2018 đã đi bài ít hôm trước, ở đây). Tôi đã nhiều lần trực tiếp ở trong nhóm đi lấy tin trong những lần tranh cử như vậy. Lần này là quan sát qua internet.

03/07/2017

Thời chính Tokyo tháng 7 : Cộng sản thắng lớn, Tự do Dân chủ thảm bại

Kết quả bầu cử Hội đồng Nhân dân của Thủ đô Tokyo đã có (Hội đồng Nhân dân là tạm theo cách quen gọi của Việt Nam trước nay). Điểm lớn nhất là thắng lợi áp đảo của nữ chính trị gia Koike (đã đắc cử làm Chủ tịch Thủ đô Tokyo vào tháng 7 năm ngoái, xem lại ở đây).

Điểm đáng chú ý thứ hai là: Đảng Cộng sản được thêm khá nhiều ghế Hội đồng Nhân dân. Được xem là thắng lớn chưa từng có. Bởi chỗ: đã được trên 11 ghế, là có quyền đưa nghị án tới Hội đồng Nhân dân.

Điểm thứ ba: Đảng Tự do Dân chủ thất bại quá lớn.

10/10/2016

Nguyễn Ái Quốc với Nhật Bản (bài Nguyễn Quốc Hùng)

Về cùng chủ đề, blog này đã đưa một ít tư liệu, ở đây (năm 1923) hoặc ở đây (năm 1966).

Cụ thể hơn, trong cái nhìn về phong trào Đông Du, với những tư liệu mới phát hiện gần đây, sắp tới sẽ công bố một bài riêng.

29/08/2016

Tham khảo : Cách mạng đảng ở Nhật Bản vừa bị phê phán rất nặng

Đọc ngay, và giật mình !

Tin của báo Sankei. Vừa lên mạng.

Chìa khóa của mũi dùi phê phán là luận điểm: cương lĩnh về cách mạng vẫn không hề thay đổi, mà chỉ chỉnh sửa (gần đây) để tạo ra "bẫy" nhắm thu hút người ủng hộ. Bản chất không đổi, vẫn là "phương châm cách mạng bạo động"

21/03/2016

Đại học Việt - Nhật : Hiệu trưởng đầu tiên Furuta Moto

Về đại học này, ở thời điểm tháng 3 năm 2016, đã điểm tin ở đây.

Furuta là một học giả đồng thời là một chính khách có tiếng ở Nhật Bản. 

Về phương diện học giả, ông đặt rất nhiều kì vọng vào Đổi Mới của Việt Nam, là một trong những lí luận gia quan trọng về Đổi Mới ở Nhật Bản (điều này, đã từng được tôi chỉ nhanh ở đây).

Về phương diện chính khách, thì ông từng là nhân vật cỡ bự trong Đảng Cộng sản Nhật Bản.

07/06/2015

Đồng chí Nosaka viết về đồng chí Hồ Chí Minh, năm 1969, trên Cờ Đỏ

Đồng chí Nosaka (1892-1993, thọ 101 tuổi) là Chủ tịch của Đảng Cộng sản Nhật Bản trong một thời gian dài. Là lớp trước của đồng chí Bất Phá (xem lại ở đây).

Hội đàm chính thức đầu tiên của hai chính đảng là vào năm 1966, khi đó không có người phiên dịch Nhật - Việt trực tiếp (cả hai bên đều không tìm được người), nên phải sử dụng trùng dịch qua tiếng Trung Quốc (tư liệu do đồng chí Bất Phá  mới kể lại).

3 năm sau, năm 1969, đồng chí Nosaka đã dẫn đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nhật Bản viếng Hồ Chủ tịch trong lễ quốc tang (có thể thấy hình ảnh của Nosaka trong video sản xuất năm 1969 bởi truyền hình Nhật Bản lúc đó, tại đây).