Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường-bá-bổn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường-bá-bổn. Hiển thị tất cả bài đăng

17/03/2022

Lại về vua đạo văn của Sài Gòn trước đây Hoàng Trọng Miên - ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam

Sài Gòn trước năm 1975 có mấy vụ đạo văn nổi tiếng. Trong đó, vụ Hoàng Trọng Miên còn gắn với giải thưởng quốc gia (Việt Nam Cộng hòa), mà một người trong cuộc của vụ này là nhà văn Thế Phong (dịch giả Đường Bá Bổn) đã ở tuổi 90 hiện đang ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc lại ở đây.

Khi tôi đưa những dòng này lên Giao Blog, hẳn chỉ ít phút nữa, cụ Thế Phong sẽ đọc được. Cụ vẫn duy trì trang blog văn học của riêng mình, vẫn lướt web hầu như hàng ngày.

Bây giờ là ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam về một tác phẩm khác của Hoàng Trọng Miên, là cuốn Đệ nhất phu nhân viết về bà Trần Lệ Xuân trong gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo Nguyễn Hồng Lam, ông Hoàng Trọng Miên đã bịa tạc đến mức bỉ ổi trong Đệ nhất phu nhân.

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

17/07/2018

Những trang blog và trang báo vừa thông báo tạm nghỉ hoặc đình chỉ

Trước tin tờ Tuổi trẻ bị đình chỉ 3 tháng kèm theo phạt tiền khá nặng, thì đã thấy hai nhà văn thông báo tạm đóng cửa blog hoặc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đó là nhà văn Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn), và nhà văn Vương Trí Nhàn

Giao Blog vẫn thường đưa lại tin của Tuổi trẻ (một tờ báo mà tôi yêu thích trong nhiều năm nay, xem là "hãng thông tấn" thuộc nhóm hàng đầu ở Việt Nam). Đôi khi cũng giới thiệu bài của nhà văn Thế Phong (ví dụ ở đâyở đây), hay nhà văn Vương Trí Nhàn (ví dụ ở đâyở đây).

Mong Tuổi trẻ sớm trở lại. Kính chúc hai nhà văn cao niên sức khỏe.

25/06/2018

Trước Huỳnh Uy Dũng "viết tay" hiện nay, ngày trước ở Nam Bộ đã có "Đại Nam văn hiến" dạng "quay tay"

Huỳnh Duy Dũng hiện nay, thì tức là ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh, cũng là người khởi xướng môn "sử thi viết tay" gọi là Đại Nam Văn Hiến. Ví dụ đọc ở đây.

Cả nửa thế kỉ trước, hồi thập niên 1960, ở Nam Bộ cũng đã xuất hiện Đại Nam Văn Hiến. Thuộc trường phái "xuất bản quay tay" (tôi gọi vui). Trường phái độc đáo gắn với những năm tháng sôi nổi của cụ Thế Phong và các bạn hữu.

Bây giờ, cụ Thế Phong, rất tuyệt vời là vẫn tráng kiện (suốt từ hồi Hà Nội 1947-1954 đến tận giờ), vẫn sử dụng mạng toàn cầu hàng ngày, vẫn viết blog. Bài ở dưới là lấy nguyên từ blog của cụ về.

29/03/2018

Cuộc sống của những Bùi Xuân Phái, Giang Quân, Thế Phong,... thời Hà Nội tạm chiếm

Đây là một chủ đề tôi quan tâm. Đã điểm tin ở đây hay ở đây. Đó là một khoảng trống khá thú vị trong hiểu biết chung của lứa chúng tôi - những người không biết đến chiến tranh, tạm chiếm, hội tề, dinh tê,... Có thể đọc Viên Linh nhớ lại ở đây (bài từ 2013). Dư âm của thời đó được lưu giữ bởi những Viên Linh sẽ khác với những Lê Văn Ba.

Gần đây, nhà văn Lê Văn Ba - một nhân chứng - có ra cuốn sách về Hà Nội thời kì đó.

23/06/2017

Một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước "lừng lẫy" ở miền Nam trước 1975

Học thuật miền Nam trước 1975 có khá nhiều vụ đạo văn lớn. 

Lần trước, blog này đã đi lại một ít tư liệu đương thời (trước 1975) về vụ tác phẩm của Thanh Lãng bị biển thủ trắng trợn (xem lại ở đây). Tạm xem là vụ miền Nam đạo văn của chính miền Nam.

Còn một vụ miền Nam đạo văn của miền Bắc, là vụ Hoàng Trọng Miên (miền Nam) xào luôn một cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi (miền Bắc). Rồi, đáng chú ý là: cuốn sách đạo văn của Hoàng Trọng Miên lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao giải thưởng quốc gia !

20/05/2017

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

15/01/2017

Một vụ đạo văn trắng trợn ở miền Nam trước 1975

Đó là lời tố của Thanh Lãng dành cho nhóm Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng - Phan Canh.

Đạo không phải vài trang, hay vài chục trang, mà là cả mấy trăm trang.

Vụ này có điểm giống và cũng có điểm khác với vụ bản dịch của Thế Phong (Đường Bá Bổn) trước 1975 bị luộc gần đây, xem lại ở đây.

Tác phẩm của Thanh Lãng bị đạo bởi nhóm Nguyễn Tấn Long. Đó là một nhóm khá đình đám trong nam thời đó, tác giả của các bộ sách lớn, cũng là sách ăn cắp theo lời tố của Thanh Lãng, là Việt Nam thi nhân tiền chiến Khuynh hướng thi ca tiền chiến.

Bọn đạo văn nghênh ngang, theo Thanh Lãng là không biết hổ thẹn hay cáo lỗi gì, mà còn cười cợt mà tuyên bố sẽ lấy tiếp đem in !

16/09/2013

Dịch giả Đường Bá Bổn từng khiếu nại nhóm Chương Thâu - Phan Trọng Báu luộc lại sách đã xuất bản trước 1975

Không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng nhân loạt entry về một tác phẩm của Louis xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng Việt ở Sài Gòn trước 1975, và bản dịch gần đây của nhóm các bác Chương Thâu), bạn Lee có hỏi thăm đến dịch giả của bản dịch trước 1975. Đó là dịch giả Đường Bá Bổn, tức nhà văn Thế Phong. 

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên Cục bản quyền về việc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại ở mức rất khôi hài: luộc lại nó. Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đang tham gia thế giới blog, thế mới đáng nể ! Mới đây, thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004 trên blog cá nhân của mình.