Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-Âu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-Âu. Hiển thị tất cả bài đăng

16/06/2022

Olga ở Ucraina hỏi : "Nhà mình bây giờ ở đâu ?" (Where is Home/家はどこ)

Người bạn Olga sinh ra ở Kiep, đang ở Kiep. Lần trước, trên Giao Blog, đề đề cập ở đây (tháng 3 năm 2022). Bây giờ, sau 100 ngày chiến sự Nga - Ucraina, Olga đau xót hỏi: Nhà tôi bây giờ ở chỗ nào ?

16/03/2022

Nghe bạn Olga công dân của Kiep trình bày về: người Ucraina, chiến sự ở Ucraina 2022

Olga là học sinh khóa trước tôi một chút của ngôi nhà Atsumi (đã nói nhanh về Atsumi ở đây hay ở đây): Olga ở niên khóa 2004, còn tôi là ở niên khóa 2006. Các khóa cách nhau một chút, như 2004 và 2006, thì rất dễ biết nhau, bởi các hoạt động hàng năm của Atsumi thường là tụ hội của nhiều khóa gần gần.

Hồi đầu, tôi cứ ngỡ Olga là người Nga. Mãi sau mới biết đó là một người Ucraina. Chị ấy sinh trưởng ở Kiep, bây giờ thì dạy học ở Kiep.

Sắp tới, ngôi nhà Atsumi sẽ có một buổi tụ hội, dĩ nhiên bây giờ chỉ có thể là qua mạng. Chúng tôi sẽ nghe Olga nói về người Ucraina, và về chiến sự ở Ucraina 2022.

26/02/2022

Tháng 2 năm 2022, cùng với bệnh dịch là chiến tranh bùng phát

Chiến tranh đã bùng lên ở khu vực Nga - Ucraina.

1. Gần đây, mình có phát biểu về dân tộc tự quyết. Bài học thuật đã in năm 2020, ở đây. Bài vốn viết nháp lần đầu vào năm 2015, bản thảo hoàn chỉnh có từ năm 2017.

Dân tộc tự quyết là một trong những vấn đề cơ bản về văn hóa xã hội trong học thuyết Mác - Lênin. Lênin đã khởi xướng "dân tộc tự quyết" ở đầu thế kỉ XX tại nước Nga Xô-viết. Tranh luận về "dân tộc tự quyết" đã bắt đầu từ đó. Lênin cho phép các ý kiến được phát biểu tự do, không bắt buộc theo một đường hướng cứng rắn.

Stalin đã kế thừa và phát triển tư tưởng "dân tộc tự quyết" của Lênin, nhưng ấn đính đường hướng cứng rắn cho nó. Định nghĩa về "dân tộc" đã được Stalin đề ra trong quá trình đó.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

22/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân, một bản dịch khác

Bản dịch hôm trước đã đưa về blog này, được ghi là của dịch giả Phan Độc Lập (ở đây). Anh Phan cũng đã có tâm sự về công việc dịch thuật, ở đây.

Bây giờ, có thêm một bản dịch nữa xuất hiện trên không gian mạng, của Cao Kim Ánh.

Tôi vốn là học sinh tiếng Nga, nhưng đã không sử dụng nhiều năm, lại không có được thời gian cũng như quan tâm sâu, để có thể đối chiếu xem đâu là bản dịch tốt hơn. Nên trước hết, cứ tạm đưa cả bản của Cao Kim Ánh về đây.

18/08/2016

Người con gái trong gia đình ông bà Lê Duẩn - Bảy Vân : mối tình Lê Vũ Anh - Maslov

Bà Bảy Vân từng kể tóm tắt về mối tình của con gái mình với một giáo sư toán - lí người Nga, tư liệu video nên thấy cả hình và tiếng, đã đưa ở đây.

Người con gái là Lê Vũ Anh, được xem là sinh khoảng năm 1950; còn giáo sư Maslov được xem là sinh năm 1930, tức hơn 20 tuổi (tạm theo phân tích của cô Tiên Lãng).

Hiện nay, hồi kí của giáo sư Maslov về cuộc tình với bà Lê Vũ Anh đã được công bố (năm 2015, nguyên bản tiếng Nga ở đây), và cũng đã được dịch sang tiếng Việt.

15/10/2015

Hiệu Minh kể chuyện du học ở Đông Âu, liên quan đến cây thanh hao

Bác Hiệu Minh vốn là PTS (phó tiến sĩ) học ở Đông Âu. Bác đã kể và đưa luôn bằng PTS lên mạng, ở đây.

Bây giờ, nhân sự kiện cây thanh haobà Đồ người Trung Quốc thời cụ Mao, bác kể tiếp chuyện du học ở Đông Âu.

Thật ra đang hiếm những chuyện kể sự thực như thế này.

12/06/2014

Chuyên gia chính trị học khu vực người Hung, có tên Trung Quốc là Sa Long Thái, nói về công hàm Phạm Văn Đồng (năm 2008)

Tên chữ Hán là Sa Long Thái (沙龙泰), còn tên Hung thì là Szalontai, đầy đủ là Balazs Szalontai. Chẳng hạn, có thể thấy tên của ông trong một hội thảo dưới đây đã diễn ra năm 2012, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học Hung-ga-ri đồng tổ chức, tại Trung Quốc.

Hội thảo có tên khá hay là 新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949 - 1989). Tạm dịch: Sử liệu mới - Phát hiện mới : Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1949 - 1989

Hình ảnh và tên của Sa Long Thái trong hội thảo.

15/04/2014

Lời tiên tri, như là củ mài : Khi muốn ăn, cứ mài ra sẽ có bữa

Củ mài ở đây là một loại củ mang nghĩa bóng, tức chỉ loại củ mà muốn ăn thì cứ mài ra là có bữa. Mài hết lại đầy trở lại, tựa như cái nồi nấu cơm của Thạch Sanh.

Dĩ nhiên đây mới nói đến hành động mài củ. Còn thực chất củ ra sao, chưa nói đến. Hành động mài củ của con người là bản năng, như để sinh tồn.