Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ái-vân-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ái-vân-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

03/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc thơ Trúc Ty trong mùa mưa bão

Mình lại nằm bẹp mất trọn một ngày. Mà mưa cũng rả rích không dừng một phút nào, trọn cả một ngày. Thông tin báo chí cho biết, Hà Nội nhiều nơi đã ngập báo động rồi.

Những ngày ốm, ngẫu nhiên đọc thơ của Trúc Ty. Mà đúng ra là có gạch nối ở giữa, tức: Trúc-Ty.

25/12/2016

Văn nghệ Thứ Bảy - Noel 2016 : cụ già lặng lẽ dò gậy bước xiên lên thềm thánh đường

Nhớ bạn xưa, đúng đêm Noel. Đúng ngày Thứ Bảy. Lại rất nhớ những ngày Thứ Bảy mùa đông lạnh giá. Những buổi đi làm về khuya, tĩnh lặng, đường nhòa nhạt sương đêm. Thơ bạn khi ấy. Vâng. Thơ, bạn, khi ấy.

Đêm nay, đọc lại một bài thơ bạn viết đúng 10 năm về trước. 

Dưới cùng, bài thơ ghi "Tokyo, tháng 12.2006". Phải vậy, cũng vào dịp Noel như bây giờ.

21/12/2016

Bắc Đảo và Tanikawa : gặp gỡ tại Tokyo, tháng 12 năm 2016

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)

Trong tâm sự mới đây của nhà thơ Ý Nhi với báo chí, bà cho biết là vừa trở về từ một hội thảo thơ ở Tokyo (đã đăng trên blog, ở đây).

Bây giờ, thử vào trang của Đại học Thành Tây - nơi tổ chức hội thảo - thì biết nhanh mấy thông tin như sau.

20/12/2016

28/06/2016

Sinh Mướn (Surrogate Mother) : câu chuyện toàn cầu đầu thế kỉ 21 (2006-2016)

Câu chuyện trong khoảng 10 năm qua.

Năm 2006, thì điểm thấy một bài thơ tiếng Việt. Đọc lại, thấy bất ngờ, đó chính là ghi chép của năm 2006 về việc Sinh Mướn trên toàn cầu. Lúc đó Sadam Hussen còn sống và đang chống Mĩ, ông Kim ở Triều Tiên vẫn say mê luyện tên lửa. Chợt ngộ ra về chức năng "biên niên kí" của thơ.

Bây giờ, năm 2016, cả hai ông lãnh tụ chống Mĩ đã qui tiên. Và đang có phong trào người Trung Quốc tích cực tham gia vào dịch vụ Sinh Mướn toàn cầu, nhất là hướng về Mĩ và Nhật. Bài của báo TP.

02/12/2015

một vị đầu trọc, một vị tóc đen, và một vị tóc lơ thơ cùng nhau nhắm cá sống với bia chai

Mình hiểu bài thơ ở dưới của bạn Avq như vậy.

Vị đầu trọc trong bài thơ, mình hiểu là sư trụ trì. Bởi lời đề tặng là gửi tới phương trượng K. Phương trượng là cách gọi sư trưởng, sư trụ trì ở các ngôi chùa lớn theo Thiền tông.

16/10/2015

Thêm một trường hợp đạo thơ nữa : Phạm Thiên Thư và Ái Vân Quốc ?

Đang có nghi án đạo thơ của Phan Huyền Thư (ở đâyở đây).

Một người lớn lên sau chiến tranh ở miền Bắc như chị Thư thì đang bị "nghi" là dùng lại một câu thơ của một nhà thơ lớp trước ở miền Nam là Du Tử Lê.

Chợt nhớ lại, hồi năm 2007, đã có một sự trùng hợp đến kì lạ giữa Phạm Thiên Thư (miền Nam, trước 1975) và Ái Vân Quốc (miền Bắc, sau 1975). Toàn bộ còn thấy lưu trên Tiền Vệ.

22/09/2015

Nhà thiết kế Minh Hạnh với Giải thưởng Văn hóa châu Á - Fukuoka

Nếu mình không nhầm, thì đây là người Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng này. Người đầu tiên là nhà sử học Phan Huy Lê. Và bây giờ là nhà thiết kế Minh Hạnh.

28/03/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : "rừng quế mỡ đã cháy khô"

Mình lấy bài về đây, nhưng bỏ đi những ghi chú rườm rà của nguyên bản (đảm bảo không làm phương hại đến nội dung). Bài thơ đã xuất hiện từ 8 năm trước. Trong đó có những câu như:

"rừng quế mỡ đã cháy khô
xa trông chỉ thấy những ô đầu trọc
dưới chân đồi xác xe min hóa rác"

07/01/2015

Chết ở nhà, và chết ở bệnh viện (so sánh Việt Nhật)

Người Việt nhìn chung là sợ bị mất ở bên ngoài ngôi nhà của chính mình. Được mất trong ngôi nhà của mình, là một hạnh phúc của một cá nhân, và một gia đình. 

Nhưng ở Nhật, nhiều khi người ta lại sợ mất ở trong nhà ! Nhiều khi mất ở nhà rồi, hoàn toàn tắt thở rồi, người ta còn mang đến bệnh viện. Ngược hoàn toàn với người Việt.

31/07/2013

Tanikawa Shuntaro và bài thơ lừng danh : "Tất cả đều là L..."

Theo bạn, tấm ảnh nói gì, hay cho ta liên tưởng đến nội dung gì ?
1. Thơ Tanikawa trong tiếng Việt

Những bóng tối bắt đầu lấp lánh
Nhưng ở bên kia những bóng tối
Người ta vẫn còn thấy một vật gì tựa như một khoảng trống lớn
(thơ Tanikawa, bản dịch Diễm Châu)



Thơ của Shuntaro vẫn được tiếp tục yêu mến ở Nhật có lẽ chính bởi chất dung dị/hiền lành rất riêng này. Phải chăng cái chất đơn sơ/ít phức tạp/hiền lành như trong thơ ông cần thiết là đích hướng đến, là miền quê đã bị lãng quên nay cần tìm về của một xã hội hiện đại nhiều phen mấp mé ở bên bờ vực sâu thăm thẳm của sự khó hiểu/tối nghĩa/hũ nút/rối rắm đến cực độ, cả trong tư duy học thuật/nghệ thuật và trong lối sống thường nhật. Nhìn tổng thể, phải chăng có thể nói rằng, để tạo được độ dung dị như trong tiếng thơ của Shuntaro, nàng thơ Nhật Bản đã phải trải bao phen trầm mình, ngụp lặn thể nghiệm một cách thục mạng ở nhiều khúc quanh của các trường phái: lãng mạn, tượng trưng, duy mĩ, lí tưởng, modern/modernism.... với tinh thần:
                                    tiến đến việc xây bằng việc đập phá
                                    tiến đến việc đập phá chính bằng việc xây
                                                                        (trích bài “Con đập phá”)
(nguyên tác hai câu thơ trong tiếng Nhật là của Tanikawa, người viết lời giới thiệu là Ái Vân Quôc)

Cháo L đây ! Xem thêm bên blog Hưng Yên quê mẹ