Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : hãy lên ăn phở ở số 4 Thụy Khuê, dưới tấm biển hãng phim truyện

Về hãng phim truyện quốc gia trên đường Thụy Khê đang trong cơn chuyển đổi quan trọng: cổ phần hóa. Một ghi chép thực tế của người đã từng làm việc ở đây, trước đây vài năm, thì đọc lại ở đây.

Một hãng phim quốc doanh, rất nhiều năm làm ăn thua lỗ liên tục, chỉ đốt tiền thuế của dân để sản xuất phim được gọi là "cúng cụ" hàng tỉ tỉ nhưng có khi chẳng bán được lấy mấy tấm vé vào rạp ! Dư luận đã có nhiều năm vậy.

Bây giờ, cơn lốc cổ phần hóa đã đến. Nghe đâu cũng cũng chẳng khá khẩm gì. Tránh vỏ dưa thì lại gặp ngay vỏ dừa. Đâu là rích rắc những thủ đoạn, với lợi ích phe với lợi ích nhóm, lại dồn các nghệ sĩ vào bước thảm cảnh hơn.

Rõ nhất là bây giờ đi qua tấm biển thân quen nhà số 4 Thụy Khê ấy, là quán phở ! Cần tranh thủ thời gian cuối tuần sắp tới lên đó.



Chẳng gì, khu Thụy Khê ấy cũng gắn với những năm tháng du lãng cả vùng "thập tam trại" của tôi, hồi giữa và cuối thập niên 1990. Kỉ niệm với hãng phim truyện quốc gia la cà quán xá trà đá thuốc lào của người đóng vai Xuân Tóc Đỏ. Với khách sạn Khăn Quàng đỏ có cổ phần của nhiều cán bộ địa phương. Với núi Cung còn trồng cây thuốc, và trại Ngọc Hà vẫn có những đêm trăng đi gánh nước máy xiên xẹo trên lối trước cửa nhà cũ của văn sĩ Hoàng Đạo Thúy,...

Thậm chí, có thời, một ông bạn làm báo với tôi tính chuyển nhà lên bên cạnh hãng phim để ở, cho tiện ngắm Hồ Tây.

Dưới là một ít tư liệu cơ bản, ở thời điểm tháng 9 năm 2017.

1. Hãy nghe nghệ sĩ Quốc Tuấn tâm sự trong mươi phút.

2. Một ít ảnh

3. Một câu hỏi.



---

TƯ LIỆU



1.






2.

TTO - Sau mấy chục năm lịch sử, cơ sở hạ tầng của Hãng phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê, Q.Tây Hồ, Hà Nội) đã xuống cấp, các phòng thu âm, dựng phim, đạo cụ nay đã trở nên hoang phế.


Video: Cảnh hoang phế tại Hãng phim truyện Việt Nam - Video: Nguyễn Khánh
Với diện tích 5.500m2 tọa lạc trên khu đất vàng giữa trung tâm Hà Nội, việc sử dụng quỹ đất không hiệu quả trong một quãng thời gian dài là một sự lãng phí rất lớn. 
Bên cạnh sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng thì sự tụt dốc của chất lượng các bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thời gian qua cũng không khỏi làm nhiều người xót xa. 


Với diện tích 5.500m2 tọa lạc trên khu đất vàng giữa trung tâm Hà Nội, việc sử dụng đất không hiệu quả với giá thuê ưu đãi đã gây lãng phí lớn cho nhà nước từ nhiều năm nay - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sau hai tháng cổ phần hóa, nghệ sĩ Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) bắt đầu 'nổi đóa', phản ứng gay gắt với ban lãnh đạo mới của công ty cổ phần. Sự việc đã khiến Chính phủ phải vào cuộc xử lý - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Ngay sát các phòng chức năng của Hãng phim truyện Việt Nam là một cửa hàng bán phở gà được một doanh nghiệp thuê lại mặt bằng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một số đạo cụ bị bỏ hoang tại nơi chứa các đạo cụ làm phim của Hãng phim truyện Việt Nam, trời mưa lâu ngày khiến căn phòng này trở nên ẩm thấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những vật dụng còn sót lại tại phòng thu âm và dựng phim ở Hãng phim truyện Việt Nam, hiện các phòng chức năng này đã dừng hoạt động hoặc chuyển sang một địa điểm khác - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các đạo cụ của Hãng phim truyện Việt Nam được bày biện lộn xộn trong một không gian khá ẩm thấp và xuống cấp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhiếu tấm pano của các bộ phim nổi tiếng một thời của điện ảnh Việt Nam vẫn còn được cất giữ tại nhà kho của Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những chiếc xe đạp cũ được cất giữ tại nhà kho của Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những chiếc xe đạp này là đạo cụ cho các bộ phim nói về quãng thời gian bao cấp đầy khó khăn, hiện vẫn được các đơn vị bên ngoài thuê lại - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Một đạo cụ được sử dụng cho các bộ phim về đề tài chiến tranh được bảo quản tại nhà kho Hãng phim truyện Việt Nam

Nhiều phòng xưởng đã bị bong tróc và xuống cấp nghiêm trọng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mặc dù đã có biển "không đỗ xe" nhưng tại khu vực sân của Hãng phim truyện Việt Nam ôtô vẫn đỗ la liệt - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Phòng truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam nằm sát Hồ Tây hiện bị bỏ hoang tầng 1 và đóng kín ở tầng 2, căn nhà đang bị xuống cấp nghiêm trọng 

Cầu thang di chuyển lên phòng truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam hiện bị bịt bởi hàng rào thép gai - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

http://tuoitre.vn/can-canh-su-hoang-phe-cua-hang-phim-truyen-viet-nam-20170922133444865.htm





3.







Câu chuyện cổ phần hoá hãng phim truyện Việt Nam đang đến hồi... đấu tố. Các văn nghệ sĩ chửi không thương tiếc chuyện “các ông chỉ là người buôn đất”!


Nhưng trong chiều hướng ngược lại, những người dân đóng thuế có quyền hỏi ngược lại: Tại sao chúng tôi phải trả thuế nuôi các anh, chỉ để ra đời những bộ phim chỉ bán được vài vé.



”Không bán nổi một vé” là cách mà báo chí nói về bộ phim “Sống cùng lịch sử”! Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói, về một sự thật cũng chẳng khác mấy.
Năm 2014, bộ phim 21 tỷ bạc này làm cháy báo, cháy mạng (chứ không phải cháy vé). Nguyên do, dù luôn được chiếu trong khung giờ ưu tiên như: 10h, 19h30, 20h tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, dù giá vé chỉ 40.000 - 50.000 đồng nhưng rạp phải thường xuyên hủy chiếu vì không có khán giả.
Những dòng tít “không bán nổi một vé” đã khiến đạo diễn Nguyễn Thanh Vân khi ấy rất giận dữ khi ông cho rằng truyền thông “thiếu thiện chí”. Tất nhiên, ông cũng chẳng nói không bán nổi một vé thì bán được... mấy vé.
Và cái văn rất quen, giống y như chuyện cổ phần hoá hãng phimbây giờ, là chuyện “tâm huyết”, “nỗ lực”, “công sức” lại được đưa ra.
Đành rằng các nghệ sĩ có tâm huyết nỗ lực nhưng kết quả là cho ra những bộ phim chẳng mấy ai xem. Không ai xem cũng chẳng chết ai. Và được trả bằng 21 tỷ đồng tiền thuế.
Nói thật với các nghệ sĩ, tiền ấy là tiền mồ hôi nước mắt của dân. 
Xin hãy thử thuyết phục những người đóng thuế lý do tồn tại một hãng phim thua lỗ, tiêu tiền thuế của dân và với những bộ phim không có khách.
Con số đây: Năm 2015 hãng lỗ hơn 7 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 11 tỷ, nửa năm đầu 2017 lỗ 4,7 tỷ.
Và còn thực tế này nữa: “Một số đối tượng cứ xem mình là nghệ sĩ, nhưng nhiều năm qua không có sản phẩm gì mà vẫn được hưởng lương và bảo hiểm xã hội. Nhiều người không làm gì vẫn được đóng bảo hiểm và chính họ là những người góp phần làm hãng phim nợ mấy chục tỷ", lời ông Nguyễn Thủy Nguyên - chủ tịch công ty vận tải thủy Vivaso (đơn vị mua lại Hãng Phim truyện Việt Nam).
Cổ phần hoá có phải là “cướp có môn bài” mảnh đất vàng kia không còn phải chờ thời gian trả lời. Nhưng cái không cần phải cần thời gian là sự tồn tại của một hãng phim thua lỗ, làm phim không ai xem.
Anh Đào
https://laodong.vn/dien-dan/tai-sao-chung-toi-phai-tra-thue-de-lam-phim-khong-ai-xem-565829.ldo


---





BỔ SUNG

.

4.



Thứ Bảy, 23/9/2017 07:26 GMT+7


(PLO) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc với đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Hội Điện ảnh Việt Nam, đại diện Tổng Công ty Cổ phần Vận tải thủy (Vivaso) và đại diện Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng về việc thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa VFS. 

Vụ việc CPH Hãng phim truyện Việt Nam: Sẽ bị rút giấy phép nếu không đúng cam kết?
Các nghệ sĩ bức xúc những bộ phim kinh điển của Việt Nam bị coi... không giá trị
Thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ  phần
Sáng 21/9/2017, Hội Điện Ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức buổi họp mặt báo chí liên quan đến vấn đề bức xúc tại Hãng phim truyện Việt Nam thời gian qua. Đạo diễn Quốc Tuấn khẳng định: “Chưa bao giờ có một cuộc cổ phần hoá nào lại nhục nhã và không minh bạch đến như vậy. Những bằng chứng hào hùng của biết bao nhiêu thế hệ cha anh đang bị phủ nhận hoàn toàn. Một miếng đất 5.000 m2 thuê giá ưu đãi nhà nước, vị trí đắc địa, 7.000 m2 ở Cổ Loa, chưa kể đạo cụ, máy quay phim... mà định giá 19,7 tỉ đồng, không bằng một căn biệt thự cao cấp”-  đạo diễn Quốc Tuấn nói. Đạo diễn Thanh Vân, nguyên Phó Giám đốc Nghệ thuật Hãng phim truyện Việt Nam thì khẳng định các nghệ sĩ không phản đối cổ phần hóa, tuy nhiên công cuộc cổ phần hóa này ngay từ đầu đã đầy… dối trá. 
Nhà văn Chu Lai mong mỏi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đừng để người làm kinh tế không biết gì về nghệ thuật làm nghệ thuật. Đừng biến địa chỉ văn hoá như số 4 Thuỵ Khuê thành chợ giời. Không kịp có mặt tại buổi gặp này, các nghệ sĩ gạo cội NSND Trà Giang, NSND Thế Anh ở miền Nam  đã gửi clip bày tỏ nỗi niềm, bức xúc và cả những giọt nước mắt tủi buồn khi “anh cả đỏ” điện ảnh Việt Nam có nguy cơ bị xóa sổ. NSND Trà Giang nghẹn ngào, đau đớn: “Giá trị thương hiệu là 0 đồng - câu kết luận của lãnh đạo mới khi tiếp nhận Hãng phim truyện Việt Nam với các nghệ sĩ là một sự xúc phạm, một sự sỉ nhục không gì đong đếm được!”.
Các nghệ sĩ đều cho rằng, Tổng Công ty Vận tải thủy - (Vivaso) không hề có ý định phát triển ngành phim mà chỉ muốn “thôn tính” mảnh đất vàng của Hãng phim để kiếm chác lợi nhuận hàng nghìn tỉ đồng. “Hội Điện ảnh Việt Nam kiến nghị Thủ tướng cho kiểm tra, xác định lại giá trị doanh nghiệp Hãng phim truyện Việt Nam một cách công tâm để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, làm tổn thương công sức, nhiệt huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ đã dày công xây đắp vị thế, thương hiệu của đơn vị- cánh chim đầu đàn của nền điện ảnh dân tộc cách mạng Việt Nam.”- NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Liên quan đến vụ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “Các bộ phải bắt tay vào xác định lại giá trị thương hiệu, không thể để tình trạng nhân dân, văn nghệ sĩ đặt vấn đề là những gì Nhà nước bán thì xác định giá trị thấp, trong khi những gì Nhà nước mua thì giá rất cao”. 
Không làm đúng cam kết sẽ chịu chế tài?
Hội Điện ảnh Việt Nam đã đưa ra những kiến nghị tới Thủ tướng như: cho kiểm tra, xác định lại giá trị doanh nghiệp Hãng phim truyện Việt Nam một cách công tâm để tránh thất thoát tài sản nhà nước, làm tổn thương công sức, nhiệt huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ đã dày công xây đắp vị thế, thương hiệu của đơn vị- cánh chim đầu đàn của nền điện ảnh dân tộc cách mạng Việt Nam; kiến nghị có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ những quan điểm sai trái như đã thể hiện trong quá trình cổ phần hóa đang đi ngược lại đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn nghệ; kiến nghị Lãnh đạo Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch làm rõ trách nhiệm của những thành viên có trách nhiệm tổ chức thực hiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Viêt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ trong việc chọn được nhà đầu tư đủ năng lực tài chính, cộng nghệ và quản trị để có thể trở thành cổ đông chiến lược xứng tầm của Hãng phim truyện Việt Nam…
“Những hệ quả tiêu cực xảy ra tại Hãng phim truyện Việt Nam sau cổ phần hóa đang gây tổn thất không chỉ về vật chất mà còn là mất mát lớn lao về tinh thần khiến văn nghệ sĩ điện ảnh giờ hoang mang, bức xúc. Chúng tôi mong các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền bộ, ngành phát huy cao nhất vai trò quản lý, điều tiết để sớm ổn định lại tình hình tại Hãng Phim truyện Việt Nam, giúp các cán bộ, nghệ sĩ yên tâm sáng tác và tiếp tục cống hiến những tác phẩm tốt cho điện ảnh Việt Nam”- NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh.
Cùng thời gian Hội Điện Ảnh Việt Nam cùng các nghệ sĩ tổ chức buổi gặp mặt báo chí, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng có cuộc gặp gỡ báo chí để trả lời về mọi thắc mắc liên quan đến cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, theo phương án cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam, thì đất để phục vụ làm phim chứ không phải để làm khách sạn. Bộ đã chỉ đạo hai đại diện vốn nhà nước của Bộ tại Hãng phim truyện Việt Nam giám sát thường xuyên. Nếu cổ đông chiến lược không thực hiện đúng cam kết sử dụng đất thì Bộ sẽ kiến nghị UBND thành phố thu hồi, rút giấy phép xây dựng và cuối cùng là đưa ra tòa.
Trước đó, tại cuộc làm việc giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã yêu cầu Công ty chỉ được sắp xếp, tu sửa cơ sở vật chất tại số 4 Thụy Khuê để phục vụ cho sản xuất phim, tuyệt đối không được kinh doanh vào việc khác.
Thùy Dương
http://baophapluat.vn/kinh-doanh-phap-luat/vu-viec-cph-hang-phim-truyen-viet-nam-se-bi-rut-giay-phep-neu-khong-dung-cam-ket-356940.html



3.


Chính phủ hay Bộ Văn hóa mà cố tình "đọc" sai xung đột chính của câu chuyện cổ phần hóa hãng phim thì sẽ đưa ra một quyết định không giải quyết được vấn đề gì cả.
Đây không phải là vấn đề phim mà là đất.
5.500 mét vuông đất mặt tiền Hồ ấy, phải được làm rõ nó là đất của hãng phim hay là đất công giao cho hãng phim. Đất công giao cho hãng phim mà bây giờ hãng phim không dùng để làm phim thì nó phải được đưa vào danh mục quản lý như tài sản công. Cổ phần hóa hãng phim là bán những giá trị do hãng phim tạo ra chứ không phải bán đất [nếu các giá trị hãng phim tạo ra không còn dùng được nữa thì cho hãng phim phá sản; các nghệ sỹ, CBCNV hưởng hưu, trợ cấp theo chế độ nhà nước là ưu đãi hơn các hãng phim tư nhân như Galaxy, BHD... rất nhiều rồi].
Từ Kem Tràng Tiền, Cao Xà Lá..., "sở hữu toàn dân" đã trở thành một khái niệm không những không bảo vệ được "định hướng xã hội chủ nghĩa" mà còn mở ra cơ hội để các nhóm tư bản thân hữu có được đất công với giá mậu dịch. Không nhìn thẳng vào sự thật này thì không những không giải quyết được vấn đề hãng phim, chủ nghĩa xã hội cũng không có mà công sản cũng sẽ bị chia chác hết.
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/1407422242626286




2. Nguyễn Thị Hồng Ngát viết sau cuộc họp hạ tuần tháng 9/2017




Nguyễn Thị Hồng Ngátさんが写真2件を追加しました。

VUI VUI VUI 

cả nhà ơi tin vui khôn tả sau 3 tiếng rưỡi mình dự họp trên VPCP do Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chủ trì . 

Sau rất nhiều chats vấn và trả lời giữa các bên về nhiều điểm cuối cùng Phó TT kết luận : " Chúng ta cần minh bạch . Vì thế sẽ cho thanh tra lại quá trình CP Hãng PTVN . Tất cả cần minh bạch vì Hãng Phim truyện Việt Nam phát triển " ( nguyên văn ) Và như vậy giá trị đất đai cũng như giá trị thương hiệu cũng sẽ đc xem xét. Tuyệt vời lòng vui phơi phới vì biết sau lưng mình biết bao nhiẻu nghệ sĩ PTVN đang ngóng đợi điều này . Lúc trên đường đến VPCP mình thoáng lo ngại sợ rằng chỉ có 3 anh em ( mình , Chủ tịch Đặng Xuán Hải và Ng Thanh Vân ) đại diện cho những thỉnh cầu chính đáng của anh em kg biết có đc lắng nghe kg ? ) 
Cuối cùng kết quả thật vui . Ura Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam . Anh đúng như những gì mọi người ca ngợi ! Thank you . Có thế chứ , đời vẫn đẹp các bạn ạ. Dưng mờ cũng vưỡn phải chờ xem ... hi hi đây mới chỉ là bước đầu , còn gian nan lắm 

https://www.facebook.com/nguyenthihong.ngat.9/posts/1666377830059262?pnref=story





1. Đỗ Minh Tuấn lên tiếng từ đầu tháng 8/2017





Đỗ Minh TuấnさんはPhạm Lưu Vũさん、他9人と一緒です。
8月7日

Đây là ảnh mà các NS ở Hãng phim truyện gọi là những kẻ tội đồ viết KB và đạo diễn vụ cướp đất của Hãng PTVN. Người ngoài cùng bên phải là Vương Đức, Giám đốc Hãng. Tôi nghỉ hưu đã 5 năm nên không biết các chuyện diễn ra trong cơ quan cũ, lúc đầu xem ảnh thấy vẻ Đức đăm chiêu căng thẳng lo âu cứ tưởng cậu ta buồn vì mất Hãng phim. Nhưng sau này anh em cho biết chính Đức là đồng tác giả của vụ ăn cướp trắng trợn này. Như vậy thì vẻ mặt ấy thể hiện điều gì các bạn nghĩ xem? Kẻ ngồi giữa là Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hoá. Là người miền Nam, Bắc tiến ngoạn mục, thằng này đã lăm le xơi tái bán đảo Sơn Trà, nay lại thiết kế một vụ cướp ngày 13000m2 đất, trong đó có 5450m2 ở 4 Thuỵ Khuê, được coi là mảnh đất đẹp bậc nhất Hà Nội, ba mặt tiền ven Hồ Tây, tính ra giá thị trường sang nhượng quyền sử dụng phải vài ngàn tỷ. Vậy mà thằng này và đồng bọn chỉ phải chi trả 32 tỷ cho tất cả phi vụ, nếu đất là một nửa thì cũng chỉ 16 tỷ, còn lại 16 tỷ là tất tần tất những gì đã có và đang có (thương hiệu, hơn 300 bộ phim, máy móc, nhà xưởng và đội ngũ nghệ sỹ...) của Hãng phim. Không thể có vụ cướp thứ hai nhân danh CPH trắng trợn hơn và "thắng lợi" lớn hơn về tiền bạc và tài sản từ ăn cướp. Thằng này đang nghĩ gì sau vẻ mặt kiêu hãnh, thách thức kia? Có thể nó đang nghĩ thầm: "ĐM chúng mày từ trên xuống dưới, luật pháp của chúng mày như thế, đạo đức của chúng mày như thế, chúng mày bán biển, cướp dất của dân gấp tỷ lần thì chúng tao cũng phải làm vụ này để kiếm mỗi thằng vài chục tỷ chứ?". Hay nó đang lên gân mặt che giấu sự ân hận, xấu hổ vì hành vi chó má của mình? Còn kẻ thứ ba ngồi cạnh nó mặt hơn hớn như trúng số, chắc là thằng đại diện cho chính quyền quản lý đất đai? Hoặc nó là thằng chủ chiếu bạc ở công ty cát sỏi đang ngỏng mặt lên vì sướng khi trò ăn cướp đã lên đỉnh điểm.

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1982984058602895&set=a.1382236548677652.1073741829.100006739593353&type=3&theater

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.