Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/02/2017

Hãy lấy lại vỉa hè trả cho người dân - 2 (chuỗi ngày Quận 1 tiếp theo, qua trung gian)

Sau khi đã mục kích sở thị Quận 1 Sài Gòn vào hạ tuần tháng 2/2017 (đã có entry ở đây), thì tiếp tục xem chuỗi ngày tiếp theo qua trung gian.

Thời điểm tháng 2 năm 2017: những chuyện thật ra là "bình thường" ở xứ người, thì ở ta, bây giờ bỗng được xem là "tuyệt chiêu", bởi lâu nay, cái "bất bình thường" đã mặc nhiên được công nhận là "bình thường".

Tư liệu cập nhật dần dần, từ nhiều nguồn. Bắt đầu từ ngày 26/2/2017.



---



.
15.

Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
06/03/2017 14:52 GMT+7
TTO - Sau một tuần tạm ngưng, chiều 6-3, đoàn kiểm tra xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè khu vực trung tâm TP.HCM do phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải trực tiếp chỉ huy đã kiểm tra trở lại.
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn liên ngành quận 1 tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Đình Chiểu P.Đa Kao, Q1 chiều 6-3 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Ông Đoàn Ngọc Hải trong buổi kiểm tra, xử lý lấn chiếm vỉa hè chiều 6-3 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương bị đập phá do lấn vỉa hè - Ảnh: QUANG KHẢI
Video Q.1 cho bứng chậu cây và phá bỏ bức tường nằm chắn vỉa hè trước tòa nhà Bộ Công thương - Thực hiện: THUẬN THẮNG
Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoàn kiểm tra đã đập bỏ một bức tường sát vách tòa nhà Bộ Công thương đồng thời đập một bồn cây diện tích 2,5mx1m nằm trước tòa nhà Bộ Công thương.
Lúc đoàn kiểm tra chuẩn bị đập phá bức tường sát vách Bộ Công thương, một người đàn ông đã ra "xin" đoàn kiểm tra cho giữ lại để họ tự tháo dỡ, tuy nhiên ông Đoàn Ngọc Hải không đồng ý.
Ông Hải cho rằng hơn một tuần trước, lực lượng chức năng đã tháo dỡ một bức tường tương tự, lẽ ra trong thời gian này đơn vị xây bức tường trái phép đã tự động tháo dỡ chứ không phải đợi đến giờ.
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn kiểm tra đập phá bức tường bên hông tòa nhà Bộ Công thương - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn kiểm tra đập phá bức tường bên hông tòa nhà Bộ Công thương - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn kiểm tra bứng cây trồng trong bồn hoa lấn vỉa hè trước tòa nhà Bộ Công thương - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn kiểm tra đập bồn hoa lấn vỉa hè trước tòa nhà Bộ Công thương - Ảnh: THUẬN THẮNG
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Công nhân phá dỡ bức tường lấn vỉa hè trước tòa nhà số 45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1 - Ảnh: HỮU THUẬN
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Ông Đoàn Ngọc Hải làm việc với lãnh đạo phường Bến Nghé về hai bức tường lấn chiếm vải hè trên đường Đinh Tiên Hoàng - Ảnh: Lê Phan
Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, đoàn đã cưỡng chế tháo dỡ hàng loạt bạt che lấn ra vỉa hè của các hàng quán.
Khi đoàn kiểm tra tới, nhân viên hàng quán đã vội vàng quay bạt thu gọn lại nhưng vẫn bị cưỡng chế tháo dỡ vì lấn vỉa hè.
Nhiều hộ ban đầu tỏ ra khó chịu, cho rằng không được thông báo trước việc kiểm tra. Tuy nhiên trước sự cương quyết của lực lượng kiểm tra nên không trường hợp nào cản trở.
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Đoàn liên ngành quận 1 kiểm tra xử phạt, tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Đình Chiểu P.Đa Kao, Q1 chiều 6-3 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Ngoài lực lượng công nhân công ty TNHH một thành viên công ích quận 1, nhiều xe cẩu, xe gàu cũng được huy động đến hiện trường tham gia tháo dỡ công trình vi phạm.
Trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, đoàn kiểm tra cũng tháo dỡ nhiều bạt che và di dời các chậu kiểng lấn chiếm vỉa hè.
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Tháo dỡ mái che người dân gắn lấn ra vỉa hè đường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: Lê Phan
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Các bảng hiệu lấn vỉa hè cũng bị tháo dỡ  - Ảnh: Lê Phan
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Một cầu dẫn bằng sắt gắn lấn ra vỉa hè trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm bị lực lượng chức năng tháo dỡ - Ảnh: Lê Phan
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Bức tường lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Minh Khai bị đập bỏ - Ảnh: Lê Phan
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Lực lượng công ích quận 1 tháo dỡ bảng hiệu lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: Lê Phan
Trên đường Đinh Tiên Hoàng, đoàn kiểm tra phát hiện ở địa chỉ 45 ABCD có hai bức tường lấn vỉa hè, trong đó một bức cao 4m dài 4m, một bức cao 2,5m dài 2m. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu đại diện tòa nhà xuất trình giấy phép xây dựng nhưng người này không cung cấp được nên đoàn đã tiến hành cưỡng chế tháo dỡ cả hai.
Cạnh tòa nhà này là tiệm ăn Lotteria, đoàn kiểm tra phát hiện phía trước tiệm có một lối lên xuống dài khoảng 10m lần ra vỉa hè 0,6m và cũng đã cho đập, dỡ.
Quận 1 bứng bồn cây trước tòa nhà Bộ Công thương
Ông Đoàn Ngọc Hải làm việc với nhân viên một cửa hàng tiện ích - nơi có phần cầu dẫn lấn chiếm vỉa hè - Ảnh: Lê Phan
Ông Đoàn Ngọc Hải làm việc với lãnh đạo phường Bến Nghé về hai bức tường lấn chiếm vỉa hè trên đường Đinh Tiên Hoàng - Clip: Lê Phan
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170306/ong-doan-ngoc-hai-tiep-tuc-chi-huy-thao-do-cong-trinh-lan-chiem-via-he/1275515.html



14.

Ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục chỉ huy tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè
06/03/2017 14:52 GMT+7
TTO - Sau một tuần tạm ngưng, ngày 6-3, đoàn kiểm tra xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè khu vực trung tâm TP.HCM do phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải trực tiếp chỉ huy đã kiểm tra trở lại.
Ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục chỉ huy tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè
Đoàn liên ngành quận 1 tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Đình Chiểu P.Đa Kao, Q1 chiều 6-3 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, đoàn đã cưỡng chế tháo dỡ hàng loạt bạt che lấn ra vỉa hè của các hàng quán.
Khi đoàn kiểm tra tới, nhân viên hàng quán đã vội vàng quay bạt thu gọn lại nhưng vẫn bị cưỡng chế tháo dỡ vì lấn vỉa hè.
Nhiều hộ ban đầu tỏ ra khó chịu, cho rằng không được thông báo trước việc kiểm tra. Tuy nhiên trước sự cương quyết của lực lượng kiểm tra nên không trường hợp nào cản trở.
Ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục chỉ huy tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè
Đoàn liên ngành quận 1 kiểm tra xử phạt, tháo dỡ công trình lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Đình Chiểu P.Đa Kao, Q1 chiều 6-3 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Ngoài lực lượng công nhân công ty TNHH một thành viên công ích quận 1, nhiều xe cẩu, xe gàu cũng được huy động đến hiện trường tham gia tháo dỡ công trình vi phạm.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170306/ong-doan-ngoc-hai-tiep-tuc-chi-huy-thao-do-cong-trinh-lan-chiem-via-he/1275515.html



13.



Bao giờ Việt Nam có "tư duy vỉa hè" và "tầm nhìn vỉa hè" như thế này?

HIệu Minh | 
Bao giờ Việt Nam có "tư duy vỉa hè" và "tầm nhìn vỉa hè" như thế này?

Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn đã phát triển ngoài tầm kiểm soát. Đã tới lúc phải lập lại trật tự cho nó dù đã muộn.




Nhưng ra quân bắt cóc bỏ đĩa chưa đủ mà cần một triết lý về phát triển dài hạn. Đường phố không chỉ để bước chân người qua. Nếu thiết kế và quản lý tốt thì sẽ mang lại phồn vinh cho quốc gia.
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng
Một thời bao cấp có chế độ phân phối hàng, các quan chức cao được mua ở cửa hàng trên phố Tôn Đản, cấp thấp chút mua ở phố Nhà Thờ.
Không biết mua bán ở đâu vì tem phiếu có hạn, đi chợ một lần là hết bay tiêu chuẩn, lại ngăn sông cấm chợ, hè phố trở thành "cửa hàng" cho thứ dân. Vì thế có mấy câu thơ vui vui
Tôn Đản là của các quan
Nhà Thờ là của trung gian quần thần
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng
Người lam lũ sử dụng vỉa hè làm nơi mua bán rau cỏ, thực phẩm rẻ tiền, chè chén, kẹo lạc, thuốc lá hôi, hàng rong đủ kiểu, mà ít người nhớ ra rằng, vỉa hè thiết kế dành cho từ quan đến dân.
Thời bao cấp nghèo khó đó kéo theo vỉa hè tiếp tục oằn lưng mang trên vai "sứ mệnh lịch sử buôn bán" trải dài hai thế kỷ.
Dù sang thế kỷ 21 gần hai thập kỷ, hè phố trở thành cái nút thắt cản trở phát triển mà nặng nề nhất là Hà Nội.
Gần đây với sự ra quân đồng loạt ở Hà Nội và HCM nhằm giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhất là biện pháp mạnh của ông Đoàn Ngọc Hải, PCT Q1 TP HCM và sau đó là ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Tp Hà Nội, được dư luận đồng tình.
Bao giờ Việt Nam có tư duy vỉa hè và tầm nhìn vỉa hè như thế này? - Ảnh 1.
Ngày 4/3/2017, ông Chung đã làm dư luận dậy sóng khi nêu rõ hiện tượng công an đứng sau quán bia vỉa hè, người nhà cán bộ đứng sau bãi giữ xe. Ông kể thời giám đốc CA TP Hà Nội, ông thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng sau.
Rồi ông nói thêm "Các điểm, bãi đỗ xe xung quanh Bến xe Mỹ Đình có những ai? Người nhà nhà ai ở đấy? Quê ở đâu? Các đồng chí cứ lôi lên xem có phải quê Bắc Ninh không? 
Thế thì ai là người quê ở Bắc Ninh, các đồng chí cứ tra ngược ra". Ông không tiện nói thẳng tên, nhưng con voi trong phòng khách đã quá rõ.
Như vậy vỉa hè của "nhân dân anh hùng" một thời nay được chia sẻ "giá trị chung" với "trung gian quần thần", một biến tướng đáng ngại.
Rất mừng, ông Chung đã nhìn nhận thẳng thắn, đưa là 14 vấn đề, 14 giải pháp.
Có một vị chủ tịch trẻ, năng động, dám nghĩ đến bỏ loa phường, nay tấn công vỉa hè, thì hy vọng trật tự sẽ được lập lại.
Buông lỏng quản lý đô thị, vỉa hè biến tướng từ nơi dành cho xe đạp và nạn kẹt xe đạp ở thế kỷ trước, rồi xe máy và nạn kẹt xe máy đầu thế kỷ 21, và hiện nay thì dành cho đủ loại xe đua nhau phát triển, tạo thành một "thương hiệu kẹt xe và ô nhiễm".
Triết lý phát triển… vỉa hè
Ông Fred Kent, Giám đốc "PPS - Project for Public Spaces – Dự án Không gian Công cộng" của Hoa Kỳ, hàng năm đi khoảng 250 ngàn km khắp năm châu để giúp xây dựng những thứ tưởng chừng không đáng kể như cái vỉa hè.
Ông Kent có câu nói nổi tiếng "If you plan cities for cars and traffic, you get cars and traffic. If you plan for people and places, you get people and places. – Nếu xây dựng thành phố để dùng cho ô tô và kẹt xe thì sẽ có ô tô và kẹt xe. Nếu xây thành phố cho con người và cõi đi về thì có cả hai"
Trong quá khứ ở khu trung tâm nhất là những nơi có dấu ấn của người Pháp, vỉa hè, đường phố của Hà Nội, TP HCM được xây dựng theo triết lý trên.
Phố phường không chỉ là nơi để đi từ nơi này qua nơi khác, mà đó là nơi bạn muốn tới, mua bán, chia sẻ, một chốn rong chơi và tạo ra sự tiền bạc và giá trị trường tồn khó đong đếm.
Mỗi mét vỉa hè được thiết kế dài hạn, có tầm nhìn, sẽ mang lại lợi ích cho người ở tại đó, người kinh doanh, người qua đường và đương nhiên chính quyền ngồi thu thuế của cả ba lớp người trên. Có tiền lại đầu tư trở lại, đó gọi là giá trị gia tăng.
Như vỉa hè Hà Nội hiện nay, chỉ có chủ sở hữu, quản lý khu vực, được hưởng đôi chút. Còn người qua lại chỉ thấy khó chịu, ô nhiễm, kẹt xe và đôi lúc nguy hiểm tới tính mạng. Chính quyền thành phố không thu được bất kỳ đồng xu nào.
Bao giờ Việt Nam có tư duy vỉa hè và tầm nhìn vỉa hè như thế này? - Ảnh 2.
Ảnh: Hải Ninh.
Nếu sang Paris, Warsaw, Brussels, Washington DC, hay nhiều nhà cao tầng như New York, Tokyo, Hongkong, sẽ thấy vỉa hè được quản lý chặt chẽ ra sao. Những thành phố này không thể phát triển nếu không có kế hoạch cho phát triển không gian công cộng.
Washington DC có vỉa hè khá rộng, có người bán hàng rong, có nhạc công đường phố, có quán vỉa hè lấn ra ngoài, xe bán thức ăn đậu trên phố.
Nhưng các dịch vụ sinh lời phải có giấy phép, phải trả phí nếu cần. Vào ngày cao điểm có sự kiện đông người, xe bán hàng phải mua chỗ từ mấy tháng trước.
Cứ việc bán mua, cứ việc mang ghế ra vỉa hè cho khách nhâm nhi café, nhưng phải có giấy phép hoặc theo hướng dẫn chung của thành phố. Sai là phạt, thu giấy phép và nhiều hệ lụy.
Mỗi năm, Thủ đô DC thu hàng trăm triệu đô la tiền phạt xe đỗ sai chỗ trong khi Los Angeles thu 250 triệu và New York thu hơn nửa tỷ.
Hà Nội thời Pháp có vài cảnh sát mà vẫn quản lý được thủ đô mấy chục ngàn dân vì luật chặt chẽ, phạt tiền, đưa về đồn, là cách mà dân làm sai phải sợ.
Tám nguyên tắc xây dựng vỉa hè thành "chốn đi về"
Dự án PPS đưa ra 8 nguyên tắc nhằm lên kế hoạch, xây dựng và quản lý hè phố như sau:
Bao giờ Việt Nam có tư duy vỉa hè và tầm nhìn vỉa hè như thế này? - Ảnh 3.
1. GREAT ACTIVITIES & DESTINATIONS: Là nơi cho hoạt động vui chơi và điểm đến
2. SAFE: Hè và đường phố phải an toàn cho người qua lại
3. INVITING AND RICH IN DETAIL: Đến phố đó rồi lại muốn đến nữa, mỗi ngôi nhà, góc phố có chiều sâu văn hóa cùng nghệ thuật
4. DESIGNED FOR LINGERING: Thiết kế để người qua lại rong chơi, trải nghiệm và giải trí đầu óc, thư giãn,
5. INTERACTIVE AND SOCIAL: Là không gian để trao đổi và kết bạn xã hội. Biết bao các bạn tri kỷ gặp nhau trên phố hay một quán café thân thiện.
6. UNIQUE: Có một không hai, mang tính bản địa nhưng vẫn có tầm toàn cầu
7. ACCESSIBLE: Dễ đến dễ đi. Chỉ vài chỉ dẫn, vài cú quay xe đã tới nơi chứ không thể là mê cung
8. FLEXIBLE: Linh động, tiện cho các hoạt động văn hóa, bồn hoa mùa hè khác mùa đông, có thể sắp xếp dễ dàng. Hà Nội đang làm được điều tuyệt vời là Bờ Hồ cấm xe máy cuối tuần, biến đường giao thông thành nơi vui chơi, được người dân ủng hộ
Hà Nội, Sài Gòn phải thay đổi tư duy về vỉa hè. Thay vì ra quân, bắt cóc bỏ đĩa, tuyên truyền vận động dân chúng, thì lãnh đạo nên nhìn ra văn hóa, kiến trúc và sau đó là tiền bạc, cho không gian tưởng chừng nhếch nhác này.
Đường phố chỉ để đi lại là phố chết. Muốn sinh trở thành không gian sống động thì hãy quên đi chuyện kẻ vạch cho xe máy đỗ hay bảo kê cho quán cóc để thu tiền.
Như một cửa hàng ăn mở ra thì vỉa hè cũng vậy. Nếu khách đến, trải nghiệm và muốn quay lại như một cõi đi về, thì đó là giá trị gia tăng bền vững ẩn chứa khó đong đếm.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/bao-gio-viet-nam-co-tu-duy-via-he-va-tam-nhin-via-he-nhu-the-nay-20170306082707394.htm




12.

Tham nhũng vỉa hè và tối hậu thư của Chủ tịch Hà Nội

- Từng làm Giám đốc Công an TP, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an đứng đằng sau, bãi giữ xe nào có bóng dáng của chủ tịch phường, quận...
Nếu câu nói “không lấy lại được vỉa hè cho dân thì sẽ cởi áo về nhà” của Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM được xem là lời tuyên chiến với tình trạng mất trật tự mỹ quan đô thị thì chuyện “trong 180 quán bia vỉa hè ở Hà Nội, 150 quán có công an đứng đằng sau" mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung công khai mới đây, cho thấy có một loại hành vi tham nhũng ở các TP lớn. 
Đó là tham nhũng vỉa hè - loại tham nhũng chưa được ghi vào từ điển các nhà lập pháp nhưng ai cũng biết và mong nó bị loại khỏi đời sống xã hội.  
vỉa hè, tham nhũng vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, quận 1, chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung
Cán bộ quận Đống Đa giành lại vỉa hè cho người dân. Ảnh: Phạm Hải
Chuyện cấm hàng rong, lập lại trật tự vỉa hè dường như nhiệm kỳ Chủ tịch Hà Nội nào cũng làm. Không phải nói miệng mà có chỉ thị, có chiến dịch hẳn hoi. 
Thế nhưng, sau mấy ngày “trống giong cờ mở”, sau những lời quyết tâm quyết chí, chữ ký của những bản cam kết vừa ráo mực thì vỉa hè Hà Nội đâu lại vào đấy. 
Không ai như Chủ tịch Nguyễn Đức Chung
Người Hà Nội ai mà chả biết lý do thật sự của kiểu “đánh trống bỏ dùi” của chính quyền TP trong các chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè. Thế nhưng không ai nói công khai, chắc nịch như Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.
Từng làm Giám đốc Công an TP, ông biết rõ quán bia vỉa hè nào có công an bảo kê, bãi giữ xe nào có bóng dáng của chủ tịch phường, chủ tịch quận, thậm chí là có cán bộ của sở nọ sở kia. 
Cho nên, câu nói của Chủ tịch Hà Nội “các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây có ai dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường không có người nhà, không có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không?”, có lẽ chỉ là để cấp dưới nghe mà chột dạ, mà tự thay đổi, chứ ai lại dại gì khai ra những bãi xe vỉa hè đẻ ra tiền ấy cơ chứ.
Vì vậy, để lòng lề đường thông thoáng, để giao thông đô thị không ách tắc, trước mắt không phải là làm bãi đỗ xe ngầm mà là phải lấy lại vỉa hè. Nhưng Hà Nội không ồn ào, mà chọn cách làm bền vững. Đó là nêu cao tinh thần tự giác chấp hành của dân.
Nhưng trước khi dân chấp hành thì cán bộ phải tự giác, phải nêu gương bằng việc “quán triệt người nhà không lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, làm bãi giữ xe trái phép”. Bởi nếu cứ như cái tỉ lệ đến 87% quán bia vỉa hè có công an bảo kê, bãi xe nào cũng có người nhà của bí thư, chủ tịch quận, phường thì với 939 điểm trông giữ phương tiện, mà chỉ 186 điểm có phép, thì chiến dịch lấy lại vỉa hè của Hà Nội, xem ra khó lòng đạt được kết quả.
Cậy quyền lấy lề đường kinh doanh là tham nhũng
Cán bộ nhà nước mà lại bằng cách này cách khác để kinh doanh lòng lề đường thu lợi cho riêng mình thì bảo sao dân có thể tôn trọng pháp luật.
vỉa hè, tham nhũng vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, quận 1, chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung
Vỉa hè bị chiếm để kinh doanh về đêm. Ảnh: Trần Thường
Không ồn ào trăm tỉ, nghìn tỉ như các đại án ngân hàng, các dự án nhà máy đắp chiếu, nhưng một khi vỉa hè, bãi đỗ xe trái phép được các quan chức nhà nước bảo kê thì vỉa hè cũng là những cỗ máy đẻ ra tiền, âm thầm từng ngày chảy vào két sắt của các vị.
Lâu ngày cũng sẽ thành kho, thành núi. Lòng lề đường là tài sản quốc gia. Dùng quyền lực để kiếm tiền bất minh từ nguồn tài sản này để bỏ túi riêng là tham nhũng. Không phải tham nhũng vặt, mà là tham nhũng rất to.
Chủ tịch TP Hà Nội đã ra tối hậu thư cho cấp dưới nếu không tự giác thực hiện sẽ chỉ đích danh người bảo kê. Thậm chí sẽ cách chức, cho ra khỏi ngành nếu không dẹp được các điểm trông giữ xe lấn chiếm lòng lề đường.
Làm được việc ấy, không chỉ giữ được trật tự công cộng, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, xây dựng đô thị văn minh, mà còn là dẹp nạn “tham nhũng vỉa hè”, vốn đã tồn tại như một thứ ung nhọt gây nhức nhối ở các đô thị lớn.
Chủ tịch HN kể chuyện dẹp vỉa hè khi làm Giám đốc Công an

Chủ tịch HN kể chuyện dẹp vỉa hè khi làm Giám đốc Công an


Để giải quyết được hiện tượng thờ cúng gây mất trật tự dọc vỉa hè Văn Miếu, ông Nguyễn Đức Chung đã phải ngồi tại đó mất 4 tuần.
Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau


Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.
Người Hà Nội mơ được như quận 1 Sài Gòn

Người Hà Nội mơ được như quận 1 Sài Gòn


Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, vỉa hè nhường chỗ cho kinh doanh, để xe máy. Người đi bộ chỉ còn cách luồn lách xuống lòng đường.
Cán bộ phường mang búa tạ đập bỏ vỉa hè Hà Nội

Cán bộ phường mang búa tạ đập bỏ vỉa hè Hà Nội


Hôm nay, lực lượng chức năng tiếp tục cưỡng chế những công trình lấn chiếm vỉa hè ở phố trung tâm quận Đống Đa (Hà Nội).
Công an phường vừa nghỉ, vỉa hè Hà Nội lập tức kín xe máy

Công an phường vừa nghỉ, vỉa hè Hà Nội lập tức kín xe máy


11h30 trưa nay, ngay khi lực lượng chức năng rời đi, vỉa hè phố cổ lại ken kín xe máy, hàng hóa, người đi bộ lại được "mời" xuống lòng đường.
Huệ Anh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/tin-moi-tham-nhung-via-he-va-toi-hau-thu-cua-chu-tich-ha-noi-359768.html



11.





Toàn văn bài phát biểu dậy sóng của ông Nguyễn Đức Chung

H. Nam | 
Toàn văn bài phát biểu dậy sóng của ông Nguyễn Đức Chung
Ông Nguyễn Đức Chung đã có bài phát biểu "dậy sóng" khi thẳng thắn nêu rõ những tiêu cực liên quan đến vỉa hè.

Toàn văn phát biểu dậy sóng của ông Nguyễn Đức Chung việc lãnh đạo chống lưng bia vỉa hè, bãi gửi xe Hà Nội.






Hôm 4/3/2017, ông Nguyễn Đức Chung đã có bài phát biểu dậy sóng khi thẳng thắn nêu rõ hiện tượng công an đứng sau quán bia vỉa hè, người nhà cán bộ đứng sau bãi giữ xe tại Hội nghị Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố 
Tại đây, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã có những chỉ đạo mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự đô thị, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, lòng đường cho người tham gia giao thông.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung:
"Tôi xin nêu ngắn gọn lại bốn việc:
Phần thứ nhất là tất cả việc liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm trong ngõ để bán hàng, trông giữ ô tô, xe máy.
Thứ hai là liên quan đến bán hàng rong.
Thứ ba là quảng cáo, rao vặt dán khắp trên các tường, cột, có địa chỉ. Có lần tôi về ngay cổng nhà tôi, người ta cũng dán quảng cáo khoan bê tông.
Tôi lấy máy gọi đến, tôi bảo: “Nhà tôi muốn khoan bê tông, gọi thêm người đến để khoan cho tôi”. Lúc sau tôi gọi thêm cả trưởng công an phường ra, thế là từ đấy bặt cả cái ngõ. Thế thì có nghĩa là chúng ta làm được chứ không phải không làm được.
Thực tế là những năm 2013-2014-2015 chúng ta đã làm rất tốt, và hình ảnh Công an TP đã trang bị hơn 140 xe 750kg, sau đó chúng ta chuyển đổi hình thức sang xe đạp, đã được người dân rất ca ngợi, rất gần dân.
Thế nên lúc nãy đồng chí Đình (ông Nguyễn Xuân Đình, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Công an TP.Hà Nội - PV) có nêu: Có thu bàn ghế không, có giằng xé không? Các đồng chí thấy báo chí một thời đã nêu hình ảnh rất phản cảm, cái anh cảnh sát mà lại giằng xé cái rổ bán hoa quả của người dân, thế rồi các đồng chí thu mấy cái biển, thu mấy cái bàn ghế nhựa về công an các phường...
Có chế tài thanh lý đâu! Đi phường nào cũng vứt ngổn ngang cả, sau đó tôi với cương vị Giám đốc tôi đã yêu cầu chấm dứt cái việc thu đó.
Ở đây tôi nói các đồng chí là chúng ta có cách làm, mà thực ra chúng ta đã làm nhưng chúng ta không kiên trì. Và thực sự có những đồng chí lãnh đạo không quan tâm, nó mới dẫn tới tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, lúc làm lúc không như thế này.
Tại sao bây giờ có quận người ta vẫn làm tốt, tại sao có quận chúng ta không làm? Bởi vì chính người đứng đầu không quan tâm, tôi phải nói rõ...
Và đồng chí Bí thư cũng nhắc tôi hôm nay phải nhấn mạnh điểm này, còn nếu như tất cả các đồng chí là người đứng đầu, là chủ tịch UBND các phường xã, là giám đốc các sở, trưởng công an các phường, quận mà các đồng chí thực hiện theo đúng nhiệm vụ chức năng của mình thì chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt được.
Chúng ta làm tốt được các đồng chí ạ!
Trước tiên tôi phải nhấn mạnh với các đồng chí đó là lần này chúng ta làm, thế còn cách làm thì tôi đề nghị thế này: Nhìn chung Hà Nội phải có một cách làm (riêng), không thể ra quân rầm rộ.
Cái vấn đề là chúng ta làm thế nào cho bền vững, để người dân không tái lấn chiếm, mọi người phải tâm phục khẩu phục, mọi người phải thấy mình phải có ý thức với thủ đô, phải có ý thức với việc không vứt rác, phải có ý thức không lấn chiếm vỉa hè... để cho Thủ đô đẹp đẽ.
Các đồng chí làm làm sao để cho mục tiêu phải đạt được đến như vậy.
Chứ còn nếu ra quân phá dỡ xong rồi đi khỏi thì người ta lại bán hàng.
Tôi xin báo cáo với các đồng chí, xin lỗi anh Khương có lẽ về các anh không điều tra, chứ tôi làm Giám đốc (Giám đốc Công an TP.Hà Nội - PV), tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có ông công an đứng sau. Cho nên tất cả các ông công an mà bỏ, mà thôi, quán triệt về là tôi nói trật tự hết.
Hoặc là có ông liên quan đến ở phường.
Nay là tôi nói thế có đồng chí bí thư, có các đồng chí chủ tịch ở đây có dám cam đoan với tôi là các điểm trông giữ xe ở phường (không) có người nhà, có bãi đỗ xe của các ông bí thư, chủ tịch không? Có đấy các đồng chí ạ, tôi xin nói với các đồng chí là có cả! Thế bây giờ các đồng chí phải là người quán triệt, phải là người về giáo dục, bảo người nhà (mình) thôi, chấm dứt là nó đã đỡ đi rồi.
Tôi xin nói rõ, hôm nay tôi phải nêu rõ với các đồng chí là thực tế.
Còn nếu lần này không làm, tôi sẽ có trách nhiệm chỉ đích danh từng chỗ một: Chỗ nào của đồng chí bí thư quận nào, chỗ nào đồng chí chủ tịch quận nào, chỗ nào đồng chí trưởng phường, chỗ nào đồng chí sở nào, kể cả lãnh đạo sở, người nhà cũng có.
Hôm nay tôi nói có các đồng chí ở đây, có anh Thành Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm ở đây không? Các điểm, bãi đỗ xe xung quanh Bến xe Mỹ Đình có những ai? Người nhà nhà ai ở đấy? Quê ở đâu? Các đồng chí cứ lôi lên xem có phải quê Bắc Ninh không? Thế thì ai là người quê ở Bắc Ninh thì các đồng chí cứ tra ngược ra.
Tôi không tiện nói ở đây nhưng xin nói như vậy.
Cho nên các đồng chí cần nắm rõ công tác điều tra cơ bản, nắm rõ rồi thì mới có phương pháp đúng được.
Tôi đề nghị các đồng chí lần này làm phải cương quyết, phải bền vững. Hà Nội tôi xin nói là không ồn ào, các đồng chí cứ ồn ào, cứ ra quân nghe có vẻ, xuống không khéo lại làm ùn tắc thêm đường.
Thứ nhất các đồng chí phải quán triệt là không ồn ào.
Thứ hai là phải kiên trì.
Thứ ba là các đồng chí đi đúng ba bước.
Bước thứ nhất, tuyên truyền nhắc nhở đến từng gia đình một. Cái này chúng ta đã thực hiện sau khi có Chỉ thị 14 ngày 12/12, gần như tôi thấy các phường xã nào cũng làm rất là tốt.
Bây giờ chúng ta phải làm lại, chủ tịch UBND xã, phường phải chịu trách nhiệm thành lập các tổ. Các tổ này có thành phần là công an phường làm nòng cốt, tổ trưởng dân phố và dân phòng. Từng tổ 2-3 người đến từng gia đình một.
Đến một phường không nhiều đâu, chỉ có mặt đường thôi chứ trong ngõ, trong nhà không ai bán hàng đâu. Đến từng nhà, đầu tiên là tuyên truyền thuyết phục.
Tôi đề nghị các đồng chí chủ tịch UBND phường nên có một cái thư ngỏ.
Trong đó nêu rõ là thực hiện theo chủ trương của TP, quận về việc yêu cầu các gia đình, hộ kinh doanh ở mặt đường, mặt ngõ không lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, kinh doanh, trông giữ xe đạp xe máy... Đề nghị ông/bà chấp hành...
Bước đầu ra một thông điệp gửi đến từng nhà. Các đồng chí chịu khó đi từng nhà.
Cái này tôi đề nghị đồng chí Giám đốc Công an TP giao trách nhiệm cho trưởng công an phường, có hai lực lượng làm nòng cốt, một là cảnh sát trật tự, hai là cảnh sát khu vực phải vào cuộc.
Có 1.700 cảnh sát khu vực, mà mỗi đồng chí phụ trách 250 hộ, mà có phải 250 hộ này có phải hộ nào cũng mặt đường đâu, cùng lắm một phần tư là mặt đường.
Mặt đường thì cùng lắm 10-15 ngày là các đồng chí đi được tất cả các mặt đường rồi. Hay các huyện thì chỉ có mấy thị xã, trung tâm thị trấn mới có bán hàng thôi, có phải đường nào cũng bán hàng đâu?
Cho nên tôi đề nghị bước một làm như vậy. Các đồng chí ra yêu cầu, ra thông điệp cho họ trong bao nhiêu ngày phải tháo dỡ, trong quá trình bán hàng là không được bầy (ra vỉa hè).
Bước hai là kiểm tra xem họ có thực hiện không. Chúng ta làm có tình có lý. Bước hai là các đồng chí đi kiểm tra, nhắc nhở.
Hết bước hai rồi thì đến bước ba, bắt đầu cưỡng chế và phạt. Lúc đó thì người vi phạm không kêu vào đâu được.
Chúng ta cứ làm đúng trình tự theo ba bước như vậy. Làm không ồn ào, làm kiên trì, bài bản trên tinh thần các bước tôi đã đề nghị.
14 đối tượng, 14 việc
Còn bây giờ đối tượng nào là chính? Tôi đề nghị các đồng chí chỉ cần làm được 14 loại đối tượng này. Trước kia lúc làm Giám đốc Công an TP, tôi đã thống kê được 8, nhưng giờ các đồng chí làm 14 đối tượng này thì tôi tin rằng Hà Nội sẽ sạch đẹp.
Thứ nhất là tất cả các cửa hàng bán hàng ăn: Cơm, lẩu, hải sản... Chiều đến là các quận, các giờ khác nhau “bật đèn xanh” cho người bán. Chúng ta phải nhất quán.
Có nhiều nhà kinh tế trước đây từng lên tiếng về vấn đề liên quan đến giải quyết công ăn việc làm, nghèo...
Tôi xin thưa rằng nếu để ùn tắc giao thông, nếu TP nhếch nhác, bẩn thỉu, vệ sinh môi trường thế này... thì quan trọng, lớn hơn cả là chúng ta mất đi văn hóa của một TP văn minh, thì chúng ta không bao giờ xây lại được. Cái đó mới là cái mất lớn!
Các đồng chí cứ tính xem mỗi ngày 1 triệu người đi làm, mỗi người tắc 30 phút, cứ nhân theo kiểu nhân công chia theo tuần của các nước thì tốn bao tiền?
Chúng ta phải nhất quán rằng không thể vì mấy hộ, vì mấy người bán hàng rong từ các tỉnh, từ ngoại thành vào đây mà để Thủ đô nhếch nhác, đường phố bẩn thỉu thế này được. Không thể vì một vài người được.
Thứ hai là các hàng bán hoa. Các đồng chí cứ để ý xem các nơi bán hàng hoa, họ cứ bầy hết ra ngoài. Họ phải bầy tất cả trong khi chỉ giới của cửa hàng, cửa ở đâu thì chỉ được bày từ đó trở vào.
Thứ ba là hàng bán hoa quả.
Thứ tư là hàng bán điện máy, các đồng chí thấy là nào là tủ lạnh, quạt điện...
Thứ năm là bán chè chén, trà chanh các loại.
Thứ sáu là sửa chữa xe đạp xe máy. Các đồng chí thấy là bầy hết ra lòng đường, vỉa hè, dầu mỡ bẩn thỉu hết ra.
Thứ bảy là đồ da, đồ thời trang. Bán đồ da thì các đồng chí thấy ở Hoàn Kiếm, Hàng Dầu... treo hết ra cửa. Bán đồ thời trang thì ma-nơ-canh cũng bày hết ra vỉa hè.
Thứ tám là đồ thể thao, khung ảnh. Các đồng chí đi dọc Nguyễn Thái Học, các đồng chí thấy bán đồ thể thao, khung ảnh bầy hết cả ra ngoài. Nhà anh đến đâu thì anh chỉ làm đến đó thôi!
Thứ chín là trông giữ xe đạp xe máy trái phép
Thứ mười là bán hàng rong: hoa quả, rau, thực phẩm...
Mười một là liên quan đến một bộ phận người bán hàng ngô, khoai, sắn luộc vào buổi tối.
Mười hai là vứt rác ra đường. Các hộ dân phải vứt rác đúng giờ, sắp tới có các công ty đấu thầu rồi, có các thùng rác rồi thì phải cho rác vào thùng.
Mười ba là đeo bám khách du lịch.
Mười bốn là giả danh xe buýt, xe thương binh, xe 3 bánh, xe quá tải, quá khổ...
Làm được 14 việc này thì tôi tin là thành phố phong quang hết!
Còn về vấn đề trách nhiệm, đồng chí Bí thư cũng nêu với tôi là: Chủ tịch UBND, phường, trưởng công an các quận, phường phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến 14 công việc nêu trên.
"Nhấc" một vài đồng chi đi!
Năm nay là năm kỷ cương hành chính, nếu các đồng chí không tổ chức triển khai một cách nghiêm túc, nếu không có hiệu quả, không kiên trì để tái chiếm... thì các đoàn kiểm tra về mặt công vụ của TP mà kiểm tra đến lần thứ ba là phải xem xét vấn đề trách nhiệm...
Và tôi xin nói thẳng thắn là lần này TP cũng sẽ phải xem xét “nhấc” một vài đồng chí đi!
Hôm nay tôi cũng xin nói về công an thì đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm cũng có Chỉ thị 120 rất rõ rồi. Trưởng Công an phường tham gia cấp ủy, chúng tôi với góc độ ngành dọc hoàn toàn có thể cách chức về mặt Đảng để phải chuyển, chứ không phải chờ ý kiến anh Khương.
Lần này TP sẽ làm rất nghiêm túc.
Vấn đề thứ tư liên quan đến một số vấn đề cụ thể.
Sau các bước làm, có thể người ta vi phạm lần thứ nhất, lần thứ hai nhưng đến lần thứ ba thì lực lượng quản lý thị trường phải vào cuộc, nếu ba lần vi phạm thì lực lượng quản lý thị trường phải thu giấy phép kinh doanh.
Lần này chúng ta phải nói ra những thông điệp rất rõ ràng, mạnh mẽ như thế, bất kể hàng đó bán hàng gì, và phải yêu cầu đóng cửa hàng. Khi nào các anh cam đoan, khi nào khắc phục thì cho bán hàng lại.
Chúng ta thực hiện đúng: Tuyên truyền, nhắc nhở, sau đó để họ tự phá dỡ, tự nhận thức. Nếu để họ tự giác, tự làm thì mới bền vững được, không thì các đồng chí đi cái là đằng sau lại như đám bèo, lại trôi thôi..."
***Tít phụ trong bài phát biểu do Báo Giao thông đặt
theo Báo giao thông
http://soha.vn/toan-van-bai-phat-bieu-day-song-cua-ong-nguyen-duc-chung-20170305143052004.htm




10.

Chủ tịch HN: 180 quán bia vỉa hè, hơn 150 quán có công an đứng sau

- Tôi thống kê hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra.
NGHE CHỦ TỊCH HN NGUYỄN ĐỨC CHUNG PHÁT BIỂU:




Sáng nay, Ban chỉ đạo 197,  TP Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai kế hoạch về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.
Phát biểu tại đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho hay, từ năm 2000 HN đã triển khai Kế hoạch 36.
"TP ra quân bao nhiêu lần theo các kế hoạch đều thất bại và gần đây nhất, Chỉ thị 14 ngày 12/12/2012 của Thành ủy do nguyên Bí thư Phạm Quang Nghị ký vẫn còn nguyên giá trị", ông nhấn mạnh.
Ông Chung nói: "Tôi nghĩ cứ thực hiện đúng chỉ thị là công việc sẽ tốt. Tôi đề nghị Chánh văn phòng UBND TP cùng Văn phòng Thành ủy về photo lại chỉ thị này gửi cho các sở, ban, ngành, quận huyện thực hiện đúng.
Ông Chung gói gọn lại trong mấy việc. Thứ nhất là tất cả việc liên quan đến lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, lấn chiếm trong ngõ để bán hàng, trông giữ ô tô, xe máy.
Thứ hai, liên quan đến bán hàng rong. Thứ ba, các quảng cáo, biển khoan cắt bê tông.
Ông lấy thí dụ ngay câu chuyện nhà ông: "Tôi về cổng nhà tôi cũng có dán biển khoan cắt bê tông, tôi lấy máy gọi người chủ, nhà tôi muốn khoan bê tông. Khi đến, tôi gọi Trưởng công an phường, sau đó, cả ngõ không còn tình trạng này", lãnh đạo HN nói.
quán bia vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè, vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Đức Chung
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Hồng Nhì
Theo ông Chung, việc này làm được chứ không phải không và những năm 2013, 2014 HN đã làm rất tốt. TP đã trang bị hơn 140 xe ô tô loại 750kg, sau đó, chuyển sang hình thức xe đạp được người dân đánh giá cao, gần gũi.
"Vừa nãy đồng chí Đình (ông Nguyễn Xuân Đình - Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự, Công an TP) có nêu là thu bàn ghế, biển quảng cáo không, có thời kỳ, báo chí nêu về hình ảnh rất phản cảm, anh cảnh sát giằng kéo rổ bán hoa quả, thu mấy cái biển, bàn ghế nhựa về công an các phường nhưng không có chế tài thanh lý.
Chúng ta có cách làm nhưng không kiên trì, có những đồng chí lãnh đạo không quan tâm nên mới xảy ra tình trạng bắt cóc bỏ đĩa, lúc làm lúc không", ông Chung cho hay.
Ông cũng đặt vấn đề, tại sao có những quận làm tốt, có những quận không làm, bởi vì có những lãnh đạo không quan tâm và Bí thư Thành ủy cũng nhắc ông phải nhấn mạnh vấn đề này.
Theo ông, lãnh đạo các sở, chủ tịch UBND các xã, phường, trưởng công an mà quan tâm vấn đề này thì hoàn toàn có thể làm tốt.
"Cách làm của Hà Nội không thể ra quân rầm rộ mà làm như thế nào cho bền vững, để người dân không tái lấn chiếm, mọi người phải tâm phục khẩu phục và thấy mình phải có ý thức với Thủ đô, không vứt rác, lấn chiếm vỉa hè. Chứ còn ra quân, phá dỡ xong lại bán hàng.
Tôi thống kê, hơn 180 quán bia vỉa vè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau nên tất cả các ông công an bỏ mà thôi. Mà có quán triệt là tôi nói trật tự hết.
Các bí thư, chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi các điểm trông giữ xe dưới phường có người nhà, có bãi đỗ xe của bí thư, chủ tịch không? Có đấy. Tôi xin nói các đồng chí có cả. Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi", Chủ tịch TP nói.
Ông Chung nhấn mạnh, nếu lần này không làm, ông sẽ chỉ rõ chỗ nào bí thư quận nào, chủ tịch, trưởng phường, kể cả lãnh đạo sở cũng có.
Chủ tịch HN hỏi Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm rằng, các điểm bãi đỗ xe xung quanh bến xe Mỹ Đình có những ai, người nhà nhà ai ở đấy, quê ở đâu?
"Các đồng chí cứ nêu xem có phải ở Bắc Ninh không? Ai quê Bắc Ninh thì tra ngược ra. Tôi không tiện nói rõ, nhưng phải có cách làm đúng mới có phương pháp đúng được. Lần này, chúng ta làm cương quyết, bền vững, nhưng không ồn ào. Các đồng chí cứ ồn ào, ra quân, không khéo xuống lại làm ùn tắc thêm đường", Chủ tịch TP nhấn mạnh.
"Chịu khó đến từng nhà, kiên trì"
Lãnh đạo TP yêu cầu thực hiện phải kiên trì và đi đúng 3 bước. Thứ nhất, tuyên truyền nhắc nhở đến từng gia đình, chủ tịch UBND xã phường phải chịu trách nhiệm thành lập các tổ 2 - 3 người đến từng nhà.
"Các đồng chí đến 1 phường không nhiều đâu, chỉ có người ở mặt đường chứ trong ngõ không ai bán đâu. Đến từng nhà một, đầu tiên là tuyên truyền, thuyết phục. Tôi đề nghị chủ tịch các phường nên có 1 thư ngỏ nêu rõ thực hiện chủ trương của TP, quận về việc yêu cầu các hộ kinh doanh ở mặt đường, mặt ngõ không lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, trông giữ trái phép xe đạp, xe máy và đề nghị họ chấp hành.
Các đồng chí phải ra 1 thông điệp gửi cho từng nhà, chịu khó đến từng nhà. Đồng thời ra thông điệp cho họ trong bao nhiêu ngày phải tháo dỡ và trong quá trình bán hàng là không được bày bán.
Bước 2, kiểm tra xem xét việc người dân thực hiện. Chúng ta làm có tình có lý. Hết bước kiểm tra nhắc nhở đến bước 3, cưỡng chế và phạt. Lúc đó người dân không kêu vào đâu được", ông Chung nêu.
Về đối tượng, theo Chủ tịch Chung, chỉ cần làm tốt 14 loại hàng thì tin TP sẽ sạch đẹp: cửa hàng bán hàng ăn, bán hoa, hoa quả, hàng điện máy, sửa chữa xe đạp xe máy, đồ da và đồ thời trang, đồ thể thao, trông giữ xe máy xe đạp, hàng rong, rau quả, thực phẩm...
"Các quận hiện nay bật đèn xanh cho người bán. Chúng ta phải nhất quán. Có nhiều nhà kinh tế lên tiếng về việc giải quyết công ăn việc làm, vấn đề người nghèo. Tôi xin thưa, nếu để ùn tắc giao thông, để TP nhếch nhác, bẩn thỉu, vệ sinh môi trường như hiện nay thì chúng ta mất đi văn hóa của 1 TP văn minh. Đó là cái mất lớn. Chúng ta phải nhất quán chuyện không phải vì mấy hộ này, không phải vì mấy người bán hàng rong các tỉnh, ngoại thành vào đây để Thủ đô nhếch nhác được", ông Chung nhấn mạnh.
Nếu làm 14 việc này thì Chủ tịch TP tin HN sẽ phong quang hết.
Ông cũng nêu cụ thể chủ tịch UBND các quận, trưởng công an các quận, phường và chủ tịch phường phải chịu trách nhiệm chính liên quan 14 việc này.
"Năm nay là năm kỷ cương hành chính, nếu các đồng chí về không tổ chức triển khai, làm không nghiêm túc, không hiệu quả, làm không kiên trì, để tái diễn. Các đoàn kiểm tra công vụ của TP về kiểm tra lần thứ 3 là xem xét trách nhiệm.
Tôi xin nói thẳng thắn lần này TP cũng sẽ phải xem xét một vài đồng chí. Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã có chỉ thị rồi, trưởng công an phường tham gia cấp ủy. Với góc độ ngành dọc, chúng tôi sẽ cách chức về mặt Đảng, chứ không phải chờ ý kiến anh Khương ( GĐ Công an TP Đoàn Duy Khương - PV). Lần này TP sẽ làm một cách nghiêm túc", Chủ tịch TP khẳng định.
Tây ba lô chết khiếp với vỉa hè Hà Nội

Tây ba lô chết khiếp với vỉa hè Hà Nội


Đến Hà Nội du lịch, du khách bốn phương không thể bỏ qua phố cổ. Đông đúc, ồn ào, vỉa hè không có lối đi...làm nên sức hấp dẫn nhưng cũng là nỗi sợ.
Công an phường vừa nghỉ, vỉa hè Hà Nội lập tức kín xe máy

Công an phường vừa nghỉ, vỉa hè Hà Nội lập tức kín xe máy


11h30 trưa nay, ngay khi lực lượng chức năng rời đi, vỉa hè phố cổ lại ken kín xe máy, hàng hóa, người đi bộ lại được "mời" xuống lòng đường.
Bộ trưởng Tô Lâm: Xử nghiêm việc chiếm vỉa hè, lòng đường

Bộ trưởng Tô Lâm: Xử nghiêm việc chiếm vỉa hè, lòng đường


Bộ trưởng Công an yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, kiên quyết không để tái diễn vi phạm.
Thủ tướng hoan nghênh tinh thần quyết liệt 'trả lại vỉa hè cho người đi bộ'

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần quyết liệt 'trả lại vỉa hè cho người đi bộ'


Thủ tướng cho rằng trong 2 tháng đầu năm nhận được nhiều tin vui ở TP.HCM và Hà Nội.
Hồng Nhì

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tin-nong-180-quan-bia-via-he-hon-150-quan-co-cong-an-dung-sau-359601.html





9.







Nếu vỉa hè bị tái chiếm, Chủ tịch, Trưởng công an phường sẽ đi “làm việc khác”

Nguyễn Cường | 
Nếu vỉa hè bị tái chiếm, Chủ tịch, Trưởng công an phường sẽ đi “làm việc khác”
Ông Nguyễn Thành Phong: "Hôm nay chúng ta thảo luận chỉ 1 nội dung là làm sao tổ chức lại trật tự lòng lề đường".

Trên đây là “cảnh báo” của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong trong cuộc họp chiều ngày 1/3 với lãnh đạo 24 quận huyện – một cuộc họp chỉ bàn các vấn đề liên quan đến vỉa hè.








Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng quận 1 thường là nơi đầu tiên du khách trong và ngoài nước ghé thăm, do đó tình trạng của lề đường, giao thông tác động rất mạnh đến môi trường du lịch.
Vì lý do này mà ông Phong chỉ đạo quận 1 phải tập trung giải quyết cho được tình trạng này. Chính vì thế quận đã có kế hoạch làm việc từ trước Tết chứ không phải bột phát xuất hiện trong những ngày vừa qua.
Chủ tịch TP đánh giá việc làm của quận 1 đã “tác động mạnh mẽ lên những quận khác”. Bởi vậy theo ông Phong: “Tôi mời các đồng chí lên đây để thể hiện một quyết tâm, là làm sao lập lại, tổ chức tốt hơn trật tự vỉa hè”.
Tiếp tục nói đến vấn đề này, Chủ tịch TP khẳng định đã có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý vì từ năm 2002 đến nay TP đã ban hành nhiều văn bản có nội dung quản lý lòng, lề đường nên vấn đề còn lại là triển khai thực hiện cho tốt.
Nói đến phong trào lập lại trật tự vỉa hè trong những ngày vừa qua, ông Nguyễn Thành Phong hoan nghênh những quận có nỗ lực lớn như quận 1, 2, 4, 7, Tân Phú, và Bình Tân.
Đề cập đến 159 tuyến đường các quận huyện đăng ký “làm mẫu”, ông Phong cho rằng điều này đã “quá lạc hậu, không còn phù hợp nữa”, nên “tôi đề nghị không xem đó là cam kết để thi đua với nhau”.
Ông yêu cầu: “Chủ tịch 24 quận, huyện phải cam kết giải quyết cơ bản tình hình trật tự lòng lề đường trong năm 2017. Tôi cùng các đồng chí hợp tác để thực hiện cho bằng được trên tất cả các tuyến đường. Quận huyện nào không làm được việc này coi như không hoàn thành nhiệm vụ trong năm”.
“Đề nghị các đồng chí hợp tác và xem đây là trọng tâm chỉ đạo của TP. Chúng ta phải bằng hành động, việc làm cụ thể để xây dựng TP ngày càng văn minh, chất lượng sống của người dân ngày càng tốt hơn” – ông Phong chỉ đạo.

Nếu vỉa hè bị tái chiếm, Chủ tịch, Trưởng công an phường sẽ đi “làm việc khác” - Ảnh 1.
Việc xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè đang nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân TP.

Vị Chủ tịch TP nhấn mạnh rằng, sau khi tổ chức lại các tuyến đường, cơ quan chức năng phải kiên quyết không để tái diễn lại cảnh “lòng lề đường như cũ”, bởi “đừng để sau khi chúng ta nỗ lực nhưng rồi đâu lại vào đấy”.
Ông yêu cầu chủ tịch quận huyện hướng tới xây dựng các phường, khu phố văn minh để tổ chức phong trào thi đua, trong đó cần giao nhiệm vụ cụ thể và nếu để tình trạng vỉa hè, lòng lề đường như cũ thì chủ tịch và trưởng công an phường sẽ được chuyển “đi làm việc khác”.
“Vì có việc như thế anh không làm được thì đừng nói đến những việc lớn lao. Chúng ta phải đề cao trách nhiệm của người đứng đầu” – Chủ tịch UBND TP cho hay.
Chủ tịch TP cũng quán triệt tới các chủ tịch quận huyện rằng cần giáo dục ý thức cho cán bộ, công nhân, viên chức chấp hành, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự vỉa hè, thậm chí cần coi đây là đối tượng đầu tiên phải thực hiện.
“Sau cuộc họp này không chỉ có mình chủ tịch nhất trí cao, mà phải tạo được sự nhất trí đồng bộ. Phải truyền cảm hứng đến cán bộ công nhân viên, trước hết họ phải gương mẫu chấp hành” – ông Thành Phong nói.
Về dư luận xã hội, ông Nguyễn Thành Phong tâm sự: “Chúng ta rất mừng và có niềm tin, vì sau khi triển khai trên một số tuyến đường thì người dân ủng hộ rất cao. Chính sự chia sẻ đó giúp chúng ta có tinh thần mạnh mẽ hơn nữa để chỉ đạo quyết liệt việc này.
theo Infonet
http://soha.vn/neu-via-he-bi-tai-chiem-chu-tich-truong-cong-an-phuong-se-di-lam-viec-khac-20170302080517769.htm




8.



Thứ 5, 02/03/2017, 09:04 AM

Vỉa hè quận 1 (Tieudung24h.vn) - Những ngày vừa qua, ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch UBND Quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cùng hàng trăm nhân viên trật tự đô thị, cảnh sát trật tự cơ động, cảnh sát giao thông đã trực tiếp đi kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự lòng lề đường tại các phường trên địa bàn quận 1, nhằm trả lại vỉa hè cho người đi bộ.

Sau những ngày ra quân quyết liệt, vỉa hè trên các tuyến phố tại quận 1 ít nhiều được trả lại cho người đi bộ. Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đi qua thì những nơi này lại đâu vào đấy. Xem ra để đòi lại “triệt để” vỉa hè cho người đi bộ thì công tác tư tưởng và ý thức của người dân mới là yếu tố quyết định.
Dưới đây là ghi nhận của PV Kinh tế & Đô thị về sự nhếch nhác của vỉa hè trên các tuyến phố tại quận 1, TP Hồ Chí Minh vào chiều ngày 3/1, sau những ngày ra quân rầm rộ:
Vỉa hè quận 1 ‘đâu lại vào đấy’ sau nhưng ngày ra quân rầm rộ
Vỉa hè bị biến thành bãi giữ xe trên đường Nguyễn Văn Thủ.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Ô tô chiếm hết vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng.
Mô tả ảnh
Vỉa hè biến thành quán ăn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Mô tả ảnh
Xe Taxi Mai Linh chắn ngang vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Mô tả ảnh
Vìa hè bị biến thành bãi giữ xe của một quán cà phê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai
Mô tả ảnh
 Vỉa hè trên đường Tôn Đức Thắng.
Mô tả ảnh
Vỉa hè biến thành bãi giữ xe trên đường Nguyễn Du.
Mô tả ảnh
 Vìa hè biến thành bãi giữ xe gần  Nhi đồng 2.
Mô tả ảnh
Ô tô địa hình hầm hố ngang nhiên đậu trên vỉa hè đường Lê Thánh Tôn.
Mô tả ảnh
 Vỉa hè bị quán cà phê biến thành bãi giữ xe trên đường Lê Thánh Tôn.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè ngang nhiên bị rào lại làm bãi giữ xe trên đường Lê Thánh Tôn.
Mô tả ảnh
 Xe ô tô đỗ tràn lan trên đường Thi Sách.
Mô tả ảnh
Người đi đường tùy tiện đỗ xe trên lòng đường Lê Thánh Tôn.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè thành điểm bán mũ bảo hiểm di động, tập kết phế liệu trên đường Nguyễn Trung Trực.
Mô tả ảnh
Người đi bộ đâu còn vỉa hè để đi trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè trên đường Lưu Văn Lang.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 hầu như bị chiếm dụng để làm bãi giữ xe.
Mô tả ảnh
Trạm gác trước cửa Ngân hàng Nhà nước trên đường Võ Văn Kiệt, quận 1 đã được trả lại vị trí ban đầu.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè trên đường Pasteur, quận 1 hầu hết bị chiếm dụng.
Mô tả ảnh
Vỉa hè trên đường Nguyễn Công Trứ bị biến thành nơi bán hàng.
Mô tả ảnh
Người đi bộ trên đường Phó Đức Chính bị đẩy xuống lòng đường khi không còn vỉa hè để đi.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè thành điểm may bạt trên đường Yersin.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Vỉa hè biến thành điểm tập kết hàng và để xe trên đường Trịnh Văn Cấn.
Mô tả ảnh
Mô tả ảnh
Các lực lượng chức năng tiếp tục công việc lập lại trật tự lòng lề đường trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận 1, TP Hồ Chí Minh trong chiều ngày 1/3.
Bình An
http://tieudung24h.vn/xa-hoi/via-he-quan-1-dau-lai-vao-day-sau-nhung-ngay-ra-quan-ram-ro-11842.html



7.

Quận 1 "vắng" ông Hải 2 ngày, vỉa hè bị chiếm tràn lan



02/03/2017 18:21

(NLĐO) - Hai ngày nay, đoàn kiểm tra liên ngành do ông Hải dẫn đầu không xuất quân, cũng là lúc vỉa hè nhiều nơi ở quận 1 bị tái chiếm

Ngày 28-2, nhiều lề đường khu vực quận 1 như Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực... đã khá thông thoáng.
Ngày 28-2, nhiều lề đường khu vực quận 1 như Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trung Trực... đã khá thông thoáng.
Nhiều điểm nóng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Bình... cũng thông thoáng hơn, người đi bộ thoải mái qua lại trên vỉa hè.
Nhiều điểm nóng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Bình... cũng thông thoáng hơn, người đi bộ thoải mái qua lại trên vỉa hè.
Tại nhiều tuyến đường khác như Calmet, Huỳnh Thúc Kháng, đại lộ Võ Văn Kiệt, Lê Thánh Tôn..., lực lượng chức năng địa phương có mặt vận động bà con tự nguyện đập các bậc tam cấp trả lại vỉa hè thông thoáng.
Tại nhiều tuyến đường khác như Calmet, Huỳnh Thúc Kháng, đại lộ Võ Văn Kiệt, Lê Thánh Tôn..., lực lượng chức năng địa phương có mặt vận động bà con tự nguyện đập các bậc tam cấp trả lại vỉa hè thông thoáng.

Tuy nhiên, đến ngày 2-3, khi vắng đoàn kiểm tra, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường lại tái diễn. Trong ảnh là CSGT xử phạt một tài xế ô tô đậu trái phép tại khu vực nhà thờ Đức Bà.
Tuy nhiên, đến ngày 2-3, khi vắng đoàn kiểm tra, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường lại tái diễn. Trong ảnh là CSGT xử phạt một tài xế ô tô đậu trái phép tại khu vực nhà thờ Đức Bà.
Trên đường Lê Thị Hồng Gấm, một quán ăn chiếm dụng vỉa hè làm nơi đặt bàn ghế, lòng đường cũng ngang nhiên được làm nơi giữ xe cho khách.
Trên đường Lê Thị Hồng Gấm, một quán ăn chiếm dụng vỉa hè làm nơi đặt bàn ghế, lòng đường cũng ngang nhiên được làm nơi giữ xe cho khách.
Tình trạng buôn bán tấp nập cả trên vỉa hè lẫn dưới lề đường Nguyễn Thái Học đoạn gần cầu Ông Lãnh (phường Ông Lãnh, quận 1) khiến du khách phải lưu thông giữa đường.
Tình trạng buôn bán tấp nập cả trên vỉa hè lẫn dưới lề đường Nguyễn Thái Học đoạn gần cầu Ông Lãnh (phường Ông Lãnh, quận 1) khiến du khách phải lưu thông giữa đường.
Tương tự, tại đường Huỳnh Thúc Kháng trưa 2-3 là cảnh xe máy được dựng hai hàng lấn gần hết phần vỉa hè, phần còn lại cũng là nơi các gánh hàng rong đặt đại bản doanh.
Tương tự, tại đường Huỳnh Thúc Kháng trưa 2-3 là cảnh xe máy được dựng hai hàng lấn gần hết phần vỉa hè, phần còn lại cũng là nơi các gánh hàng rong đặt đại bản doanh.

Xe máy cũng chạy thành hàng dài trên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng 8 khiến người đi bộ bị bít lối cả trên vỉa hè lẫn dưới lòng đường. Đây là con đường mà cách đây hai ngày , ông Đoàn Ngọc Hải thị sát, xử phạt nhiều xe vi phạm.
Xe máy cũng chạy thành hàng dài trên vỉa hè đường Cách Mạng Tháng 8 khiến người đi bộ bị bít lối cả trên vỉa hè lẫn dưới lòng đường. Đây là con đường mà cách đây hai ngày , ông Đoàn Ngọc Hải thị sát, xử phạt nhiều xe vi phạm.
Cũng trên đường Bùi Thị Xuân, đoàn liên ngành từng xử phạt nhiều xe sang, nhưng nay ô tô đậu san sát, thậm chí các tài xế taxi xuống đường chờ bắt khách tạo nên một không gian náo loạn.
Cũng trên đường Bùi Thị Xuân, đoàn liên ngành từng xử phạt nhiều xe sang, nhưng nay ô tô đậu san sát, thậm chí các tài xế taxi xuống đường chờ bắt khách tạo nên một không gian náo loạn.

Trên đường Nguyễn Du cũng không tiến triển tốt hơn. Ngay vị trí đoàn liên ngành cẩu các xe vi phạm cách đây 2 ngày, hàng dài ô tô vẫn thản nhiên đóng đô.
Trên đường Nguyễn Du cũng không tiến triển tốt hơn. Ngay vị trí đoàn liên ngành cẩu các xe vi phạm cách đây 2 ngày, hàng dài ô tô vẫn thản nhiên "đóng đô".

Trên đường Nguyễn Du cách đó không xa, nhiều xe máy dừng giữa đường để chờ mua hàng rong gây mất trật tự.
Trên đường Nguyễn Du cách đó không xa, nhiều xe máy dừng giữa đường để chờ mua hàng rong gây mất trật tự.
Trên đường Hai Bà Trưng, khi đoàn kiểm tra ra quân liên tục thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè có thuyên giảm. Tuy nhiên, giờ tình trạng vi phạm lại tiếp diễn.
Trên đường Hai Bà Trưng, khi đoàn kiểm tra ra quân liên tục thì tình trạng lấn chiếm vỉa hè có thuyên giảm. Tuy nhiên, giờ tình trạng vi phạm lại tiếp diễn.
Xe giao thư của bưu điện chiếm toàn bộ vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng.
Xe giao thư của bưu điện chiếm toàn bộ vỉa hè trên đường Hai Bà Trưng.
Tại tuyến đường Phạm Hồng Thái (phường Bến Thành, quận 1), xe máy đậu kín vỉa hè, hai ô tô biển xanh thản nhiên chiếm hết lòng lề đường.
Tại tuyến đường Phạm Hồng Thái (phường Bến Thành, quận 1), xe máy đậu kín vỉa hè, hai ô tô biển xanh thản nhiên chiếm hết lòng lề đường.
Phóng sự ảnh: QUỐC CHIẾN
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/quan-1-vang-ong-hai-2-ngay-via-he-bi-chiem-tran-lan-20170302161722826.htm




6.










Ông Nguyễn Sự: "Có người dọa đốt nhà khi tôi đòi vỉa hè cho Hội An"

Đình Thức | 
Ông Nguyễn Sự: "Có người dọa đốt nhà khi tôi đòi vỉa hè cho Hội An"
Ông Nguyễn Sự dù đã từ quan nhưng vẫn đến hiện trường vụ cháy trong phố cổ để hỗ trợ khắc phục hậu quả.

"Hội An dọn dẹp vỉa hè cho người đi bộ từ năm 1995. Làm việc thì có dư luận trái chiều hay bị chửi là chuyện thường", ông Nguyễn Sự chia sẻ.

"Tôi thích thái độ kiên quyết của ông Hải"
Nhiều ngày qua, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM), cùng đội quản lý đô thị, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông đã xuống đường lập lại trật tự vỉa hè, xử lý các công trình xây dựng trái phép đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ thì cũng có không ít luồng dư luận bày tỏ sự phản đối.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An (tỉnh Quảng Nam), cho rằng tình trạng lấn chiếm vỉa hè là vấn nạn chung của cả nước chứ không riêng gì TP.HCM.
Theo ông Sự, có nhiều lý do để người dân lấn chiếm vỉa hè như đây là nơi béo bở, ai cũng có thể chiếm để kinh doanh buôn bán và kiếm được tiền. Nhiều người xem việc chiếm vỉa hè là đương nhiên để kiếm lợi. 
Tuy nhiên, cũng có những người nghèo đô thị, người ở các vùng quê lên thành phố lấn chiếm vỉa hè để buôn bán kiếm sống qua ngày.
Ông Nguyễn Sự: Có người dọa đốt nhà khi tôi đòi vỉa hè cho Hội An - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Sự, Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An
Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cho rằng, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm như hiện nay. Chính quyền tại địa phương buông lỏng, không ai quản lý, coi vỉa hè là chung nên "không ai khóc".
"Vấn đề ra quân trả lại vỉa hè cho người đi bộ, cho không gian công cộng để làm cho đường thông hè thoáng tôi rất ủng hộ.
Tôi đặc biệt thích thái độ kiên quyết của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 (TP.HCM). Thái độ kiên quyết đó tạo lòng tin cho nhân dân" ông Sự nói.
Ông Nguyễn Sự: Có người dọa đốt nhà khi tôi đòi vỉa hè cho Hội An - Ảnh 2.
Ông Sự trong một lần tham gia chữa cháy nhà cổ ở Hội An.
Mặc dù vậy, ông Sự cũng cho rằng việc lập lại trật tự vỉa hè cần phải đi kèm phương án giải quyết mưu sinh cho người nghèo.
"Chúng ta trả lại vỉa hè cho cộng đồng thì nên tính đến nơi buôn bán nhất định nào đó như chợ, khu thương mại tập trung để đảm bảo đời sống của họ. Mình làm cương quyết nhưng đừng để dân nghèo gặp khó khăn.
Tôi không biết quận 1 làm như thế nào và đã có phương án đó chưa nhưng tôi ủng hộ việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ và rất ủng hộ thái độ của ông Phó chủ tịch", ông Sự nhấn mạnh.
"Bị chửi là chuyện thường"
Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cũng cho rằng, các ý kiến ủng hộ hay phản đối ông Đoàn Ngọc Hải hiện nay là rất bình thường.
"Khi thực hiện một vấn đề dư luận trái chiều hay bị chửi là chuyện thường. Vấn đề là mình làm việc vì mục đích gì, vì lợi ích của nhân dân, của địa phương, của mọi người hay vì 1 động cơ nào khác?
Lúc xưa, Hội An dọn dẹp vỉa hè từ năm 1995 hay cấm xe máy, ô tô đi vào phố cổ, thu vé khách du lịch tham quan phố cổ tôi vẫn bị chửi như thường.
Có người dọa đốt nhà tôi. Tôi cho đó là chuyện bình thường", ông Sự kể.
Ông Nguyễn Sự: Có người dọa đốt nhà khi tôi đòi vỉa hè cho Hội An - Ảnh 3.
Ông Sự cho hay từng bị dọa đốt nhà khi thực hiện các chính sách bảo vệ phố cổ
Theo ông Sự, việc dọn dẹp, trả lại vỉa hè cho Hội An được tiến hành từ năm 1995, "hồi đó dân phản ứng ghê lắm".
"Hội An dọn vỉa hè, cấm xe máy vào phố cổ để làm gì? Chính quyền cấm để trả lại sự yên bình, không gian phố cổ, không gian du lịch để khách vào nhiều hơn. Người dân kinh doanh buôn bán thu nhiều tiền hơn.
Việc đó đụng chạm đến một số người nhất định nên người ta có thể chửi thì chuyện đó cũng bình thường. Nhưng bây giờ thì người dân Hội An đều tự nguyện thực hiện", ông Sự kể.
Ông Nguyễn Sự cũng cho rằng, khi có ý kiến trái chiều thì phải tiếp thu, nghiên cứu để điều chỉnh. Vấn đề là điều chỉnh phương pháp chứ không phải điều chỉnh mục tiêu.
theo Trí Thức Trẻ
http://soha.vn/ong-nguyen-su-co-nguoi-doa-dot-nha-khi-toi-doi-via-he-cho-hoi-an-20170301164558643.htm



5.

Thứ Tư, 01/03/2017 - 02:07
Nếu có phải cởi áo từ quan, cũng phải ngẩng cao đầu!

(Dân trí) - Mong ông Hải quyết liệt hơn, vững vàng hơn và cũng nên “kín kẽ” hơn bởi thế lực phản đối ông vì lợi ích cũng có, vì họ không làm (hoặc không làm được) khi ông làm sẽ lộ rõ chân tướng yếu kém của họ cũng có. Mạnh mẽ lên, ông Hải. Nói là làm. Nếu có phải “cởi áo từ quan” thì cũng ngẩng cao đầu!


 >> Bộ trưởng Công an: Kiên quyết không để tái diễn việc lấn chiếm vỉa hè
 >> “Ủng hộ tinh thần quyết giành lại vỉa hè nhưng hành động phải cẩn trọng!”
 >> Chuyển biến từ nhiệt lượng của "cuộc chiến" giành lại vỉa hè

Có thể nói, việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ tại TP Hồ Chí Minh những ngày qua là một “cuộc chiến” tuy không thương vong, đổ máu nhưng cũng đầy quyết liệt, đòi hỏi một quyết tâm rất lớn của các lực lượng chức năng.
Sau 40 ngày ra quân (16/1) với lời “tuyên chiến” đầy thách thức “Nếu không đòi lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan” của ông Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải, đến nay diện mạo đường phố TP HCM đã có nhiều đổi khác.
Theo những gì PV Dân trí ghi lại, hè phố đã ngăn nắp và thông thoáng hơn trước rất nhiều. “Cuộc chiến” đã và đang giành được sự ủng hộ của lãnh đạo Thành phố và đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt ghi nhận, nó không chỉ có sức lan tỏa trong địa bàn thành phố mà còn “động rừng” tận Thủ đô Hà Nội. Một số phường thuộc Quận Hoàn Kiếm đã ra quân, tuy chưa quyết liệt và cũng chưa có lời “tuyên chiến” khẳng khái, “một mất, một còn” như ông Phó Chủ tịch Hải.
Song gần đây, có một số ý kiến bày tỏ chưa đồng tình với cách làm của Quận 1.
Lý do, họ cho rằng việc làm này ảnh hưởng đến đời sống của một số người nghèo. Rằng đây chỉ là giải quyết phần ngọn bởi gốc rễ vẫn là công ăn việc làm và thu nhập cho những hộ dân lâu nay sống dựa vào việc nuôn bán trên vỉa hè. Có cả một số ý kiến còn cho rằng, việc làm này là vi phạm điều này, điều nọ.
Bên đồng tình thì dẫn những qui định để chứng minh làm thế là không sai. Bên phản đối thì dẫn những điều khoản để khẳng định không đúng.
Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng lý do viện dẫn người nghèo chưa thỏa đáng bởi thực tế, việc xâm lấn vỉa hè chủ yếu là những hộ có nhà mặt tiền, thuộc tầng lớp trung lưu (thực ra, mỗi căn nhà mặt tiền thường trị giá hàng tỉ đến cả trăm tỉ đồng nên không thể gọi là nghèo được). Vả lại, không vì viện cớ nghèo mà có thể vi phạm pháp luật hoặc chí ít, tước đi quyền lợi của những người khác, trong đó cũng có không ít người nghèo.
Về quan điểm cho rằng đây chỉ là giải quyết phần ngọn thì đúng rồi nhưng trong khi chưa có điều kiện để giải quyết phần gốc thì làm phần ngọn là cần thiết. Và biết đâu, chính từ việc làm “phần ngọn” này lại là cơ sở để giải quyết “phần gốc”.
Về khía cạnh luật pháp, tôi tự thấy hiểu biết của mình rất hạn chế nên cứ rối tinh rối mù. Song, tôi nghĩ luật gì thì luật, nó cũng phải đạt được đến chân lý của cuộc sống. Đó là cái gì của ai thì phải thuộc về người đó, của dân thì trả lại cho dân. Vỉa hè là của người đi bộ thì trả lại cho người đi bộ.
Mưu sinh của người này không được xâm phạm quyền mưu sinh của người khác. An toàn của người này không được xâm phạm an toàn của người kia.
Đặc biệt là không cho phép ai đó trục lợi trong việc này bởi như dư luận, không có cái gì cho không mà còn có ít nhiều… “bôi trơn, thuế phí”?!
Đối với bốt bảo vệ của ngân hàng cũng vậy. Lấn chiếm vỉa hề thì phải dẹp. Ngân hàng muốn bảo vệ tài sản của mình thì rút vào đất của ngân hàng. Sợ mất tiền ngân hàng, sao không sợ mất mạng của dân?
Tóm lại, luật pháp là của dân lập nên (thông qua đại diện của dân là Quốc hội). Vì thế, trước hết nó phải hợp lòng dân và nên ghi nhớ câu “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm” của Hồ Chủ tịch.
Nhớ lại cách đây mấy chục năm, khi Chính phủ đã ban hành qui định về Đường thông, hè thoáng lúc đầu cũng gặp không ít ý kiến phản đối, nên việc làm của UBND Quận 1, dù được sự đồng tình của UBND TP HCM vẫn có ý kiến này nọ cũng là điều dễ hiểu.
Đó là chưa kể những người khi làm cũng phản đối mà không làm cũng… phản đối.
Thực lòng nếu được góp ý, chỉ mong ông Hải quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn và cũng nên “kín kẽ” hơn bởi thế lực phản đối ông vì lợi ích cũng có, vì họ không làm (hoặc không làm được) khi ông làm sẽ lộ rõ chân tướng yếu kém của họ cũng có thể có.
Là quản lý nhà nước, cần lắng nghe dư luận nhưng cũng không mù quáng hành động theo dư luận. Trong khi ở đây, ông càng vững tin bởi số người đồng tình đang nhiều hơn rất nhiều số người phản đối.
Mạnh mẽ lên, ông Hải. Nói là làm. Nếu có phải “cởi áo từ quan” thì cũng ngẩng cao đầu!
Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/neu-co-phai-coi-ao-tu-quan-cung-phai-ngang-cao-dau-20170301020848092.htm



4.



28/02/2017 16:30

(NLĐO) - Trong chiến dịch giành lại vỉa hè, UBND quận Tân Phú (TP HCM) xác định chủ trương sắp xếp lại trật tự kinh doanh trên các tuyến đường, tuyệt đối không "triệt" đường buôn bán của người dân.

Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú (TP HCM), cho biết ông từng là dân ở tỉnh vào TP HCM lập nghiệp và chứng kiến nhiều người mẹ nuôi con thành đạt từ nghề buôn gánh bán bưng. Vi vậy, trong quá trình lập lại trật tự lòng lề đường, chủ trương của quận là sắp xếp lại trật tự kinh doanh trên các tuyến đường đủ điều kiện, có vỉa hè rộng vừa tạo điều kiện cho bà con buôn bán. Bởi đằng sau gánh hàng rong là cả một nguồn nuôi sống của gia đình.
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó chủ tịch UBND quận Tân Phú (TP HCM)
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó chủ tịch UBND quận Tân Phú (TP HCM)
- Phóng viên: Quận 1, quận Bình Tân và nhiều quận khác đã ra quân từ nhiều ngày qua. Vì sao đến nay quận Tân Phú mới thực hiện chiến dịch giành lại vỉa hè, thưa ông?
Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú: Quận Tân Phú đã triển khai công tác đảm bảo trật tự lòng lề đường trong nhiều năm nay.
Nhưng do đây là công tác khó, cần phải thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục nên khi thiếu sự tập trung thì có nơi, có lúc tình hình phức tạp trở lại.
Nhìn chung, trong thời gian qua, quận Tân Phú đã cơ bản kiềm chế được sự phát sinh phức tạp mới về trật tự lòng lề đường, từng bước lập lại được trật tự tại một số tuyến đường, khu vực.
Từ đầu năm 2017 đến nay, chúng tôi tập trung đợt cao điểm xử lý trên 5 tuyến đường trọng điểm cấp quận. Bản thân tôi từ tuần trước cũng đã trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động, xử lý cùng với các lực lượng để tạo chuyển động mới trong việc đảm bảo trật tự lòng lề đường, giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
- Trong thời gian tới, ông có dự tính thường xuyên xuống đường như hôm nay không?
- UBND quận đã giao Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm chính trong công tác này với đầy đủ thẩm quyền và lực lượng. Lãnh đạo quận sẽ theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ cho phường trong một số thời điểm.
Trong thời gian tới, tôi sẽ bố trí lịch để tiếp tục tham gia cùng với các lực lượng. Trong tháng 6-2017, chúng tôi sẽ tổ chức sơ kết tình hình thực hiện trong 6 tháng đầu năm. Nếu địa phương nào không có sự chuyển biến, vẫn còn tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường phức tạp thì sẽ xem xét trách nhiệm từng cá nhân để xử lý.
- Theo quan sát, những người bán hàng rong lấn chiếm đều là người nghèo, dân nhập cư. Làm gì để dẹp vỉa hè nhưng không triệt nguồn sống của người nghèo?
- Quận Tân Phú có gần 50% là dân tạm trú. Nhiều gánh hàng rong là cả nguồn nuôi sống của một gia đình. Vì vậy, trong quá trình lập lại trật tự lòng lề đường, chủ trương của quận là sắp xếp lại trật tự kinh doanh trên các tuyến đường đủ điều kiện, có vỉa hè rộng, vừa tạo điều kiện cho bà con buôn bán, vừa có lối đi cho người đi bộ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp thường xuyên vi phạm, không chấp hành sự sắp xếp thì sẽ kiên quyết xử lý.

Theo ông Nguyễn Quốc Thái, chủ trương quận dẹp vỉa hè nhưng không triệt đường sinh sống của người dân.
Theo ông Nguyễn Quốc Thái, chủ trương quận dẹp vỉa hè nhưng không triệt đường sinh sống của người dân.
- Điều mà ông cảm thấy trăn trở trong quá trình thực hiện chiến dịch dọn dẹp vỉa hè?
- TP HCM đang chịu áp lực rất lớn về hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội do dân số cơ học tăng cao, trong đó có quận Tân Phú. Do đặc thù là quận giáp ranh giữa khu vực nội thành và ngoại thành nên nhiều bà con ở các tỉnh đến đây mưu sinh là lao động phổ thông hoặc buôn bán nhỏ, từ đó phát triển các điểm buôn bán tự phát, lấn chiếm lòng lề đường.
Giải pháp căn cơ mà quận luôn trăn trở là tìm địa điểm, giới thiệu việc làm để giúp bà con buôn bán, làm việc ổn định.
Điều thứ hai là chế độ, chính sách cho lực lượng cộng tác viên trật tự đô thị rất thấp, mỗi tháng chỉ 2 triệu đồng và không có bảo hiểm xã hội. Mức lương như vậy không đủ anh em nuôi sống bản thân chứ chưa kể đến lo cho gia đình. Do đó, để anh em yên tâm công tác, tích cực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, tôi kiến nghị lãnh đạo thành phố quan tâm hỗ trợ thêm cho lực lượng này.
Lực lượng chức năng quận Tân Phú phát phiếu cam kết cho từng hộ dân đề nghị họ thực hiện nghiêm việc bảo đảm đường thông, hè thoáng.
Lực lượng chức năng quận Tân Phú phát phiếu cam kết cho từng hộ dân đề nghị họ thực hiện nghiêm việc bảo đảm đường thông, hè thoáng.
LÊ PHONG thực hiện
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/pho-chu-tich-quan-tan-phu-sau-ganh-hang-rong-la-nguon-song-mot-gia-dinh-20170228130503914.htm





3. Một số bàn luận của dân chúng


3.1. Ls TVH


Anh Hải Phó Quận 1 TOHCM quyết ra tay dẹp vỉa hè quận 1, được dân chúng ủng hộ nhiệt liệt, nhưng nhiều kẻ dèm pha, phản đối, đe nẹt. Tất có lực lượng xã hội đỏ lẫn đen muốn triệt anh, nhưng chúng không dám manh động vào thời điểm này. Tuy vậy tôi cũng khuyên anh khi đi "chiến đấu" cần đội mũ bảo hiểm, phòng xa. Ngoài ra nhân đà này, anh Phó Quận 1 cần để nghị thành phố và quận 1 ban hành ngay quy chế quản lý vỉa hè và hẻm, ít nhất áp dụng cho quận 1 theo hướng như sau :


1/ Vỉa hè từ 3m trở lên có thể dành không quá 50% cho mục đích khác ngoài đi bộ. Đối với các hẻm lớn, nghiên cứu kỹ cho phép sử dụng một phần vào mục đích dân sinh. Vạch đi bộ và giới hạn sử dụng vào mục đích dân sinh phải kẻ ngay cho mọi vỉa hè và hẻm lớn.

2/Người sử dụng phải ký hợp đồng (gia hạn hàng năm) về mục đích sử dụng, nộp phí, cam kết không cho thuê lại hoặc chuyển nhượng, giữ gìn vệ sinh môi trường..(hợp đồng theo mẫu, và được công khai trên trang tin điện tử của quận sau khi ký). 

3/Có quy chế phạt và xử lý nặng hành vi lấn chiếm hoặc vi phạm hợp đồng sử dụng vỉa hè, hẻm, cũng như đối với cán bộ, công chức liên quan không làm tròn trách nhiệm!


Nếu đảng bộ và chính quyền TPHCM và quận 1 ủng hộ anh Phó Hải, cần làm ngay những việc như trên! Còn nếu họ chần chừ, là họ muốn anh Phó "cởi áo quan" đó!
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1835662543126314&set=a.658476197511627.1073741825.100000477574246&type=3&theater



3.2. Anh Cóc nhà báo

Tháng 9/1995, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh dự thi tuyển phóng viên báo Tiền Phong. Phần thi hỏi - đáp bằng tiếng Anh, giám khảo là hai nữ giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM hỏi, lần gần nhất bạn vào Thành phố Hồ Chí Minh là khi nào, so với lần đó bạn thấy có gì khác? 
Lúc đó, Nghị định 36/CP về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị vừa có hiệu lực (từ 1/8/1995), trong đó có nhiều phần quan trọng nói về vỉa hè, báo chí cũng đang rầm rộ tuyên truyền về Nghị định này. Bèn trả lời đại, so với lần trước (cách năm 1995 cũng khá lâu, còn khi vào TPHCM năm 1995 chỉ lo chuyện thi cử, đâu có ngắm vỉa hè, hehe) vỉa hè thông thoáng hơn. Hai cô giáo gật gù, các giám khảo khác của báo Tiền Phong (không rõ các bác ấy có nghe hiểu được mình nói gì không, vì nghe mình nói tiếng Anh là một thảm họa) cũng gật gù...
Sau gần 22 năm, lại sục sôi về lập lại trật tự vỉa hè, giành lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ.
https://www.facebook.com/quan.thiemthu/posts/10208986729574624


3.3. Nhà giáo họ Chu

Trả vỉa hè cho người đi bộ là đúng, không phải bàn cãi. Dẹp thẳng tay lợi ích nhóm, thậm chí có thể truy tố ra tòa bọn quan lại cho thuê vỉa hè để thu tiền bất chính, là điều nên làm rốt ráo.
Và để làm được điều ấy, rất cần những ông Thiên Lôi như Đoàn Ngọc Hải.
Tuy nhiên, nếu xét tổng quan, cách làm như hiện tại đang chứa đầy bất cập.
Một là, dẹp vỉa hè dẹp luôn những gánh hàng rong của những người nghèo khó là đạp đổ miếng cơm của hàng triệu người. Có triệu gia đình nhờ gánh hàng rong để chạy ăn từng bữa. Có triệu ông cha bà mẹ ở quê theo con lên phố nhờ gánh hàng rong mà nuôi con ăn học. Nay coi như hết kế sinh nhai.
Những cửa hàng lấn chiếm vỉa hè thì thu gọn vào trong. Những người buôn bán tạp hóa thì gom về các chợ. Nhưng những gánh hàng rong thì biết về đâu?
Hai là, dẹp vỉa hè dẹp luôn chỗ để xe của khách hàng là gây khó cho gần như tất cả hộ kinh doanh ở mặt tiền. Kinh tế của một thành phố như Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các hộ kinh doanh kiểu này. Tôi tin cứ duy trì kiểu chơi rốt ráo cấm luôn khách hàng để xe vỉa hè, thành phố sẽ không khác thời cải tạo tư sản, nhà nhà đóng cửa để nhường phần kinh doanh cho cửa hàng mậu dịch. Khi ấy, xem chừng nền kinh tế đô thị sụp đổ!
Siêu thị có chỗ để xe, còn cả dãy phố nhà liên hoàn không khoảng trống, khách hàng để xe ở đâu khi đến mua hàng? Một thành phố đa số vỉa hè chật hẹp, chưa có quy hoạch chỗ để xe, thì cũng chẳng khác gì không có công trình vệ sinh công cộng nhưng lại đòi phạt người đái đường.
Với hai bất cập ấy, tôi tin đợt ra quân này cũng chỉ là chuyện Thiên Lôi ngồi buồn vác búa gây sấm chớp cho vui rồi đâu lại vào đấy. Muốn có một thành phố văn minh phải có giải pháp đồng bộ chứ không duy ý chí mà được. 
Tầm Thiên Lôi như ông Đoàn Ngọc Hải thì cứ thấy chướng là phang. Chứ tầm lãnh đạo có trí tuệ mà cứ mạnh tay phang búa tùy tiện thì coi chừng tự phang vào đầu mình.
Thiên Lôi làm không cần nghĩ. Lãnh đạo phải nghĩ trước khi làm.
Một là phát triển kinh tế với phúc lợi dồi dào, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người đang sống lây lất vỉa hè. Hai là quy hoạch cơ sở hạ tầng đảm bảo các không gian công cộng, trong đó có các khu vực, bãi để xe thuận tiện, kể cả nhà vệ sinh công cộng cho người đi bộ.
Nhưng tôi tin giải quyết được hai bất cập trên phải thêm một thế kỉ nữa. Trước mắt, theo tôi, vẫn nên duy trì gánh hàng rong và để xe tạm thời nơi vỉa hè cho khách hàng. Điều quan trọng là trật tự, gọn gàng, vệ sinh. Đừng nói không làm được. Đội trật tự của phường thay vì đi thu tiền bất chính hãy lo làm tròn chức trách của mình!
Mà nói thật, có khi cái gánh hàng rong lại là vẻ đẹp độc đáo của khu phố Việt đấy chứ. Người giàu có ăn nhà hàng hạng sang, sao có thể cấm người nghèo ăn hàng rong? Không tin cứ hỏi mấy ông Tây ba lô xem? Các ông ấy cũng thích hàng rong đấy!
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/1613007522046818



2.



27/02/2017 - 11:43 (GMT+7)


Phó trưởng đại diện VP phía Nam báo Đời sống&Pháp luật Trần Thanh Thắng bị cách chức, đề nghị thu hồi thẻ nhà báo.
















bao-soi-song-phap-luat-cach-chuc-pho-truong-co-qua

Quyết định cách chức Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam - Ảnh: Báo Đời sống&Pháp luật.


Thời gian gần đây, các trang mạng xã hội lan truyền về công văn số 09/CV-ĐSPL do ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật gửi đến ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch quận 1, TP.HCM để đặt lịch làm việc và yêu cầu thông tin về một số vấn đề bạn đọc phản ánh.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến trái chiều vì cho rằng nội dung công văn này không hợp lý, không thể hiện được đúng chức năng nhiệm vụ của cơ quan báo chí, được diễn đạt lủng củng và hình thức không đúng với thể thức văn bản.

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc này, Ban Biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã  đình chỉ công tác và yêu cầu ông Thắng giải trình về việc ký công văn số 09/CV-ĐSPL.

Trao đổi với Báo Giao thông sáng 27/2, ông Nguyễn Tiến Thanh - Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật cho biết, Ban biên tập báo đã kiểm tra sự việc.

Qua quá trình xem xét vấn đề và giải trình của ông Thắng, Ban Biên tập báo Đời sống & Pháp luật khẳng định ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam đã vi phạm nghiêm trọng quy chế của toà soạn. Những công văn gửi các cơ quan, tổ chức, Trưởng Văn phòng đại diện chỉ được trực tiếp ký sau khi xin ý kiến Ban Biên tập. Trường hợp này, ông Thắng tự ý ký, đóng dấu gửi công văn đến ông Đoàn Ngọc Hải trong thời gian Trưởng Văn phòng đại diện vắng mặt do nghỉ phép.
Hơn nữa, công văn số 09/CV-ĐSPL ngày 15/2/2017 do ông Trần Thanh Thắng tự gửi tới ông Đoàn Ngọc Hải có nội dung lủng củng, thể thức trái với quy định pháp luật hiện hành.
17035630_1201576379955345_870194629_n

Công văn gửi ông Đoàn Ngọc Hải do ông Trần Thanh Thắng tự ý ký có nội dung lủng củng, không đúng với thể thức văn bản theo quy định.


Căn cứ vi phạm đó, Hội đồng kỷ luật báo Đời sống&Pháp luật đã thống nhất ban hành quyết định kỷ luật ông Thắng với hình thức: cách chức Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam của báo Đời sống&Pháp luật, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng thu hồi thẻ Nhà báo thời hạn 2016-2020 của ông Trần Thanh Thắng với những lỗi vi phạm do cá nhân ông Thắng gây ra
http://www.baogiaothong.vn/de-nghi-thu-the-nha-bao-nguoi-gui-cv-cho-ong-doan-ngoc-hai-d189927.html



1.

Quận 1 giữa đêm cẩu xe biển xanh trước quán nhậu về đồn

Thấy đoàn kiểm tra do Phó chủ tịch quận 1 (TPHCM) đến xử lý vi phạm chiếm lấn vỉa hè, hàng chục dân nhậu vội vàng tháo chạy. Hai xe biển xanh chiếm vỉa hè, trước quán nhậu bị cẩu về đồn.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
19h tối 26/2, ông Đoàn Ngọc Hải- Phó chủ tịch quận 1 (TPHCM) bất ngờ dẫn đầu đoàn kiểm tra bao gồm Trật tự đô thị, Cảnh sát… ra quân để thực hiện “chiến dịch” kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Khi đến trước một nhà hàng nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn giao với Nguyễn Du). Thấy hai chiếc xe biển xanh đậu trên vỉa hè, bên hông nhà hàng nên ông Hải yêu cầu đoàn đến kiểm tra.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Hai chiếc xe vô chủ, sau khoảng 10 phút không có ai ra trình diện nên ông Hải yêu cầu đoàn kiểm tra niêm phong hai phương tiện trên.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Đồng thời, Phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu CSGT huy động hai xe cẩu đến kéo về trụ sở công an xử lý.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Hai chiếc xe biển xanh nhanh chóng được cẩu đi. Theo Phó chủ tịch UBND quận 1, xe biển xanh hay xe biển trắng nếu vi phạm trật tự đô thị đều bị xử lý nghiêm. Không chỉ phạt lỗi dừng đậu sai quy định, những cá nhân liên quan sẽ phải đóng toàn bộ chi phí cẩu, kho bãi.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Gần đó, có một phương tiện ô tô cũng đậu sai quy định, chủ phương tiện xuất trình giấy tờ đầy đủ nên đoàn kiểm tra chỉ lập biên bản. Ông Hải yêu cầu các thành viên trong đoàn đưa biên bản để ông xem, xác nhận để tránh tình trạng xử lý theo kiểu "tình cảm"
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Tiếp đó, đoàn tiếp tục rảo quanh một số tuyến đường. Trên đường Nguyễn Thái Học (đoạn gần cầu Ông Lãnh), đoàn kiểm tra thấy một dãy quán nhậu, cà phê lấn chiếm vỉa hè, có hàng chục khách đang ngồi nhậu.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Thấy đoàn kiểm tra do Phó chủ tịch quận 1 (TPHCM) đến xử lý vi phạm, hàng chục dân nhậu tháo chạy tạo nên khung cảnh nhốn nháo.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Nữ nhân viên đang thu bàn ghế, thức ăn thì bị lực lượng đô thị đến giữ lại
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Dân nhậu nháo nhào bê bàn nhậu, thức ăn chạy vào trong quán
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè

TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Ông Hải yêu cầu đoàn kiểm tra tịch thu toàn bộ bàn ghế của các quán bán hàng lấn chiếm vỉa hè. 
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Đoàn kiểm tra thu giữ 3 mái hiên di động của 3 quán liền kề.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè

TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Một nhà dân liền kề có hai con nghê lấn chiếm vỉa hè cũng được ông Hải yêu cầu huy động xe tải cẩu đến kéo đi.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Chưa dừng lại, một quán ăn gần đó có mái hiên, hàng rào bằng sắt chiếm vỉa hè đã bị đoàn kiểm tra tháo dỡ, thu giữ.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Trong lúc ông Hải đang điều hành, xử lý vi phạm trật tự đô thị...rất đông người dân tụ tập chứng kiến.
TPHCM, quận 1, Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, vỉa hè, xe biển xanh, chiếm vỉa hè, quán nhậu chiếm vỉa hè
Nhiều người tỏ thái độ ủng hộ cách làm việc kiên quyết của vị Phó chủ tịch UBND quận 1 và lực lượng chức năng.
Trước đó, nhiều công trình của cơ quan nhà nước, các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè đều bị đoàn liên ngành của quận 1 tháo dỡ. Người bán hàng rong, kinh doanh trái phép trên vỉa hè đều bị lập biên bản. Hàng loạt xe biển xanh của trung ương, TP HCM đậu trên vỉa hè cũng bị xử lý.
Trước động thái kiên quyết của UBND quận 1, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã đánh giá cao và yêu cầu 24 quận huyện phải triển khai thực hiện ngay để lấy lại mỹ quan đô thị.
Hình ảnh mạnh tay trên vỉa hè của Phó chủ tịch quận 1

Hình ảnh mạnh tay trên vỉa hè của Phó chủ tịch quận 1


Hình ảnh Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải quyết liệt chỉ đạo giành lại vỉa hè cho người đi bộ gây ấn tượng mạnh với người dân cả nước.

Quận 1: Tháo trụ sở khu phố, đập tường choán vỉa hè

Quận 1: Tháo trụ sở khu phố, đập tường choán vỉa hè



Thấy trụ sở khu phố 6 phường Bến Thành khóa chặt, nằm chiếm 1/2 vỉa hè, lãnh đạo UBND quận 1, TP.HCM yêu cầu đoàn kiểm tra tháo bỏ.

Quận 1 “xử” cả ôtô biển xanh vi phạm trật tự vỉa hè

Quận 1 “xử” cả ôtô biển xanh vi phạm trật tự vỉa hè


Hàng loạt trường hợp ô tô vi phạm trật tự lòng lề đường bị chính quyền quận 1 (TPHCM) niêm phong, kéo về trụ sở để lập biên bản xử phạt, kể cả xe biển số xanh...

Lãnh đạo quận 1: 'Xuống đường giành vỉa hè không phải để nổi tiếng'

Lãnh đạo quận 1: 'Xuống đường giành vỉa hè không phải để nổi tiếng'


“Muốn biến khu trung tâm Sài Gòn "thành Singapore thu nhỏ" nhất quyết phải làm nghiêm, không theo kiểu "bắt cóc bỏ dĩa" để nổi tiếng. Nếu không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa", ông Hải cương quyết.

Quận 1 'xử' cả công trình cơ quan nhà nước chiếm vỉa hè

Quận 1 'xử' cả công trình cơ quan nhà nước chiếm vỉa hè


Thấy vỉa hè phía trước các cơ quan công quyền có công trình lấn chiếm, lãnh đạo UBND quận 1 chỉ đạo lực lượng đập bỏ, trả lại lối đi cho người đi bộ.

Tuấn Kiệt - Văn Châu
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/tin-moi-nhat-quan-1-giua-dem-cau-xe-bien-xanh-truoc-quan-nhau-ve-don-358514.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.