Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/08/2014

Trước khi tìm ra tổ tiên của loài người là LỢN và ĐƯỜI ƯƠI, thì người ta đã biết người vượn Bắc Kinh không phải tổ tiên của người Hán

Tìm ra tổ tiên của loài người là LỢN và ĐƯỜI ƯƠI là năm 2013 (đọc lại ở đây).

Lịch sử Việt Nam bây giờ bị xuyên tạc bằng tiếng Mỹ (Hà Văn Thùy vs Liam, 2/2014)

Toàn văn của câu trên là: "Lịch sử Việt Nam từng bị xuyên tạc bằng tiếng Tàu, tiếng Tây và bây giờ bằng tiếng Mỹ. Đấy là sự thật đắng cay không ai chối cãi được !".

Còn toàn bài thì đọc ở dưới (từ tháng 2 năm 2014, tức là trước một chút so với thời điểm tranh luận sôi nổi về cuốn sách của Tạ Đức, và cũng là trước cuốn vừa ra của Hà Văn Thùy).

Lại về Nguyễn Trãi đi trước Stalin, sớm hơn và đầy đủ hơn

Không biết là Phan Ngọc gây ảnh hưởng cho Nguyễn Thanh Giang. Hay là ngược lại ? Muốn biết rõ thì phải xem. Nhưng rõ ràng, từ đầu thập niên 1990, cụ Phan Ngọc thì đã phát minh rằng Nguyễn Trãi đưa ra định nghĩa về dân tộc sớm hơn Stalin.

Đại khái Phan Ngọc đã viết: "Nguyễn Trãi…trước Stalin 465 năm đã thấy dân tộc là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý (“Núi sông bờ cõi đã chia”), phong tục (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”), chính quyền thống nhất (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”)".

Quan điểm trên của Phan Ngọc vào năm 2010 gặp sự phê phán gay gắt của Liam (Lê Minh Khải), đến mức Liam bảo cuốn sách của cụ là "hỏng kinh khủng".

UBND

Hầu như các văn bản chính thức (văn thư, tài liệu hành chính, in trên giấy và trên mạng) bây giờ thường viết tắt UBND. Có lẽ là cách viết tắt, trở thành phổ biến, bắt đầu khoảng từ năm 2000 đến nay.

Trước năm 2000, tựa như đều viết đầy đủ là "Ủy ban Nhân dân" hay "Ủy ban nhân dân".

Bây giờ, như kí hiệu của tiền tệ hay gì đó, thành "UBND". Cũng là tiện cho viết, và mọi người đều quen. Trở thành tự nhiên như nhiên.

30/08/2014

Viết lại lịch sử Trung Hoa (sách mới của Hà Văn Thùy, giới thiệu của Nguyễn Đức Hiệp)

"Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới" (Nguyễn Đức Hiệp).

Sách đang rao bán trên amazon, với giá hơn 20 đô.

Hôm trước, đã đưa về đây bài về cây thanh hao của Nguyễn Đức Hiệp năm 2006 (bà con ở Vĩnh Phúc mùa này gặp họa với cái cây này). Hôm nay, là bài giới thiệu của cùng tác giả cho cuốn sách vừa ra lò của bác Hà Văn Thùy.

Từ ngày trao đổi về những đại phát kiến vĩ đại của ông Trần Đại Sỹ, tức là từ sau năm 2002, thì ông Bàn Tân Định (chuyên môn về di truyền học) không còn thấy xuất hiện nữa. Nếu bây giờ, ông trở lại thì hữu ích biết bao.

Người quân tử làm việc thiện, ví như là ăn cơm : Đi gặp Đoàn Huyên ở Hà Nội - 2

Gặp Đoàn Huyên và Đoàn Triển ở Hà Nội, đúng là nhân duyên (đã nói ở entry trước, viết từ hồi tháng 4 năm 2013).

Địa đàng

Địa đàng được phát hành năm 2012.

Nhà Việt ngữ học từng bảo vào năm 2006, rằng: 
"Ta hãy chú ý đến một chi tiết nhỏ, nhưng có ý nghĩa, là tuy thiên đường còn có thể đọc là thiên đàng mà nghĩa không có gì thay đổi, nhưng địa đàng thì không thấy có ai đọc thành địa đường cả, vì nghe địa đường sẽ có nhiều người không hiểu là cái gì hết. Cách đọc nhất quán một cách hầu như bắt buộc ấy cho thấy rằng chữ đàng trong địa đàng sở dĩ vẫn hiểu được như một khu vườn “cực lạc” là do nó đã “lây nhiễm” (contaminated) ý nghĩa của chữ thiên đàng – một hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ học lịch sử, mà nguồn gốc chủ yếu là những sự ngộ nhận của những người ít học (hay những người ngoại quốc chưa thông thạo thứ tiếng đang học)."

Nếu lúc đó chọn tên nước là Đại Hóa, có thể bây giờ Việt Nam đã khác

Từ lâu lâu, tôi cho chạy dần những entry liên quan đến quốc hiệu, hay là tên nước. Chắc là bắt đầu do ảnh hưởng của việc rục rịch nào đó bảo sẽ đổi tên nước hồi năm 2013, vẫn theo thông lệ là cho râm ran trên mặt báo trước. Rồi hình như cái rục rịch ấy đã bị ngưng lại, ngoắt cái, bảo: đổi đâu mà đổi. Cũng từ dạo đó, báo chí không còn, hay là không dám đề cập đến việc thay đổi quốc hiệu nữa.

Vấn đề là, có lúc, giới chóp bu đã từng bàn bạc là có nên hay không nên đổi tên nước là ĐẠI HÓA.

Chú ý là HÓA chứ không phải VIỆT.

Văn nghệ Thứ Bảy : Để đọc về Bakhtin ở Việt Nam (Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Ngô Tự Lập)


29/08/2014

Giỗ thủy tổ của Đại Choang, các nước ASEAN cũng đến ngó xem (2011)

Ở vùng Cao Bằng, chỉ thấy có truyền thuyết về cha con Thục Phán và Thục Chế (nhưng mà các nhà khảo cổ vẫn còn chưa tìm thấy, các cụ đã lạc đi đâu đó). Tương truyền hai bố con nhà Thục đã cai quản nước Nam Cương ở vùng miền ngược, rồi tiến xuống đồng bằng mà chiếm luôn nước của Hùng Vương. Tức là, loay hoay loay hoay, vẫn là Hùng Vương.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 7 (kịch Lưu Quang Vũ)

Cái tên Lưu Quang Vũ được sinh ra, và bây giờ, như là một tấm bia chỉ dấu, của thời kì Đổi Mới. Bọn trẻ chúng tôi nghe tên ông vang lên ở sân trường cấp 3, giữa giờ đá cầu hay bóng bàn.

28/08/2014

Tạm kết cho cuộc tranh luận "Utopia" và "Địa đàng trần gian" (2006)

Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 5 - Tháng Chín, khi chưa có kết quả giám định từ Nhật Bản


Hiện chưa thấy tế bào STAP, nhưng vẫn chưa hết kì vọng

Kết luận của cuộc thông báo kết quả thí nghiệm kiểm chứng đối với tế bào STAP (diễn ra hôm qua, tại Kyoto): ở thời điểm hiện tại, tháng 8/2014, chưa tìm ra được STAP.

27/08/2014

So sánh đơn thuần : 2 - tỉnh Cao Bằng và huyện Long An (Quảng Tây)

Ở so sánh đơn thuần đã thực hiện trước, thì thấy, về cơ bản là tỉnh Quảng Tây có độ lớn gần bằng nước Việt Nam (khoảng 3/4 Việt Nam). Bản thân Quảng Tây rộng gấp khoảng 2 lần rưỡi so với Hàn Quốc. Về dân số, Quảng Tây ngang ngang Hàn Quốc và bằng khoảng một nửa so với Việt Nam.

Ở đền thờ Nguyễn Công Trứ : Lê Khả Sỹ phê Vũ Khiêu viết câu đôi thất niêm thất luật

Đi entry này, bởi hôm nay, bạn bè nhắc đến cụ Nguyễn Công Trứ. Và nhắc đến ngôi đền thờ, cùng khu tưởng niệm cụ, ở làng Ngoại Đê huyện Tiền Hải.

Tin được chờ đợi hôm nay

Chiều nay, sẽ có báo cáo giữa kì về kết quả kiểm chứng "có hay không có tế bào STAP". Liên quan đến nữ khoa học gia Obokata và một loạt sự kiện từ đầu năm đến nay của Viện Riken.

Tựa như không có triển vọng để khẳng định "có".

Tuy vậy, phía y học thì vẫn kì vọng là ít nhất có một chút khói, để tạo được ra lửa ở bước tiếp theo. Vì, nếu chứng minh là có tế bào STAP thì sẽ đưa đến những tiến bộ rất lớn trong y học.

26/08/2014

So sánh đơn thuần : 1 - Việt Nam và Quảng Tây (đất và người)

Mở thêm ra một mục, gọi là So sánh đơn thuần. Đầu tiên, thử so sánh giữa tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (B) và Việt Nam (A) xem sao. 

Tạm thời so sánh đất người trước. Tức là số lượng của diện tíchdân số. Mới chỉ đơn thuần là số lượng.

Vẫn về việc nhà Việt ngữ học không quen, hay không thạo tra từ điển

Hôm qua, để tiết kiệm, và cũng là để người đọc tập trung được vào việc đọc, nên mới dừng lại ở ngày 20/9/2006 với trả lời của nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo. Sau 8 năm, nhắc lại cuộc tranh luận, thì một lần nữa, không khí lại sôi nổi trở lại. Mà cũng có thể là, do đã lùi xa 8 năm, nên bây giờ mới đủ thấm để nhìn lại.

Hôm nay, đi tiếp hiệp 2, bắt đầu từ sau ngày 20/9/2006. Sẽ là ý kiến của Đông A (chỉ ra trong tiếng Hán rõ ràng có Địa đàng đàng hoàng), và sau đó là trao đổi lại của ông chủ nhà Nhã Nam.

Trải nghiệm tiếng và chữ Chăm của trí thức Chăm : đến cả bảy tám phần mười là độn tiếng Việt

Đó là trải nghiệm, và nhận xét thấm phần đăng đắng của Inrasara (Phú Trạm) - một trí thức Chăm, nhà thơ và nhà biên khảo về văn hóa Chăm. 

Trải nghiệm này nên được đặt trong đối sánh với tình hình của người Tày Nùng ở phía bắc.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 4 - Tháng Bảy, mơn mởn làm đòng

25/08/2014

Nhà Việt ngữ học hàng đầu Việt Nam hình như không đủ hay không quen tra từ điển tiếng Việt kinh điển

Một nhà ngôn ngữ học, chuyên sâu về tiếng Việt, nhưng không quen sử dụng những từ điển tiếng Việt mang tính kinh điển (như các cuốn của Đắc Lộ, Ta-bét, cố Trường, Ga-bi-rên, Bỉ Nhu...), tưởng là chuyện không có thật. Nhưng rất tiếc, ở Việt Nam, lại là có thật. Tên các cuốn từ điển là ghi theo cách đọc "thói quen" của tôi, có thể không chuẩn.

Điều này có thể thấy được, ít nhất, và cũng là rõ nhât, qua cuộc tranh luận về các chữ "Địa đàng trần gian" giữa nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo và ông chủ nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh. Câu chuyện đã lùi vào quá khứ khoảng 8 năm rồi. 

24/08/2014

Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, bản chữ Nôm mới phát hiện (bài Nguyễn Q.Thắng, 2009)

Nhân khi đang cắn quản bút về vấn đề văn tự, và cũng để kẹp ghim vào chuyện hiệu Trí Trung đường (tính sau), tạm lưu bài lấy nguyên từ website của khoa Ngữ văn về.

Vĩnh Phúc xây đền thờ tưởng niệm nhà tiểu thuyết trứ danh của Việt Nam thời trung đại

Khối lượng trước tác của nhà tiểu thuyết này chắc không kém Ngô Thừa Ân thời trước, hay Kim Dung thời nay.

Nhưng ông còn ít được biết đến trong bạn đọc phổ thông ở Việt Nam ngày nay.

Trong dịp quốc khánh, lần đầu tiên trưng bày "Cải cách ruộng đất 1946-1957", tại Hà Nội

Tin vừa được chính thức loan đi.

Nên phân biệt TRAN DAN TIEN với TRẦN DÂN TIÊN, và những ông TRẦN khác

Nhân sự kiện một bản sao sách của TRAN DAN TIEN và một bản dịch tiếng Việt vừa được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trước ngày quốc khánh (đọc lại ở đây), ghi lại cái nên phân biệt này.

Qua đối chiếu các tư liệu, và được bổ sung bằng nhóm tư liệu quan trọng ở Thái Lan (tạm theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoan trong các công bố chính thức gần đây, và một số nguồn trước đó do người khác công bố), ở thời điểm này, tôi nghĩ là nên đặt một phân định như vậy.

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.

Văn nghệ thứ Bảy : Một ca khúc của Trịnh Công Sơn, phải cậy VCPMC đứng ra bảo vệ tác quyền

VCPMC là trung tâm chuyên bảo vệ tác quyền âm nhạc, hiện do nhạc sĩ Phó Đức Phương là trưởng quan. Ông đang đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có lẽ phải cậy vào tác giả của Chảy đi sông ơi và trung tâm của ông đứng ra tiếp, để bảo vệ ca khúc sau của Trịnh Công Sơn, nếu xác định là đúng có vấn đề.

22/08/2014

Danh sĩ xứ Nghệ thời Lê Mạc và những tấm sắc phong bằng lụa 400 năm

Gần đây, trong số tư liệu về Nguyễn Văn Giai (quan lớn của Lê Trịnh), tưởng như ngẫu nhiên, tôi lại bất ngờ tìm được một vài thứ khá quí để hiểu thêm về nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều khi ăn may ! Cái đó, viết cẩn thận sau vậy.

Những tư liệu tương tự của phía Mạc lúc đó, vốn không ít, nhưng sau này, lúc chiếm được Cao Bằng, Lê Trịnh cho đốt và phá bằng sạch. Ông tổ của Nguyễn Du chạy từ Cao Bằng về Hà Tĩnh cũng không mang được gì, hay là phải tự đốt bỏ hết, và lên ngàn mà giả thành người rừng.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 3 - Thêm hàng trăm hạt gạo 3.000 năm (ngày 26/5/2010)

Theo dòng thời gian, thì có thêm hàng trăm hạt gạo được đoàn khảo sát (do nhà khảo cổ Lâm Mỹ Dung đứng đầu) công bố, vào ngày 26/5/2010.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)

Đổi Mới ở đây, là thời kì Đổi Mới, và cũng là đổi mới của bản thân tướng Trần Độ. Ở ông, đã thấy rõ một sự Đổi Mới như vậy. 

Dưới đây, đưa hai tư liệu, để thấy sự Đổi Mới đó.

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 2 - Hạt thóc 3000 năm, nghe nhà khảo cổ trình bày

Video đã lên mạng từ 4 năm trước, từ hồi tháng 5 năm 2010. Nhưng hình như rất ít người xem, nên đến hôm nay lượt xem mới là 108.

Có thể thấy được quang cảnh bà con đãi thóc. Và đặc biệt là cảnh nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung trình bày tại chỗ về hạt lúa 3000 năm. Nội dung của video là có phần trùng với bài của blog Chi (đã đưa ở entry trước). 

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

20/08/2014

Một nơi phát nguồn của văn hóa lúa nước ở Hoa Nam : huyện Long An tỉnh Quảng Tây

Thậm chí, bây giờ, huyện Long An tựa như còn đang được xác định là quê hương của lúa trên toàn thế giới. Nơi phát nguồn của lúa cho nhân loại.

Mấy năm nay, dựa trên đề nghị của phía học thuật, nhà nước Trung Quốc cấp danh hiệu "quê hương của lúa" hay "kinh đô của văn hóa ruộng/lúa" cho một số nơi trên cả nước, mà đa phần là thuộc vùng miền nam, quen gọi là Hoa Nam. Trong đó có huyện Long An.

Huyện có 40 vạn dân, và chủ yếu là người Choang (tộc người là "bà con thân thích" với các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam)

Bàn về việc học tiếng Thái - Tày - Nùng, hay là chuyện bà con thiểu số quên dần chữ và tiếng của mình

Bài vốn chỉ có tiêu đề là "Bàn về việc học tiếng Thái, Tày, Nùng" (xem nguyên bản ở dưới), đoạn từ sau dấu phảy là tôi đưa thêm vào cho rõ thêm nghĩa ra một chút.

Tác giả là bác Mông Ký Slay - một người từ đầu thập niên 1990 đã bày tỏ sự thất vọng trước các chương trình giảng dạy "chữ viết Tày Nùng" ở vùng Việt Bắc cũ. Từ đó đến này, sau mấy chục năm, số lượng học sinh tiểu học người Tày người Nùng quên tiếng mẹ đẻ đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với thời điểm 1990s.

Số phận của Hùng Vương đời thứ 18, theo bản kể cuối thế kỉ XIX bằng tiếng Việt

Theo bản kể của các nhà nho Đại Việt trong sách Lĩnh Nam chích quái (đã cơ bản hoàn thành ở thế kỉ 13, gần như là quốc bảo cổ nhất nước), thì Hùng Vương 18 đã bị bại trận trước quân đội của Thục Phán. Ngôi vua đã đổi từ Hùng Vương sang An Dương Vương từ kết quả của chiến tranh. 

Nhưng sang đến thế kỉ 15, truyền thuyết Hùng Vương đã được nắn chỉnh lại, chắc là theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, thành ra: hai bên không giao tranh gì cả, Hùng Vương nhường ngôi cho An Dương Vương một cách hòa bình. Truyền và nhận ngôi của Hùng Vương với Thục Phán được miêu tả mô phỏng theo hành động tương tự của vua Nghiêu vua Thuấn thời viễn cổ (điều này đã được nhắc, thật ra là nhắc lại ý tưởng của cụ Tạ Chí Đại Trường, vào năm 2012, xem lại ở đây).

Các bản kể trên (thế kỉ 13 và 15), cả những bản nữa có liên quan, đều là bằng chữ Hán. Ít người đọc được.

19/08/2014

Cú sốc phản vệ của anh chàng khoa giáo Đại Việt

Rất tiếc là cuối cùng ông giáo Nguyễn Đăng Hưng với phía Đại học Tôn Đức Thắng hình như đã không còn có thể đối thoại hầu tìm ra một triển vọng khả dĩ cho cả hai bên, mà đang đối diện với tòa án. Ra tòa, thì đấu lí vài phen, kiểu gì cũng phải có một bên thắng và một bên thua. Nhưng thua hơn cả, mất mặt hơn cả, là nhân vật thứ ba: nền khoa học và giáo dục Việt Nam (gọi tắt là khoa giáo Việt Nam).

Chúng ta không nên chấp vặt vào vài điểm nhỏ thuộc về sở tính cá nhân của ông giáo. Mà cần nhìn thấy rằng, ông đã làm được điều không thể không nói là to lớn đối khoa giáo Việt Nam: lần đầu tiên, cho ra đời thực sự được một tạp chí chuyên ngành hướng đến cấp độ thế giới. 

18/08/2014

Trang web của UIA hình như cũng đã bị hỏng, theo dây chuyền ?

Gần đây, trang web chính thức của nhà ngoại cảm đã hỏng.

Hôm nay, xem lại một entry cũ liên quan đến UIA của bác Vũ Thế Khanh (công bố đơn đề nghị giúp đỡ của gia đình và luật sư). Hôm đó, là ngày 6 tháng 8, tức khoảng nửa tháng trước, thì còn xem được.

Vào lại hôm nay thì không được nữa. Chắc là đã hỏng ? 

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)

Bài đã công bố năm 2012, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn - một đạo diễn/nhiếp ảnh gia, có dịp gặp gỡ và phỏng vấn cụ Nguyễn Hữu Đang vào năm 2004.

Ngày xưa, một người thầy về ngôn ngữ học là chỗ quen biết của cụ Đang thi thoảng có kể chuyện về cụ cho bọn chúng tôi nghe. Khoảng năm 1996 hay muộn hơn một chút, thầy có nhắn là cùng lên thăm cụ. Gồm ba người, là thầy, em trai thầy là một nhà tâm lí học, và tôi. Rất tiếc, đúng thời gian đó, tôi vướng việc đột xuất, nên chỉ đi được cùng hai vị một nửa buổi thôi (đến chỗ một nhà ngoại cảm ở làng Cót), phải bỏ về giữa chừng, không đi tiếp được đến nhà cụ Đang như hẹn. Tư liệu về nhà ngoại cảm thì tôi vẫn lưu giữ, còn cả băng ghi âm, cũng đáng nhớ vì hôm đó, chúng tôi được "thông linh" với các cụ Trần Nhân Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bây giờ, cả bốn vị (cụ Đang, nhà ngoại cảm ở làng Cót, hai anh em người thầy của tôi) đều đã khuất núi.

Lời bình của Liam cho "Bản sắc Văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc: "một cuốn sách hỏng kinh khủng"

Đó là câu kết trong bài điểm sách viết từ năm 2010 của Liam dành cho cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam (xuất bản lần đầu vào đầu thập niên 1990) của học giả Phan Ngọc.

Nguyên văn cả câu bằng tiếng Anh là: "I’ve already written pages about this one sentence, and I could write pages more. What is clear to me is that Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam is a horribly flawed book" (bản dịch của Hà Hữu Nga: Tôi đã viết mấy trang chỉ về một câu trên thôi, và có thể tôi sẽ viết thêm nhiều trang nữa. Đối với tôi rõ ràng Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc là một cuốn sách hỏng kinh khủng). 

Về cơ bản, cuốn sách của cụ Phan Ngọc, từ khi xuất bản lần đầu đến nay, đã tái bản nhiều lần, và được học giới Việt Nam đón nhận hồ hởi. Rất nhiều tiếng khen tặng dành cho nó (nhớ một ông bạn tôi, là Trần Văn Toàn, lúc đó còn ở bên trường Nguyễn Ái Quốc đã ngay lập tức có bài khen trên tạp chí Hán Nôm - ghi theo trí nhớ, để tra cứu lại sau). 

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : tiếc cho lời hát gốc, đã bị sến hóa đến vô nghĩa khi vào tiếng Việt !

Bản gốc tiếng Nhật của bài hát Dòng Kanda và kỉ niệm chồng lớp của bao lớp học sinh đông du, đã được nói đến ở entry trước. Lớp của các anh Hồng Lê Thọ và anh C. trước năm 1975, lớp của chị P. hay chị T. sau thời mở cửa, lớp của chúng tôi thời chuyển giao thiên niên kỉ, và những lớp đàn em hiện nay.


Lời bài hát rất giản dị, như thường thấy của ca khúc Nhật Bản. 

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : "Ở ngay dưới cửa sổ này, là dòng Kanda"

Tính thích xê dịch, nên tôi ít ở yên một chỗ trong thời gian quá lâu. Thi thoảng phải đổi gió. Có hồi ở ngay sát với dòng Sumida, gần nơi có túp lều trong sương lạnh của Basho (bọn tôi hay nói đùa, sang tiếng Việt, là "ông Chuối"). Rồi là dòng Tama,...Một dạo thì lại xuống ở gần mép con ngòi Yodogawa, mãi miền tây xa xôi.

Nhưng chưa bao giờ ở cạnh dòng Kanda. 

Vừa đi vừa nhặt : 1 - "túc" (túc túc, gà túc con)

Lâu lâu mới trở lại mục vừa đi vừa nhặt (hình như bắt đầu từ lúc ở Phố Hiến). 

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

15/08/2014

Nguy cơ mai một ngôn ngữ, chữ viết Tày (Ma Văn Vịnh, 2013)

Thật ra, phải nhắc lại là "chữ viết Tày Nùng", vì trước đây, hồi cụ Chu Văn Tấn cho thực hiện tại Khu tự trị Việt Bắc, thì đó là phương án giáo dục cơ bản. Luôn luôn là "Tày Nùng", phải thống nhất vào nhau như vậy.

Ví dụ về chữ Tày Nùng thì, chẳng hạn "Giải phóng quân tẻo mà", hay "Bac Hồ hap nặm". Có nghĩa sang quốc ngữ là: "Giải phóng quân trở về", và "Bác Hồ gánh nước/gánh vác công việc đất nước".

Hôm nay, ngày xá tội vong nhân, Nhật Bản làm lễ cầu siêu cấp quốc gia, nhưng dân chúng thắc mắc

Ngày 15/8, là ngày Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng vào năm 1945.

Rất khéo, theo "cách chơi mới với âm lịch" của người Nhật sáng chế ra từ cả trăm năm về trước, thì ngày 15/8 cũng là ngày Xá tội vong nhân. Tức ngày Bôn (Vu Lan Bồn). 

Và theo thường lệ, hôm nay, chính phủ sẽ tổ chức ngày làm lễ cầu siêu cấp quốc gia cho toàn bộ người đã mất trong chiến tranh. Nhà vua có đến, và đọc lời ai điếu. Có sáu ngàn người đến tham dự.

Đọc lại lời của ông giáo Hưng : "Một tờ báo khoa học quốc tế của người Việt" (2013)

Ta hãy xem, vào tháng 8 năm 2013, tức khoảng đúng 1 năm trước, ông giáo đã nói như thế nào. Khi ấy tờ tạp chí ra mắt, đã được xem là một "sự kiện đáng chú ý của giới hàn lâm khoa học Việt Nam".

Tạ Đức (2005): "Người Lạc Việt phải chăng là một nhóm Lava cổ ?"

Về Lạc Việt, hiện có quan niệm khác của phía Trung Quốc, có thể xem lại ở đây.

14/08/2014

Đã thực sự cùng nhau vui cười ?... (Trần Cao Sơn)

Bài đã đăng trên báo Văn Nghệ của tác giả Trần Cao Sơn. Bản ở dưới lấy về từ website của Hội Nhà văn Việt Nam (có căn chỉnh thuần túy kĩ thuật).

Khó khăn để vực dậy nền giáo dục và khoa học Việt Nam - 2 (ông giáo trả lời)

Đó là ông giáo Nguyễn Đăng Hưng, vướng vự rắc rối với Đại học Tôn Đức Thắng (có cái logo ba chữ TĐT trên cái bìa của cuốn tạp chí dưới đây).

Kiện cáo có thể sẽ xảy ra, là xoay quanh "quyền làm chủ tập thể" cái tạp chí này. Quyền làm chủ tập thể tưởng đã đi vào bảo tàng, nhưng ở vụ này, nó lại được hồi sinh.

13/08/2014

Tài sản trí tuệ không phải là vỏ ốc

Em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lên tiếng. Bất quá, phải nói một lần dứt khoát như vậy. Mọi việc đã rõ như ban ngày, từ lúc đầu, chứ không phải đợi đến lúc này bà Trịnh Vĩnh Trinh đưa ra các văn bản làm bằng. 

Nhà buôn nghệ thuật ở đây, là doanh nghiệp mang tên Đồng Dao, rõ ràng, không thể khác, đúng như phía quản lí tác quyền đã nói: ăn cướp. 

Lời bình của Liam cho một cuốn sách nền tảng của Trần Ngọc Thêm về văn hóa Việt Nam

Lời bình này đã xuất hiện trên blog của Liam từ mấy năm trước, bằng tiếng Anh. Sau đó, đã được học giả Hà Hữu Nga dịch sang tiếng Việt.

Hiệu ứng dây chuyền : thầy người Mĩ của Obokata vừa từ chức, và sẽ nghỉ việc 1 năm

Đó là tin mới liên quan đến sự kiện cô Obokata gian dối trong khoa học. 

Ít hôm trước, tin cũ, thì cấp trên người Nhật, đồng thời là thầy và người cùng chấp bút bài viết về tế bào STAP cho Nature, đã tự sát. Mọi thứ vậy là đã đóng sập lại.

Hôm nay, tin mới nhất, thì thầy người Mĩ trong thời gian Obokata lưu học trước đây, đồng thời cũng là một đồng tác giả của bài viết trên, là ông Vacanti, đã vừa cho bạn bè biết: từ chức trưởng khoa ở bệnh viện, và nghỉ việc 1 năm để suy nghĩ về bước đường tiếp theo.

12/08/2014

Chuyện 6 năm về trước, khi tờ Đại Đoàn Kết bị xử lí

Tôi hoàn toàn không quan tâm đến vụ lùm xùm ở tờ Đại Đoàn Kết vừa rồi. Chỉ thi thoảng, đôi lúc, bên tách trà gặp nhau của bạn bè cũ, thì có nhắc lướt qua, vì có chút tương liên với cả hai phía (cả phía thân cận vị TBT, cả phía chống). Đều là lứa đàn em. 

Bà con Tày Nùng đang bận mải chuẩn bị Tết Rằm Tháng Bảy (2014, Cao Bằng)

Bà con gọi là "ăn tháng Bảy". Phát âm của tiếng Nùng khu vực Quảng Uyên là kin bưn Chất. Đây là cái tết lớn hàng năm ở vùng Tày Nùng - Việt Nam, và vùng Choang - Trung Quốc.

Hiệu ứng dây chuyền : chúng tôi phải trả lời bản khai, sau sự kiện bê bối của thầy trò cô Obokata

Chuỗi sự kiện liên quan đến nữ khoa học gia Obokata ở Viện Riken trong thời gian qua, từ đầu năm 2014, đã diễn tiến theo hướng thật đáng buồn, mà mới đây nhất là thầy của cô - nhà y sinh lừng danh Sasai - đã treo cổ tự tử tại chính sở làm.

Một vấn đề lớn được Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật Bản, cũng như dư luận chung, đặt ra, là: việc sử dụng kinh phí nghiên cứu. Vấn đề được đặt ra gay gắt hơn lúc nào hết, từ trước đến nay.

11/08/2014

Lại bởi thương lái phương Bắc, mà vỡ mộng thanh hao hoa vàng (Vĩnh Phúc, 8/2014)

Cây "thanh hao hoa vàng" ở đây chính là cây "thanh thảo" được xem là có chất trị bệnh sốt rét (xem lại bài giới thiệu từ năm 2006, của ông Nguyễn Đức Hiệp). Loại cây này, nếu ở vùng Cao Bằng - Hà Giang - Tuyên Quang, thì không thiếu, có thể lấy được hàng tạ ngay ở quanh nhà. Người Tày Nùng xem như cỏ, mà cũng lại xem như thuốc (thuốc nam mà).

Trở lại câu ca cổ "Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng"

Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con,
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.


Cứ tạm cho là câu ca cổ, có từ mấy trăm năm về trước. Còn chặt chẽ, ra đời vào khoảng thời gian nào, thì sẽ cần trở lại bàn cụ thể sau.

Có hai điểm cần bàn về nội dung của lời ca cổ này.

10/08/2014

Cây Thanh Thảo (Qinghao, artemisisa annua) và công dụng trị bệnh

Hồi lâu lâu, trên blog này, có nhắc đến ông Trần Đại Sỹ (Việt kiều đang ở Pháp) với cây Hảo Liên/Hao Ling. Câu chuyện của ông Trần về Hảo Liên, theo tôi, một phần thực và chín phần đáng nghi vấn. Nhất là ông nói về cổ sử Việt Nam nữa, thì thôi, ta coi như đang đọc tiểu thuyết viễn tưởng. Thế đi, cho nó nhẹ nhàng.

Còn chặt chẽ, thì ông Bàn Tân Định đã trao đổi từ năm 2002 rồi. Một cách thẳng thắn và đàng hoàng, ông Bàn đã đi đến kết luận: ông Trần chưa từng nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ là "ngụy khoa học".

Đáng nói là thuyết của Trần Đại Sỹ lại được không ít người tán thưởng ở Việt Nam, chẳng hạn thấy rõ trong bài của ông Nguyễn Văn Vịnh hay bà Trần Thị Băng Thanh.

Thư mục chuyên đề của Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh (tính đến 6/2013)

Thư mục đưa 25 đầu sách. Trong đó, không thấy có cuốn sách của Trần Dân Tiên cũng như cuốn của T.Lan. Nhưng có cuốn xuất bản năm 1960, của tập thể tác giả, mang tựa đề "Bác Hồ (Hồi ký)". Sách mang số 15 trong thư mục. Trong cuốn này, có bài của các vị như Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Trần Đĩnh,...

Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô

Các trống này hiện lưu giữ trong làng bản người Lô Lô và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Lại có một chút trùng hợp, hoàn toàn ngẫu nhiên, là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng tên là Phùng Chí Kiên.

Trống sưu tầm về Bảo tàng tỉnh chủ yếu là do công an tỉnh bắt được, hoàn toàn ngẫu nhiên, của con buôn đồ cổ. Chưa có cái nào đào được ở dưới địa tầng.

09/08/2014

NHỮNG VÌ SAO ĐEN của Ngô Tự Lập trượt giải PEN cho tác phẩm dịch

Sau vụ tranh luận mấy năm trước với Nguyễn Tôn Hiệt (nick-name của Hoàng Ngọc - Tuấn bên Tiền Vệ), thì không thấy Ngô Tự Lập có gì đăng trên Tiền Vệ nữa. Cũng lâu lâu, không còn thấy anh viết về Trần Dân Tiên. Và đặc biệt, không thấy anh thực hiện dịch phẩm nào đáng kể từ dự án dịch sách mà anh đã trình bày hồi lâu lâu. 

Một đợt, thấy anh viết ca khúc.

Và hôm nay, ngẫu nhiên, đọc tin, thấy đưa: một tập thơ song ngữ Việt - Anh của anh (xuất bản ở nước ngoài) vừa trượt giải PEN. Luôn thấy anh đam mê thể nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 4 (về đại phát kiến của Việt Nam "làm chủ tập thể", Nguyễn Ngọc Lanh)

Từ từ rồi ta sẽ thấy một điều sau: có rất nhiều trí thức thời đó đã ủng hộ mạnh cho đại phát kiến "làm chủ tập thể" do cụ Lê Duẩn tìm ra và tuyên bố rằng "Loài người đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể" (theo ghi chép của cụ Nguyễn Ngọc Lanh ở dưới, vào năm 1977 - tức là đêm trước nữa của Đổi Mới). Đó cũng là ngang ngang với thời điểm cụ Tô Hoài viết xong và đem xuất bản cuốn Trái đất tên Người đã giới thiệu hôm trước.

Đổi Mới có "đêm trước Đổi Mới" và "đêm trước nữa của Đổi Mới".

Ở "đêm trước nữa" ấy, là đại phát kiến ngang tìm ra lửa của loài người, đã ra đời tại Việt Nam ta: làm chủ tập thể. Những vị từng du học ở Nga thời kì xã hội chủ nghĩa có tâm sự lại (tôi nghe trực tiếp từ các tiền bối H.V, T.D.H, và D.P.H,... - đều là dân lí luận cả): lúc cụ Lê Duẩn đưa thuật ngữ này, mong xuất khẩu trở lại đất nước của Lê Nin, giới chuyên gia của Nga đều ngạc nhiên vì quá mới, quá tân kì.

Hát Phưn của người Nùng ở Yên Bái

Đã có một cuốn sách chuyên đề của tác giả quen biết Triệu Thị Mai. Sách đồng dạng như vậy ở Quảng Tây và Vân Nam, mấy năm gần đây, được xuất bản nhiều.

08/08/2014

Khó khăn để vực dậy nền giáo dục và khoa học Việt Nam - 1 (đại học và giáo sư Việt kiều đã về hưu sẽ kiện nhau)

Quan sát thấy việc ông Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ, là giáo sư đại học đã nghỉ hưu) và Đại học Tôn Đức Thắng hình như sắp đưa nhau ra tòa. Cụ thể xem ở dưới.

Vẻ như người ta đã quá kì vọng vào các ông giáo từ nước ngoài dù đã về hưu. Trong khi thực lực của đại học không có gì, mà lại muốn ra tạp chí chuyên ngành tầm quốc tế, và cậy vào một ông giáo đã cao tuổi, đáng được nghỉ ngơi toàn phần. Và ngược lại, các ông giáo cũng không còn tự lượng được sức mình. 

Thiên nan vạn nan.

Trong số 169 nick-name : đến năm 2001, với xuất bản chính thức, có "T.Lan" nhưng không có "Trần Dân Tiên"

Theo lời giới thiệu của trang Ban Quản lý lăng thì gần đây có hai cuốn sách mới xuất bản chuyên về đề tài bí danh, bút danh của Hồ Chủ tịch. Tạm gọi một cách vui cho tất cả là "nick-name".

Cuốn do Bảo tàng Hồ Chinh Minh xuất bản năm 2001(tạm gọi là cuốn A) thì đưa ra con số 169 tên chính thức và 17 tên tồn nghi. Còn một cuốn khác, của cá nhân biên soạn, đã in năm 2003 (tạm gọi là cuốn B) thì đưa con số 174 tên.

Theo cuốn A (đúng như bản giới thiệu của website Ban Quản lý lăng) thì có thấy bút danh "T.Lan" (năm 1961). Nhưng không có "Trần Dân Tiên". Ở phần tồn nghi cũng không có. Tức là khác với cuốn sách đã xuất bản năm 1976 mà cụ Hà Minh Đức tin dùng từ năm 1985 đến nay.

Góp phần tìm hiểu thêm về Phủ Dầy (bài Nguyễn Thị Yên, 2014)

Trước khi xem bài ở dưới, nên xem lại phát hiện quan trọng của học giả Nguyễn Thị Yên thời gian vừa qua trong nghiên cứu về Mẫu Liễu, đã giới thiệu trên blog này, rằng: bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) chính là một kiếp hóa thân của Mẫu Liễu.

Người Tày - Nùng nói về LÍ và LẼ

Nhìn chung người Tày Nùng thường có cách nói giản dị, không chuộng sự cầu kì và nặng tính kinh điển như người Dao. 

07/08/2014

Trang web chính thức của nhà ngoại cảm hình như đã hỏng ?

Đó là trang của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhvfX3vtN-IYANkPpVuUcNZyitiPYh9zo7p6yWssPYV9BR6vOB0DfRS1xN-NHK_8GpWNVHxYRavIRPqdaOP70V8xeml6wHw8ztfNkX2I0zRK4eOMyMjoh9BTFPGgreCfvBxNYFnrqPGeiQ/s1600/phanthibichhang+ok2.jpg

Đã giới thiệu ở đây (hồi tháng 11 năm 2013, khi trang web vừa ra đời). Bây giờ, tháng 8 năm 2014, truy cập thì không còn thấy nữa.

Hậu duệ của khối Lạc Việt không có người Kinh, và chỉ số M119C trong nhiễm sắc thể Y (quan điểm của Trung Quốc)

Hồi tháng 3 năm 2012, trên mạng Lạc Việt của Trung Quốc, có tự đặt câu hỏi và tự trả lời, rằng: hậu duệ hiện nay của khối Lạc Việt (nằm trong Bách Việt) gồm những tộc người nào ? Xem ở hình dưới:

Quảng Tây khẳng định phát hiện chữ cổ Lạc Việt, có sớm hơn chữ Giáp Cốt (tháng 1 năm 2012)

Entry đã đi trên blog Yahoo hồi tháng 1 năm 2012, kịp khi Quảng Tây vừa tổ chức hội thảo công bố phát hiện (cũng thấy lưu tít trên blog ngoclinhvugia ngày 28/1/2012). 

06/08/2014

Đơn thỉnh nguyện các nhà ngoại cảm ra tay cứu giúp, của gia đình nạn nhân và luật sư (văn bản)

Tin đó đã được báo chí loan đi từ hồi cuối tháng 6 năm 2014. Bây giờ, có thể thấy nguyên văn của văn bản trên trang nhà UIA (ông Vũ Thế Khanh).

Niềm tin gửi đến học trò Obokata trong thư tuyệt mệnh của thầy Sasai

Tổn thất của khoa học Nhật Bản với sự ra đi của Giáo sư Sasai (ngày hôm qua, tại Viện Riken) được đánh giá là quá lớn. Bởi ông là nhà khoa học hàng đầu của Nhật Bản về tế bào, có tầm ảnh hưởng toàn thế giới trong chuyên ngành, xây dựng được mạng lưới nhân lực nghiên cứu quốc tế. Từ thời đại học, ông đã là một thiên tài trong con mắt của bạn bè.

Trong những lá thư tuyệt mệnh còn để lại, có một lá là gửi cho học trò Obokata. Một phần lá thư ấy đã được phía Riken tiết lộ cho báo giới. Qua đó, vẫn thấy tình cảm trìu mến và niềm tin mãnh liệt mà Sasai gửi đến học trò. Ông viết: "Obokata, việc tôi làm không phải là do em đâu....(...) đã vượt qua giới hạn, (tôi đã) quá mệt mỏi về tinh thần". Đặc biệt là dòng: "Obokata, bằng mọi giá nhất định em phải tái hiện được tế bào STAP".

Kể chuyện Nùng : người Nùng ở Yên Bái

Từ hôm nay, nếu không vướng bận về thời gian quá, mỗi ngày kể một chuyện về người Nùng và các tộc gần gũi.

Cụ Nguyễn Ái Quốc lúc về Cao Bằng đầu thập niên 1940 (theo bố trí đầu tiên của nhóm Hoàng Văn Thụ), đóng giả làm một ông già người Nùng. Một người Nùng biết nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Mà không phải người Tày. 

Ẩn ý sâu xa chính là ở chỗ: làm sao không chọn tộc danh Tày, mà lại là Nùng. Dù nhóm Hoàng Văn Thụ thì cứ khuyên cụ nên "hóa Tày". 

05/08/2014

Truyền thông phản luận: Sasai ở Riken tự sát không phải do truyền thông, mà ở chỗ 80 tỉ Yên mỗi năm và BIỂN THỦ CÔNG QUĨ

Truyền thông Nhật Bản, mà cụ thể là đài truyền hình quốc gia NHK và tạp chí văn chương có uy lực nhất tại Nhật là Văn Nghệ Xuân Thu, nhận được dư luận phê phán, đại khái: thầy của cô Obokata ở Riken đã tìm đến cái chết chính là do truyền thông đã "khám phá" quá sâu, quá hiểm ! 

Nói theo cách nói hiện nay của tiếng Việt là: đã lạm dụng các đòn đánh dưới thắt lưng !

Vụ nữ khoa học gia gian dối ở Nhật Bản : trò làm liên lụy, thầy đã tự sát

Về vụ cô Obokata gian dối trong học giới làm kinh động cả hệ thống giáo dục và khoa học Nhật Bản thời gian qua, có thể xem lại ở đây.

Hôm nay, người ta đã nhận được tin: với cương vị là cấp trên đồng thời như là thầy hướng dẫn của cô Obakata tại sở làm là Viện Riken, ông Sasai (52 tuổi, sinh năm 1962) vừa treo cổ tự tử. 

04/08/2014

cầu Long Biên : cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (video)

Chị Nguyễn Nga tựa như đang chuẩn bị cho lễ hội cầu Long Biên 2014. Và hình như chủ đề năm nay gắn luôn với hai mảng nhạy cảm nhất, là "Biển Đông" và "đàn bà", để phóng tác thành "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" !

Giá cả ở Việt Nam và Nhật Bản trong khoảng 15 năm qua

Ghi lại bằng trải nghiệm cá nhân. Chỉ dựa vào trí nhớ, nên có thể cần tra cứu lại khi có điều kiện.

Nam Trân và bản dịch "Nhật ký trong tù" (bài Nguyễn Huệ Chi, năm 2011 và 2012)

Bài đi trên hai số chuyên san KHXH&NV của Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, năm 2011 - 2012.

Có thể xem như là bài trả lời chung cho nhiều người (Nguyễn Văn Lưu năm 2003-2004, Mai Quốc Liên sau đó, Phong Lê gần đây,...). Tác giả không ghi rõ như vậy. Tôi chỉ tạm đoán, hi vọng không trật.

02/08/2014

Nghệ An đã gỡ bỏ thông tin "Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác)" đăng năm 2007

Nguyên văn cả câu đã xuất hiện năm 2007 (tác giả Kim Nhật, trên báo Nghệ An): 

"Lớn lên, Người phải xa nhà, lao động tự kiếm sống, rồi trải qua nhiều nước, nhiều trung tâm văn hóa - văn minh trên thế giới để tìm đường cứu nước. Trên những nẻo đường dằng dặc, quanh co, lắm mạo hiểm đó, có thể nói cuộc đời của Bác luôn gắn bó máu thịt với sách báo.Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện". Cho đến thời gian về nước, chiến tranh ác liệt, hoạt động bí mật cùng các đồng chí của mình tại Chiến khu Việt Bắc, cái chết, sự tráo trở ráo riết rình rập vậy mà Bác của chúng ta vẫn luôn mang sách báo cùng các tài liệu bên mình.".

Trở lại một phát hiện lớn trong văn học sử Nhật Bản : Kawabata và mối tình đầu không biết diễn tả như thế nào


Câu chuyện Nhật Bản : tuyển nhân lực đi lao động ở Nhật (công ty TMS, năm 2012)

Có một công ty cổ phần về nhân lực có trụ sở ở Hà Nội (trang web).

Văn nghệ thứ Bảy: hãy chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN đi nào !

Nguyên văn lời kêu gọi của ông Hà Văn Thùy như sau (phát đi từ cuối tháng 7 năm 2014):

"Còn nhiều, nhiều lắm những bằng chứng lý thú như vậy. Có lẽ chỉ khi nào những thức giả người Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN mới có thể gom đủ ! 22. 7. 2014".

01/08/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (2)

Viết dần dần từ 29/7/2014

Đi vào nội dung cụ thể của cuốn sách, thì tạm thời, ở đây, đưa 2 chỗ trong đó liên quan đến trước tác của Trần Dân Tiên.

Trong 2 trích đoạn này, các nhân chứng hoạt động tại Thái Lan thời điểm đó cho chúng ta biết: họ đã dịch từ bản gốc tiếng Pháp (do Trần Dân Tiên viết) sang tiếng Thái Lan. Và đặc biệt, dịch luôn cả sang tiếng Việt ! Tức là, tựa như, nếu tin vào đây, thì bản tiếng Pháp có trước nhất, các bản khác chỉ là dịch từ đó mà ra. Người trực tiếp dịch còn cho biết là ông nhận từ chính tay cụ Hồ một bản tiếng Pháp đã được đánh máy !

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 3 (những kí ức tản mạn của cụ Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Nhân duyên với cụ Hoàng Tuấn Phổ, như đã nói ở entry trước, chủ yếu là qua những trước tác về Mẫu Liễu của cụ. Cuốn của cụ độc đáo ở chỗ: là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất về Mẫu Liễu ngay sau Đổi Mới. Lúc cụ đã ra sách, tôi vẫn còn là học sinh cấp 3, bắt đầu trải nghiệm Đổi Mới.

Câu chuyện Nhật Bản : Một cách giải quyết bệnh vô sinh được xem là tối ưu

Những vấn nạn lớn của xã hội Nhật Bản trong khoảng 20 năm trở lại đây: dân số già hóa ở mức báo động (trở thành "cường quốc" người cao tuổi), thiếu trẻ con cũng ở mức báo động (trong đó có một nguyên nhân là do bệnh vô sinh với tỉ lệ cao).