Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/07/2014

Hổ ăn thịt hổ, vụ lật đổ Chu Vĩnh Khang của họ Tập tựa như không giúp Trung Quốc sáng sủa hơn

Chu Vĩnh Khang vốn là nhân vật cỡ cực bự ở Trung Quốc (cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trùm dầu khí quốc doanh, trùm an ninh quốc gia). Hiện nay, phía Trung Quốc đang vẽ ra hình ảnh ông Khang như là một con hổ dữ, nghịch tặc ác đảng, táng tận lương tâm. 

Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)

Bài báo ở dưới đây chỉ nói đến hai xã Minh Long và Lý Quốc thuộc huyện Hạ Lang. Kèm theo là những địa danh như Bằng Ca, Bản Thang, Đa Trên, Đa Dưới. Đó là tên các bản tự nhiên.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 2 (đêm 26 tháng 11 năm 1983 ở huyện Thọ Xuân, truyện của Phùng Gia Lộc)

Nguyên tên truyện là "Cái đêm hôm ấy đêm gì", hoàn thành năm 1987, sau đã đăng trên báo Văn Nghệ (số ra ngày 23 tháng giêng năm 1988).

Một truyện không dài, nhưng mang sức công phá rất lớn, gây chấn động một thời. Chấn động bởi sự thực không gì thực hơn thế của nó.

Truyện về đêm trước Đổi Mới, nhưng đến sau Đổi Mới mới in. Nhà văn phải trốn ra Hà Nội những ngày đó, và dưới sự bảo trợ của các nhà văn Nguyên Ngọc và Bế Kiến Quốc, đã tá túc luôn tại tòa soạn Văn nghệ. Ông viết truyện này ngay trong tòa soạn, trên chiếc bàn lớn mà bản báo duyệt bài ban ngày và ông làm giường ngủ ban đêm.

30/07/2014

Nhớ các kĩ sư ở nhà máy Hải Dương (đã post năm 2012)

Khoảng 2 năm trước (tháng 5 năm 2012) đã post bài này trên blog Yahoo. Nhiều bạn đọc lúc đó đã đưa thông tin nhiều chiều về việc đăng kí phát minh ở nước ngoài. Tôi cũng tìm hiểu thêm, chuẩn bị để giúp các kĩ sư Việt Nam. Cuối cùng, thiết kế và bản sản phẩm mẫu theo thiết kết của họ đã không được công nhận ngay ở vòng đầu tiên. Sự việc đã khép lại ở đó.

Châu bản triều Nguyễn vừa được vinh danh (tư liệu kí ức thế giới, cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

Cấp "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" là hạng thấp hơn "Thế giới". Tạm gọi là hạng hai. Hạng hai đã là giá trị rồi. Nếu tiếp tục chứng minh được ý nghĩa toàn cầu, thì có thể tiếp tục đệ trình hồ sơ để xét ở cấp Thế giới.

Việt Nam ta hiện nay đã rất thạo với các vòng tuyển chọn này rồi. 

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.

27/07/2014

Mong bác Mai Quốc Liên làm rõ hơn, lẽ nào "Nhật ký trong tù" chỉ có mấy chục bài thôi sao ?

Đọc kĩ hơn đoạn bác Mai Quốc Liên soi bác Huệ Chi trong việc dịch "Nhật ký trong tù", thì vẻ như thấy có điểm bất ổn. Cụ thể, thì bác MQL đã viết:

Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi

Loạt bài gồm nhiều phần của Mai Quốc Liên đi trên Hồn Việt (do chính bác là tổng biên tập) từ vài năm trước. Đề cập đến quá nhiều vấn đề, bản thân người đọc không tự "quán xuyến" được việc đọc của mình, nên chỉ nhặt riêng phần về Nhật ký trong tù mà thôi.

Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi

Về những đóng góp này, đã thấy Đặng Thị Hảo điểm trong bài đăng trên Văn hóa Nghệ An (tháng 5 năm 2013). 

Phim tài liệu về Hoàng Sa của Hồ Cương Quyết

Phim đã được đưa lên mạng từ mấy năm trước. Chẳng hạn có thể xem ở đây (nguyên bản tiếng Pháp, đưa lên từ 2011):

26/07/2014

Hóa ra có hai Nguyễn Tường Bách viết văn ở hải ngoại

Trước đây, tôi chỉ quan tâm và đọc sách của cụ Nguyễn Tường Bách (em ruột của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã mất năm 2013). Cô cháu họ là nữ văn sĩ Đặng Thơ Thơ đã cho đăng cáo phó trên Damau.

Có thể tạm gọi đó là "Nguyễn Tường Bách một".

Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là : nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày

Nghe câu "Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là" trong bài, thì có cảm giác vui vui. Gợi nhớ những câu chuyện thực tế xoay quanh cái tục hay cái NHIỆM VỤ "au mẻ/mè/mể" của người Tày Nùng. Người ta hay hỏi thăm mình là đã "au mè" hay chưa. Người Kinh cũng thường hỏi thân tình rằng "chú vợ chưa ?" hay rút gọn nhất thành "vợ chưa ?".

25/07/2014

Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)

Bài của Mông Văn Bốn trên báo Cao Bằng.

Kết quả đào khảo cổ bước đầu đối với thành Na Lữ ở Cao Bằng (tháng 5/2014)

Lúc tôi đến Bảo tàng Cao Bằng, thì thấy cả đống đạn đá (đạn làm bằng đá, vũ khí của nhà Mạc trước đây) vừa được thu về để ở đó, trong mấy bao tải xác rắn. Nó sẽ lại giống như số phận của những đống hiện vật khác đang xếp la liệt trên mặt đất, tức là được để mặc như vậy, tháng qua tháng, năm qua năm. 

Đại khái, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, cũng như vùng Tây Nguyên, mỗi tỉnh đều có một cái nhà gọi là Bảo tàng giông giống như vậy.

Quả bom nổ nhằm phá tung mê lộ : Phạm Thị Hoài điểm huyệt

Toàn đoạn có dính câu "điểm huyệt"(được tô đậm), như sau: "vụ An Nam đồ dường như sống lại toàn tập. Tất cả những điều nhà nghiên cứu này từng cảnh báo 5 năm trước vẫn còn nguyên. Sự não nề đặc trưng của các câu chuyện Việt Nam là: muôn thuở không có gì thay đổi. Căn cứ vào hai bài viết rất thuyết phục nhưng chỉ có thể xuất hiện bên lề đó, giới chuyên môn đứng đầu quốc gia hiện ra như những nhà nghiên cứu quan liêu, lười biếng, tùy tiện, bất cẩn, phản khoa học, thiếu trung thực, thậm chí thiếu cả năng lực dịch thuật, và có vẻ khá dốt nát".

Toàn văn cả bài, của tác giả Mê Lộ, thì đọc ở dưới

Đừng tưởng nhà văn không biết chữ Hán, bà đủ phân biệt "Địa không" với "Thiên không" khác nhau ra sao, cũng như "Hóa kị" với "Hóa không" giống nhau ở chỗ nào. Đấy là chưa kể "thối tha" còn có cùng gốc từ với "tha hóa".

Những lời góp ý đáng quí của nhà nho xứ Huế : Trần Đại Vinh nói về sách biển đảo


24/07/2014

Đỗ Bá, người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ Bãi Cát Vàng (bài Viên Đình Phong, 2013 - nhân khi Đà Nẵng đặt tên đường Đỗ Bá)

Bài đã thấy đăng trên web Đà Nẵng, của một tác giả tôi đọc lần đầu tiên. Nguyên tên bài thì xem ở dưới (ở tiêu đề entry, tôi có đổi đi một chút).

Xin hỏi luật sư chuyên nghiệp Nguyen Le-Ha: "Công điện" và "Công hàm" khác nhau như thế nào ?

Ở blog này, một thời gian trước, chúng tôi đã chú ý đến cách đặt vấn đề về chủ quyền biển đảo của một vị luật sư người Việt đang sống ở nước ngoài, mà bản thân ông, luôn sử dụng chữ "luật sư chuyên nghiệp". Xem lại ở đây.

Cách đặt vấn đề của vị luật sư chuyên nghiệp này đã nhận được ý kiến phản hồi từ ông Trương Nhân Tuấn. Sau vài lần trao đổi trở đi trở lại cùng nhau, cuối cùng, đến hôm nay, ông luật sư muốn chấm dứt trao đổi (lí do cụ thể xem ở dưới).

Tôi thì chỉ muốn xin phép được hỏi ông một câu duy nhất như sau. Kính mong ông trả lời giúp cho. 

23/07/2014

Sáu tháng đầu năm 2014, có tới 6 vạn người Việt Nam đến Nhật

Một con số không nhỏ. Tuy nhiên, để biết rõ hơn là có bao nhiêu người đến Nhật với mục đích thuần túy là du lịch thì cần đợi số liệu cụ thể hơn của phía Nhật. Lúc đó, khi số liệu chính thức của phía Nhật đã ra, thì sẽ trở lại ở một entry khác. Nhưng có thể tự đoán/phỏng đoán là cũng phải tới cả vạn người đã tới du lịch Nhật Bản (tạm chỉ tính 1/6 trong tổng số).

Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với biển đảo Việt Nam"

Tin của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và bài đăng trên trang Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh lấy từ bài.

Một giải thưởng văn chương đã quyết định và công bố, nhưng có thể không còn được lĩnh nữa - 1

Ở Nhật Bản, hằng năm, có nhiều giải thưởng về văn học. Trong đó, quyền uy nhất, được chờ đón nhất là hai giải Akutagawa (bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Akutagawa 芥川龍之介, 1892-1927) và giải Naoki (cũng bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Naoki 直木三十五, 1891-1934).

Đây là hai giải danh giá nhất ở Nhật Bản, nên người cầm bút muốn tham dự giải (tức để được đề cử) phải chuẩn bị lâu công, thường phải trải qua các giải thưởng ở cấp thấp hơn một hoặc nhiều lần. Dĩ nhiên, người xuất sắc, thì lúc tuổi đời còn trẻ cũng được nhận giải ngay ở lần đề cử đầu tiên. Còn thường thì ngay đến khi được đề cử cho hai giải này, cũng phải mất vài lần mới được trao giải. Không ít người được đề cử năm bảy lượt, vẫn không được giải, và mãi chỉ là "nhà văn từng được đề cử" (hay nhiều lần được đề cử) cho giải Akutagawa hay Naoki. Tác phẩm in ra cũng ghi rõ là "tác phẩm được đề cử" cho giải Akutagawa hay Naoki năm nào đó.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

Mỹ vẫn mời Trung Quốc tập trận chung ở RIMPAC 2014 (10/6/2014)

Tin cũ, hơn một tháng trước. Báo tiếng Việt hình như đưa tin hạn chế.

21/07/2014

Thơ Việt Nam bày bán ở hiệu sách Nhật Bản

Hôm qua, nhân Chủ Nhật, có dạo chơi ở khu phố sách (tên phố là phố sách luôn). Vào tiệm sách Tây, tức dương thư (sách của tây dương), thấy có một tuyển tập thơ Việt Nam mới được bày bán.

Người trong tiệm ghi giá sách bằng bút chí ở góc của bìa ba cuốn thơ ấy: 2100 Yên (tức là tương đương với khoảng 420.000 VND). So với mặt bằng chung của sách Nhật là loại không đắt không rẻ. Nếu mua qua mạng thì đắt hơn vài trăm Yên.

Nhà cũ của ông vua Mỏ Than nước Nhật (Ito Den-emon)


Nhân NHK đang chiếu phim dài tập có liên quan đến Bạch Liên nữ sĩ và ông vua Mỏ Than.


Một làng nhỏ bán nông bán ngư ở trước vũng biển. Thuộc phạm vi của làng, có một hòn đảo nhỏ nằm trong vũng biển. Cảnh sắc và ngôi đền trên đó là của làng. Nhưng quyền sở hữu đá tự nhiên trên đảo, lại thuộc vào gia đình tư nhân.

20/07/2014

Phạm Hoàng Quân lên tiếng: cuốn sách mới ra về chủ quyền biển đảo

Cuối bài, bác Phạm Hoàng Quân ghi ngày tháng là "Cái Bè, ngày 19 tháng Bảy năm 2014". Như vậy là vừa hoàn thành hôm qua. Hôm nay, đã công bố trên mạng.



Lời kết của bài: "Thay cho lời kết, nếu xem tình hình nêu trên như một hiện tượng, những sai sót khó bề chỉnh đốn đã xảy ra tại một cơ quan “tối cao” về chức năng nghiệp vụ, liệu có nên đặt vấn đề rằng phải làm như thế nào để cải tạo tình trạng quan liêu và lạc hậu trong học thuật quan phương -- riêng trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm -- ở Việt Nam hiện nay".

Người Việt và người Mường - 4 : nghe tác giả Tạ Đức trình bày trực tuyến (hơn một tiếng đồng hồ)

Tôi thì thấy thú vị vì nhận ra rất rõ âm sắc người miền biển. Cụ Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng thường tự nhận là "người miển biển, ăn sóng nói gió".

Mà người miền biển thì là quen "trôi nổi", tức "di cư", "di chuyển". Trong cuốn sách, Tạ Đức có chứng minh: nhà Trần và nhà Mạc vốn là bọn thuyền chài trôi nổi từ Hoa Nam xuống, và thành hoàng đế nước Nam.




Buổi nói chuyện do Bookhunter Hanoi đưa lên, từ tháng 6 năm 2014. 

19/07/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên vốn có bản gốc là tiếng Pháp ? (dẫn lại ghi chép đọc sách của bác Thiên Lý, 9/2013)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, thể theo lời thỉnh nguyện của lớp con cháu như chúng tôi, với tư cách là con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh và nhiều trải nghiệm của bản thân ông trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đã có một xác nhận mang những gợi ý quan trọng liên quan đến cuốn sách (xem lại ở đây, tháng 10/2013). Tôi chú ý đến hai chi tiết: vai trò của cụ Trường Chinh, thời điểm năm 1946.

Trước đó, một ít hôm, vào tháng 9/2013, bác Thiên Lý, qua đọc sách mới xuất bản gần đây do bác Nguyễn Văn Khoan làm chủ biên, cung cấp những gợi ý cũng thú vị không kém. Cũng có liên quan đến thời điểm năm 1946.

Sẽ trở lại với thời điểm 1946 sau. Bây giờ, đọc lại ghi chép của bác Lý. Kính mong bác Lý cho tư liệu cụ thể hơn so với thời điểm tháng 9 năm 2013 (nếu có thể, mong bác cho bản chụp từ sách in lên blog của bác; hoặc gửi qua mail, rồi tôi sẽ đưa lên giúp ở bên này). 

Người Việt và người Mường - 3 : bài trao đổi ý kiến của Bùi Xuân Đính trên tạp chí Dân tộc học (số 1 & 2 năm 2014)

Có vẻ như dư luận nói chung phần lớn mới chỉ đọc bài của ông Bùi Xuân Đính đăng tải trên website của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Mặc dù ông Vương Xuân Tình (đồng thời là Viện trưởng Viện Dân tộc và Tổng Biên tập của tạp chí Dân tộc học) có nhắc, nhưng bài đã đăng trên Dân tộc học của ông Đính, đến thời điểm hiện tại, chưa mấy ai đọc ?

18/07/2014

Tiệm ăn Việt Nam ở Nhật (bài Đỗ Thông Minh, 2004)

Cái tên "Đỗ Thông Minh" được dân học tiếng Nhật ở Việt Nam biết đến từ những năm 1996 hay 1997 gì đó. Là vì hồi đó (hay sớm hơn một chút nữa), ông đã biên soạn và in thành công bảng tra chữ Hán trong tiếng Nhật (đọc theo âm Hán Việt, và âm Hán Nhật). Những bảng tra ấy được in trên trang khổ lớn rồi gấp theo nếp, thành nhỏ lại, bỏ túi, rất tiện sử dụng. Từ Tokyo, qua nhiều con đường, những bảng tra ấy xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng,...

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.

14/07/2014

Người Việt và người Mường - 2 : lời bình của Liam Christopher Kelley (tức Lê Minh Khải)

Trong một bài viết đã công bố vài năm trước trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến thơ đi sứ và quan hệ Việt - Trung thời trung đại, tôi đã có nhắc đến cuốn sách về chủ đề tương tự của Liam. Nhiều ý tưởng và kết quả của Liam trong sách đó, tôi sẽ trao đổi lại ở những dịp khác, nhưng ở riêng chi tiết liên quan đến Liam trong bài viết trên, thì tôi không nhận thấy sự cẩn trọng hơn nữa như mức tôi cần đến trong việc Liam xử lí tư liệu nghiên cứu. Ở riêng chi tiết đó, tôi chắc chắn là Liam sử dụng tư liệu qua người khác, bằng bản tiếng Việt, mà chưa hề động đến nguyên bản chữ Hán.

Dưới đây, là entry xuất hiện trên blog của Liam về cuốn sách của Tạ Đức, vốn là tiếng Anh, đã được hai bạn Hoa Quốc Văn và hehe chuyển dịch ra tiếng Việt. Sẽ đi theo thứ tự sau: bản dịch của hehe, bản dịch của Hoa Quốc Văn, nguyên văn.

Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)

Vào tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Trước đó một thời gian, như là khâu chuẩn bị cuối cùng, ngày 8/1, Bộ Chính trị Trung Quốc mở hội nghị tại Nam Ninh, và Mao Trạch Đông đã tới. Có hai vạn người đủ các tộc người ở khu vực Quảng Tây và Quảng Đông đã tới công viên "triều kiến" Mao Chủ tịch.




Ngày 15/3, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ra đời, và ông Vi Quốc Thanh được chỉ định giữ chức Chủ tịch. 

Nhận lời mời của ông Vi Quốc Thanh, tướng quân Chu Văn Tấn đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam sang Nam Ninh chúc mừng. Lúc đó, Chu tướng quân đang là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc


(Trương Chấn Thanh chủ biên, 1997, trang 1200)

Đường sắt trên cao: đến quý II năm 2015, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ khai trương ?

"Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông xây dựng 13,05km đường sắt trên cao với 12 nhà ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông); đường sắt đôi, khổ 1435mm; tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h; thời gian tàu chạy từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/h, tương đương với 1.020.000 người/ngày".

13/07/2014

Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 : lại vừa có từ "công điện" được khai sinh

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng.

Chúng ta đã đột nhiên thấy "công thư". Rồi "thư công". Rồi lại "bức thư" hay "thư".

Tất nhiên, mới đây phía Việt Nam cũng vẫn đã gửi "công hàm" cho phía Trung Quốc.

Và bây giờ, thêm "công điện". Chắc ít ngày nữa, sẽ lại có "điện công". Dần dần, hóa ra "bức điện" nữa, cũng có khả năng !

Chưa kịp ngỏ lời với mảnh đất nhân duyên của Phan Bội Châu trên đất Nhật, bất ngờ chạm tay vào ẤP CHIẾN LƯỢC

Một mảnh đất nhân duyên của nước Nhật gắn với cuộc đời bôn ba cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu, là thị trấn Asaba thuộc tỉnh Shizuoka.

Nguyên chúLễ tiếp nhận bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ Phong trào Đông Du sáng 3/11/2010 tại nhà lưu niệm cụ Phan

Bây giờ, với người Việt Nam nói chung, có lẽ, hai cái tên "Asaba" và "Shizuoka" đã trở nên bớt xa lạ, chứ chưa dám nói là quen quen. 

Tôi là kẻ hậu học, nhờ nhân duyên, mà khoảng các năm 2004-2005, đã thực hiện bản dịch bài văn bia bằng Hán văn mà cụ Phan Bội Châu chấp bút để tưởng niệm cụ Asaba vào năm 1918 sang tiếng Việt. Hiện có thể thấy nguyên bản mang niên đại 1918 trên phiến đá tự nhiên trong khuôn viên chùa Thường Lâm ở Shizuoka, và bản dịch tiếng Việt trên phiến đá cẩm thạch trong khuôn viên khu nhà lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế (niên đại 2010).

12/07/2014

Người Việt và người Mường : Công trình của nhà nghiên cứu Tạ Đức trong luồng dư luận nước Việt (1)

Đây là entry đầu tiên trong loạt liên quan đến cuốn sách mới ra lò của nhà nghiên cứu Tạ Đức - tôi đã đọc nó, dù rất vội vã, khi đang còn ở dạng bản thảo và chuẩn bị đi vào nhà in. Một cuộc trao đổi, cũng rất chớp nhoáng, trước khi tôi xách ba-lô đi du lãng vào vùng núi Bảo Lạc và Trùng Khánh ở mạn biên giới Việt - Trung, đã diễn ra, qua thư điện tử với tác giả.

Đi loạt này vì vẫn đang rất "khí thế" xung quanh cuốn sách. Một số bạn bè cho biết là họ "đang bò ra đọc" cuốn này.

Nguồn ảnh và xem thêm ở đây

Ngòi nổ cho "khí thế" trên, có lẽ, đầu tiên là những bài như dưới đây của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính (khoảng một tháng trước). Kết thúc, ông Bùi chốt lại bằng một lời kêu gọi, rất thống thiết, nhưng theo tôi, là hoàn toàn không cần thiết: "Xét thấy mức độ nguy hiểm, tác hại khôn lường của những luận điểm của Tạ Đức trong sách“Nguồn gốc người Việt - người Mường”, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng có ý kiến chính thức về cuốn sách này". 

Nước Nhật một thời chưa xa: niên đại 1960s - 1970s qua ảnh đen trắng

Năm 1968, hội chợ triển lãm máy nông nghiệp, ở tỉnh Akita:


Nguồn

10/07/2014

Có tập đoàn ăn trộm người Việt ở Nhật: sang năm 2014, con cháu vua Hùng lên ngôi NHÌ trong thó đồ

Viết dần từ 10/7/2014

Kết quả cuối cùng của đường dây ăn trộm xuyên quốc gia, với sự tham gia tích cực của đội ngũ tiếp viên hàng không và lưu học sinh người Việt, là những cửa hàng như sau:

Ảnh của báo Asahi (xem thêm ở đây)

09/07/2014

Mượn lời bà chúa thơ Nôm, nhắn rằng: đã ngọng, thì đừng làm dáng kiểu "ấy cái uông" nữa !

Hôm trước, giật mình với một trí thức Việt kiều ở nước ngoài trong vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, thì hôm nay lại phát hoảng với một trí thức đang ở trong nước lảm nhảm về tiếng Việt (xem bài ở dưới).

Trí thức Việt mình, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài, về căn tính gốc gác, tựa như bị lỗi ngay ở phần gen. Rất lạ. Cứ lấn sân mà gậy múa vườn hoang, hay làm nhà làm nhàm đến rờm cả tai.

Ai đời, ngọng đến thề này mà còn bàn chuyện ngôn ngữ với cả tiếng Việt. Nguyên văn: "Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". Hay lại như, vẫn nguyên văn: "Đã qua rồi thời kỳ chữ Quốc ngữ nước ta phải mượn Hán-Nôm để phiên âm qua tiếng Việt". Chịu, hoàn toàn chịu, không thể hiểu nổi ý tưởng siêu phàm.

Sao không kêu gọi vứt bỏ hết từ Hán Việt trong tiếng Việt đi, để chỉ còn cái "tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu tượng hình, tượng thanh, giàu cung bậc tình cảm". 

Nếu vứt bỏ được, thì ông Lê Duẩn hẳn đã lệnh cho các nhà ngôn ngữ học đưa luôn một câu nào đó với hàm ý như vậy vào thẳng hiến pháp rồi.

Cụ thể hơn đọc ở dưới.

Sách mới của Trần Mai Hạnh : Tiểu thuyết hay tạp văn mang tính chính luận ?

Ít hôm trước, tại Hà Nội, chúng tôi đã ngồi quây lại bên nhau rôm rả kể chuyện cũ. Tả lại cái dáng trầm ngâm của "phụ huynh" Trần Mai Hạnh trước bàn viết nhỏ, trong căn nhà cấp bốn có gác xép nhìn ra hồ Đồng Nhân. Đã có nói về cuốn sách này.

Đầu tiên là xem video (trong đó, có hình ảnh của Trần Mai Anh - trưởng nữ của tác giả, và là một bạn đồng môn của chúng tôi):




Tiếp theo, ở dưới, là bài trên VOV - cơ quan cũ của tác giả, và hiện nay là có ông quan thần đồng "góc sân và khoảng trời" cùng họ Trần.

Sách mới về Trần Đức Thảo : Từ cái bìa sách đã đặt ra nghi vấn về sự trung thực của tư liệu

Sách mới ra, không hẳn là của Trần Đức Thảo, nhưng được xem như là Trần Đức Thảo đã nghĩ và nói như vậy. Bằng chứng là những băng ghi âm nói chuyện với Trần Đức Thảo những ngày tháng cuối đời tại Paris (đầu thập niên 1990), mà đến tận bây giờ, đã là 2014, mới lần đầu được công bố.

Tôi chưa từng đọc gì gắn với tên tác giả "Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê" cả. Chỉ có một nhà nghiên cứu mĩ thuật trùng tên, là Phan Ngọc Khuê, hiện đang ở Hà Nội, là một tác giả quen biết với bạn đọc ngành khoa học xã hội.

Bìa sách (hiện mới chỉ được chiêm ngưỡng bìa):



Ngay cái bìa, theo nhiều người, đã vướng chữ "trăng trối". Chẳng hạn ý kiến của một bạn đọc ở dưới đây.

Tôi không đặt nghi vấn về chuyện chữ nghĩa "trăng" hay "trăn" ở đây. Mà là ở cách làm ra cuốn sách này, và cái bìa này, nếu xem kĩ, đã thấy.


07/07/2014

Đêm mùng 7 tháng 7, vợ chồng ngâu gặp nhau trên sông Ngân Hà

Vốn là đêm mùng 7 tháng 7 của âm lịch. Nhưng cả trăm năm nay, nước Nhật đã mạnh tay bỏ thẳng âm lịch, không dùng, chuyên qua tây lịch, nên hóa thành mùng 7 tháng 7 của dương lịch.

Gọi là đêm thất tịch, và tiếng Nhật là tanabata. Cũng là câu chuyện và những nghi lễ gắn với sông Ngân Hà, hay là Thiên Hà, và việc bắc cầu để sang sông.

Đây là cảnh ở ngay dưới chân tháp Tokyo, trong khuôn viên ngôi chùa lớn đất kinh đô là Tăng Thượng tự. Người ta kết nến kiểu tây nhưng lại làm bằng chất liệu giấy truyền thống Nhật Bản, thành một vệt dài, tựa như mô phỏng Thiên Hà:

Đằng sau là tháp Tokyo, và trước mặt là chùa Tăng Thượng tự

06/07/2014

Cha đẻ của chú Dế Mèn và một trong ba người khác vừa qua đời (1920-2014)

Một kỉ niệm về ông, tôi đã kể một cách tản mạn, xem lại ở đây.



Có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Nhật của Dế mèn phiêu lưu kí (nhóm Sato thực hiện) tại đây hoặc trực tiếp tại đây 


Dưới là tin của báo Việt Nam.

Hàng xóm mới : Một gia đình Hà Bắc

Hồi đi du lãng ở vùng Chiềng Mai (Thái Lan), mấy năm về trước, tôi thấy mỗi dãy phố tựa như đều có vài điểm giặt máy và sấy máy công cộng. Một không gian nhất định được dành riêng ra, trong đó, nhiều máy giặt cho nhiều kích cỡ khác nhau của đồ giặt, kèm theo là hệ thống máy sấy. Người có nhu cầu giặt giũ ở xung quanh đó sẽ mang đồ giặt và bột giặt nước xả tới, chỉ cần đút đủ tiền xu vào các máy là chúng hoạt động.

05/07/2014

Đang xem trận Đức - Pháp qua trực tuyến với thuyết minh tiếng Việt

Lệch múi giờ với Hà Nội hai tiếng. Nên ở đây đã là ngày 5, mà Hà Nội thì vẫn đang còn là ngày 4/7/2014.

Ở đây, hầu như vòng chung kết bóng đá thế giới không có ảnh hưởng. Không ai nói chuyện về bóng đá, không hề có quảng cáo bóng đá, dĩ nhiên hàng xóm láng giềng không tập trung ở một chỗ để xem như bên ta. Một vài sân vận động có gắn màn hình lớn, người ta đến đấy xem chung và hò hét, nhưng lại cách rất xa chỗ tôi ở lúc này.

Bởi vậy, để lấy không khí, tôi tranh thủ xem qua mạng từ máy tính, với thuyết minh bằng tiếng Việt.


02/07/2014

Mấy phút trên đường ra máy bay bằng xe buýt hàng không

Lại bay vào giờ khuya. Máy bay cất cánh từ Nội Bài lúc không giờ hơn một chút, và hơn 6 giờ sáng hôm sau thì có mặt ở đầu bên kia. Do lệch múi giờ, nên thời gian bay thực chỉ là hơn 4 tiếng. Ngày xưa, hồi chưa có đường bay trực tiếp, cứ phải quá cảnh qua Hồng Kông, thì thường là bay giữa trưa và tối mịt mùng mới đến nơi. 

Ở Nội Bài, lần này, khu vực đường bay quốc tế, ấn tượng nhất là thấy có rất nhiều đoàn người Việt đi lao động ở nước ngoài. Đi Anh quốc, đi Nhật Bản, đi Đài Loan, tựa như cả những nước vùng Trung Đông và châu Phi. Nam có, nữ có, và đa phần là thanh niên. Nhiều tốp mặc áo dạng công nhân có in chữ Vietnam (hay tương tự như vậy) ở sau lưng. Vài ba tốp mặc com-plê với cà-vạt chỉnh tề, tay lại ôm những chiếc áo khoác mùa đông.