Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

29/06/2014

Gia đình nạn nhân và luật sư đã chính thức gửi đơn nhờ các nhà ngoại cảm

Đó là tin do Lao Động vừa loan. Đơn chính thức đã gửi đến chỗ của ông Vũ Thế Khanh. Ông đã cho biết: "Dù gia đình đã gửi đơn nhưng chúng tôi cần có sự hợp lý về mặt luật pháp nữa thì mới tham gia vào vụ án".

Tức là, cần phải đợi sự phê chuẩn của cơ quan chức năng, thì mới biết được những nhà ngoại cảm nào sẽ ra tay cứu giúp gia đình nạn nhân. Và, cũng theo ông Khanh, thì:"nếu cơ quan điều tra chấp nhận, họ sẽ cử một vài nhà ngoại cảm cùng tham gia vào vụ việc này để có kết quả tốt nhất. Và ông Khanh cũng cho rằng kết quả phải chờ khi bắt tay vào việc thì mới có thể khẳng định là thành công hay không".

27/06/2014

Thế nào là phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế (bài Cu Nỡm)

Câu cuối trong bài của Nỡm:"một món hàng độc hại có thể giết chết một người còn một chính sách kinh tế độc hại có thể giết chết cả một quốc gia".

BÀ CHÚA LIỂU (Hoàng Tuấn Phổ ở xứ Thanh)

Cụ Phổ ở xứ Thanh có rất nhiều sách đã in, mà tôi mới đọc kĩ ba bốn cuốn trong đó. Thích nhất và có khi trích dẫn, là cuốn Bà chúa Liểu.

Đó là cuốn sách ra đời rất sớm, ở loạt đầu tiên, về bà chúa, từ sau Đổi Mới (trước Đổi Mới, bà chúa được xem là trung tâm của mê tín dị đoan).

Món ngon Hà Nội : Phở bưng ở đầu phố Hàng Trống

Phở hiện là một trong những món Việt Nam đi vào được thế giới. Có lần sau cả hai ngày mê mẩn lần mò trong Bảo tàng Đại Anh ở Luân Đôn, làm chuyến cuốc bộ dọc theo bờ sông Thêm, chẳng hiểu thế nào, bỗng nhiên, trong cái lạnh hiu hiu ở xứ sương mù, mình lại thèm... có được một bát phở, mà phải là phở Bắc ! Đi một lúc, bỗng, lại ngẫu nhiên, thấy có hai người dáng Á châu, một người cầm cái chậu nhựa màu đỏ, và họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Đại khái là cứ thấy có tiếng Việt, là sẽ tìm ra được mùi phở, dù ở bất cứ nơi đâu, trên trái đất này.

Phố nhỏ ngõ nhỏ, khuyên nhau giữ rác và bỏ rác (tin và ảnh của VTC)


Hoàng Sa - Trường Sa : "hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này"

Câu đặt trong ngoặc kép là nguyên văn, từ tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam, vào ngày 25/6/2014.

Nguyên chú:  Hội Luật gia phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Thái Sơn
Đại ý của tuyên bố thì đọc ở dưới. Còn cả đoạn thì như sau: "Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm".

23/06/2014

"Rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông"


Cả đoạn:

"Lực lượng của Mỹ - Tưởng mạnh như thế (hơn 8 triệu quân) mà cũng bị Giải phóng quân đánh tan; phát xít Đức, Ý, Nhật hung dữ như thế, mà cũng bị Hồng quân Liên Xô tiêu diệt. Hai là: phe đế quốc chủ nghĩa ngày càng suy sụp, phe xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Ba là: trước đây, phát xít Đức đã hết sức dùng mọi cách hung ác trong âm mưu chống cộng, kết quả chúng đã thất bại một cách tồi tàn. Ngày nay đế quốc Mỹ đang đi theo vết xã chống cộng của Hítle, chắc chắn rằng số phận của đế quốc Mỹ cũng sẽ kết thúc một cách thảm hại như số phận của Hítle. Bốn là: chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: điều đó cũng rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông. "


Nguyên chú (Thứ Bảy, ngày 11/4/2009 - 10:12)Trang bản thảo đánh máy tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một vạn cẩu lớn cẩu bé đã thăng thiên trong Tết Thịt Chó (thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc)

Thành phố Ngọc Lâm (đánh dấu màu đỏ): Cách không xa Hong Kong, và cũng khá gần Hà Nội.
Tết thịt chó Ngọc Lâm cũng mới có từ 1995, chứ chưa lâu như một vài nơi khác (5, 6 trăm năm)

21/06/2014

Phạm Thị Minh Thư : "Hồng cũng kém tuổi Tuấn hai mươi mốt tuổi chẵn, và trước anh cô chưa từng… lấy chồng" (1995)

Lời dẫn: Thời nhỏ, từng đọc Phạm Thị Minh Thư. Thích một cách man mác với những truyện ngắn của chị. Nhớ mãi cảnh một anh chàng đeo kính cận dầy cộp sửa xe đạp cho một áo trắng trong cái thế giới mà chị tạo ra.

Rồi thì vào đại học. Đọc lại, không thấy còn thích như hồi nhỏ nữa. Đúng là, chỉ có một đêm như thế thôi.

Rồi thì, có một dạo, tôi trở thành hàng xóm của nhà văn Phạm Thị Minh Thư. Trong khoảng thời gian hai hay ba năm gì đó, tôi không còn nhớ rõ. Chị tới mua đất của ông hàng xóm bên cạnh nhà tôi, và xây một ngôi nhà to ở chỗ đó. Bọn trẻ trong xóm tôi, từ đó về sau, mất luôn chỗ đá bóng.

Vị trí của 3 giàn khoan mà Trung Quốc đã và sẽ đưa thêm ra (từ 13/6 đến 12/8)

3 giàn khoan đã và sẽ đưa ra: A - Nam Hải 4; B - Nam Hải 2; C - Nam Hải 5



Trung Quốc đợi cây sáo của mình sang Hà Nội hòa tấu xong, về đến nhà an toàn, thì liên tiếp trong ngày 19/6 đã đưa ra 3 thông báo về 3 cái giàn khoan như trên. Đại ý bảo: cần tránh xa các khu vực đó ra, để yên cho giàn khoan làm việc.

19/06/2014

Lại chuyện về kho vàng của phát xít Nhật để lại trên đất Đại Việt


Nhờ lướt thấy thế, mới lần ra bài về một kho vàng được xem là quân Nhật còn chôn lại ở Việt Nam. 

Ở chỗ tôi hiện nay, cũng ít nhất có 1 vị luôn thuyết phục chúng tôi là họ đang được coi một kho vàng có trữ lượng rất lớn. Nhưng qua cả đến gần 10 năm rồi, mà cũng chưa thấy ai, ngoài vị này nhìn thấy. 

Đại học mang tên Phạm Văn Đồng đồng tổ chức hội thảo về Biển Đông

Ngày 20 và 21 tới sẽ có hội thảo như vậy.

Không biết công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 sẽ được gọi là gì trong hội thảo này ? "Công thư", "Thư công" , "Lá thư", "Bức thư', hay là còn là gì nữa ?

Cũng không biết là ông Ngô Viễn Phú (Trung Quốc) có tham gia không ? 

Dương Khiết Trì vừa nhắc lại với "các đồng chí" của ông vào ngày 18/6/2014: Quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc, vốn không có bất cứ tranh chấp nào !

Đó là tin do Reuters China vừa loan.


Nguyên chú : 6月18日,国务委员杨洁篪(左)在河内会见越共中央总书记阮富仲(右)

18/06/2014

Đồng thời với việc gửi cây sáo sang hòa tấu ở Hà Nội, thì Trung Quốc cũng gửi máy bay chiến đấu của lục quân ra Biển Đông

"Cây sáo" là nghĩa của chữ Trì (trong cả cụm gồm 3 chữ Hán là Dương Khiết Trì). 

Chữ Trì là chữ này:.

Chữ Trì này, là một chữ ít dùng vì không phổ biến trong chữ Hán, về cấu tạo thì: gồm chữ Hổ (con hổ, con hổ thực sự) ở dưới, và chữ Trúc (cây tre, cây trúc, bụi rậm,...) ở trên. Ý như là con hổ nấp trong bụi cây.

17/06/2014

Ngày mai, 18/6, ông Dương sang Hà Nội

Đó là tin vừa xuất hiện trên báo Nhật, và theo nguồn là Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày hôm nay.

Theo dự kiến, ông Dương sẽ hội đàm cùng Thủ tướng và lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tây Sa và Nam Sa ở chỗ nào trong bộ THANH SỬ CẢO và ĐẠI THANH NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ (bài Hồ Bạch Thảo)

Bài dưới đây, là của học giả Hồ Bạch Thảo - một người Việt Nam đang sống ở nước ngoài - đăng trên tạp chí Thời Đại Mới từ năm 2010.

16/06/2014

Báo chí Trung Quốc lớn tiếng ca ngợi PHONG CÁCH THIÊN TỬ của người anh em với ông chủ tiệm bánh ở Hồ Nam (gia tộc họ Tập)

Gần đây, người ta đã "tìm được" người anh em như vậy, ở một tiệm bánh thuộc tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), trong đại gia tộc họ Tập.

Hôm nay, truyền thông Trung Quốc nhất loạt ca ngợi phong cách của người anh em với ông chủ tiệm bánh.

Toàn văn đọc ở dưới, còn ý chính thì phong cách của người anh em này, được chỉ ra như sau. Tạm gọi là phong cách thiên tử.


Cha và con (nguồn)

Mà trước khi đọc các điểm ở đây (quan điểm của báo chí Trung Quốc), nên ngó qua bài của bác Thiên Lý bên Đại Việt (đã đi mấy hôm trước): Thiên tử nhứt ngôn (tôi mạn phép tự tiện chữa chữ Nhất trong nguyên bản của bác Lý thành Nhứt).

15/06/2014

Chất lượng Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài : Qua trường hợp liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958

Trên trang BVN, ông Phạm Quang Tuấn (một học giả Việt Nam hiện làm việc tại Úc) vừa đưa ra một lời bình, rất thẳng thắn, về bài viết của một học giả Việt Nam khác hiện cũng ở nước ngoài (công bố trên tạp chí Thời đại mới số  31 tháng 7/2014 - do nhóm các ông Trần Hữu Dũng ở Mĩ chủ trương).

Nguyên văn lời bình của ông Tuấn: 
"Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp".

Theo đường link, vào đọc bài của ông Thuần. Tôi cũng kinh ngạc, đến rợn người. Ngay từ dòng đầu tiên:


Ấm ớ hội tề như thế này, mà lại còn làm duyên làm dáng. 

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

13/06/2014

Thử xem chuyên gia biên giới Việt Nam phản hồi các tư liệu mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa trình ra

Tôi nghĩ là Trung Quốc còn ủ không ít tư liệu nữa. Chưa vội tung ra hết.

Loạt vừa rồi, họ đưa ra, mới tạm thế, nhưng lại là mang tính chính thức (gửi lên Liên hiệp quốc), cốt để xem Việt Nam có bấn loạn hay không với cái tạm thế ấy đã.

Trong khi chờ đợi để có thể may mắn thấy lại trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958, thử xem mấy bác được mang trọng trách của phía Việt Nam phản hồi thế nào với số tư liệu tạm thế vừa rồi.

Xem toàn văn ở dưới. Đọc bài, đủ biết trình độ của chuyên gia Đại Việt đến đâu.

12/06/2014

Chuyên gia chính trị học khu vực người Hung, có tên Trung Quốc là Sa Long Thái, nói về công hàm Phạm Văn Đồng (năm 2008)

Tên chữ Hán là Sa Long Thái (沙龙泰), còn tên Hung thì là Szalontai, đầy đủ là Balazs Szalontai. Chẳng hạn, có thể thấy tên của ông trong một hội thảo dưới đây đã diễn ra năm 2012, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Khoa học Hung-ga-ri đồng tổ chức, tại Trung Quốc.

Hội thảo có tên khá hay là 新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949 - 1989). Tạm dịch: Sử liệu mới - Phát hiện mới : Quan hệ giữa Trung Quốc với Liên Xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1949 - 1989

Hình ảnh và tên của Sa Long Thái trong hội thảo.

Năm 1938 : Hoàng đế An Nam ra quyêt định để Hoàng Sa thuộc vào tỉnh Thừa Thiên (theo đề nghị của người Pháp)

Tư liệu do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố trên mạng, từ tháng 10/2009.

Tây Sa chỉ là đảo chim ỉa trong con mắt trí thức Việt Nam đầu thập niên 1930

Vẫn là một entry cũ trên blog Yahoo (), hôm nay, mang lại về đây. 

11/06/2014

Đấu lý giữa chính quyền bảo hộ Pháp với Trung Hoa năm 1932 về Tây Sa

Bài cũ đã đi trên blog Yahoo (). Hôm nay, đưa lại về đây.


Tư liệu in trên giấy năm 1932

Đang làm gì thế, vào những ngày này, ngư dân trên đảo Tây Sa (vốn là Hoàng Sa, và vốn có ngôi chùa Hoàng Sa)

Trên đó, vẫn còn thấy được dấu tích của chùa Hoàng Sa được xây dựng thời Bảo Đại. Đại khái hình dáng hiện này là (nay thành ra Miếu Cô hồn):



Những người đàn ông đan lưới, phơi hải sản, chuẩn bị đi biển. Thấp thoáng bóng dáng của lực lượng quân đội.

Trời rất nắng. Biển cả bao la.

Trẻ con trên đảo đáng yêu như vốn có. Lúc sinh thời, cụ Lê Duẩn từng diễn thuyết rằng: "Với trẻ con, tôi không tính lập trường giai cấp" (phỏng theo ghi chép của một người đã trực tiếp nghe diễn thuyết này, tại Trường Sư phạm Hà Nội trước đây, hồi cụ mới ra Bắc).

10/06/2014

Năm 1938 : Nhật Bản bàn luận về giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa

Đó là năm Chiêu Hòa thứ 13. Tính ra lịch Tây là năm 1938. 

Người Nhật đánh giá cao vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa. Tư liệu được công bố sau cuộc điều tra thực tế vào năm đó:


Bản đồ Tây Sa, và đường biên giới áp sát đảo Lý Sơn, do Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố, trong chiến lược hù dọa láng giềng

Với sự nhập nhèm, không tử tế, không đàng hoàng như là một đại quốc trong thế giới hiện đại, phía Trung Quốc, mà đại diện là Bộ Ngoại giao, vừa công bố các tài liệu liên quan đến việc họ khẳng định chủ quyền ở Tây Sa và Nam Sa. Trong đó, có một phần là "hồ sơ" về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 (đã nói đến ở entry hôm qua).

Ở vùng trời mạng và trời tin tức, thì ra sức tố cáo ngược (vừa đánh người vừa kêu ầm lên là tôi bị chúng nó bắt nạt !).

Ở vùng trời biển Tây Sa (tức Hoàng Sa) thì đưa giàn khoan khủng để xoắn dầu (hai ngôi sao đỏ trong bản đồ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố là chỉ 2 địa điểm đã hạ đặt giàn khoan).

Còn ở vùng trời biển Nam Sa (tức Trường Sa), thì đang "lấn biển khai hoang" ở liền mấy chỗ.

09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

Phía Trung Quốc vừa nhắc lại về qui trình của công hàm Phạm Văn Đồng : chính báo Nhân Dân (ngày 6/9/1958) đã đăng toàn văn tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc (phát đi ngày 4/9/1958)

Các thông tin do báo chí Trung Quốc vừa tiết lộ dưới đây cần phải xác nhận. Có thể, về phía Trung Quốc, chỉ là nhắc lại mà thôi.

Đầu tiên, phải xác nhận đã, rồi sau đó mới làm gì thì làm. Địa chỉ xác nhận đã rõ ràng: bản gốc trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958.

Thông tin cụ thể như sau (toàn văn ở dưới, còn ở đây, tôi ghi thành mục để rõ qui trình). 

08/06/2014

Ngô Viễn Phú đã cho đăng bài về công hàm Phạm Văn Đồng trên tạp chí học thuật Trung Quốc

Ngô Viễn Phú viết bài và đưa lên trang cá nhân từ năm 2012 (hiện đã hỏng, không tìm lại được). Sau đó, cũng năm 2012, tôi đã dịch toàn văn bài đó và đưa lên blog cá nhân (thực ra, như một số bạn còn nhớ, là dịch từ từ một cách tranh thủ và trực tiếp trên blog Yahoo, sau vài ngày mới xong).

Gần đây, đăng lại bản dịch trên blog này. Đã nhận được nhiều lời bàn của bạn đọc tiếng Việt. Trong đó, có một phản luận trực tiếp 1 đối 1 của Dương Danh Huy.


Tạp chí đã xuất bản năm 2013, có bài của Ngô Viễn Phú về công hàm Phạm Văn Đồng

07/06/2014

Hè đến rồi, là đến tết thịt chó ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc)

Dân Quảng Đông nghiền thịt chó. Mộc tồn trở thành món mang hồn cốt dân tộc, được dùng để chiêu đãi khách quí, và còn được xem như một loại thuốc (có thể xem lại ở đây, và ở đây). 

Ở bên cạnh Quảng Đông, dân Quảng Tây cũng nghiền thịt chó không kém. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Người Ngọc Lâm đại khái sẽ thuyết minh rằng: trai ăn thịt chó thành vua, nữ ăn thịt chó khỏi cần đến mĩ viện. Đây cũng là vùng đặc sản của vải. Người ta uống rượu vải khi tham gia tết thịt chó.

Tạm xem một ít hình ảnh sau (và một video nói tiếng Quảng Đông - đi ăn thịt chó mà nghe tiếng Quảng Đông mới thú).

Tháng 6 năm 2014,
Giao Blog

06/06/2014

Tàu vận chuyển KUNISAKI của liên quân Nhật - Mĩ - Úc cập bến Đà Nẵng : Báo Nhật Bản thẳng tưng, báo Đại Nam úp mở

Đầu tiên, cứ phải nhắc lại sự kiện thanh gươm và đèn lồng Nhật Bản đã tới Hà Nội năm 1929.

Hôm nay, 6/6/2014, tàu Kunisaki - loại tàu vận chuyển của lực lượng tự vệ Nhật Bản - đã cập bến Đà Nẵng, trong bối cảnh Việt - Trung đang căng thẳng ở Hoàng Sa và Trường Sa. Kunisaki mang đội quân liên hợp Nhật - Mĩ - Úc, được nhân dân Việt Nam nồng nhiệt đón chào.

Về cơ bản, báo chí Việt Nam khoe sức mạnh của Kunisaki. Như là của nhà mình trồng được. Chẳng hạn:"Lần đầu đến Đà Nẵng, tàu đổ bộ LST 4003 của Nhật Bản gây ấn tượng bởi lượng giãn nước không tải là 9.000 tấn, đầy tải 14.000 tấn. Tàu dài 178 m, rộng 25,8 m, cao 17 m. Hệ thống radar, cùng nhiều thiết bị hàng hải hiện đại được trang bị trên con tàu này". Rồi thì nhiều ảnh chụp các góc cạnh được trưng ra. Nhưng không quên chốt lại bằng một câu đại loại như: "mục đích của chương trình tập trung vào các vấn đề y tế".

Nhờ báo Nhật mới biết người phụ nữ trong ảnh là bà Lê Thị Thu Hạnh - Phó Giám đôc Sở Ngoại vụ của Đà Nẵng
(theo nguyên chú6日、ベトナム中部ダナンに寄港した海上自衛隊の輸送艦「くにさき」の前で握手する第1輸送隊司令の松井陽一1等海佐(左から2人目)とダナン市人民委員会のレ・ティ・トゥ・ハイン外務局次長 )

Còn báo chí Nhật, thì không đưa ảnh gì to tát (thậm chí không có gì, chỉ tin bằng chữ), và nói rõ luôn rằng: "Tàu vận tải của đội tự vệ biển Nhật Bản cập bến cảng Việt Nam : Kiềm chế Trung Quốc bằng liên quân Nhật - Mĩ - Úc" (nguyên văn: 海自輸送艦がベトナム入港 日米豪で中国けん制 ).

Lại từ "công thư" thành ra "bức thư" (và còn nữa)

Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đột nhiên chuyển thành "công thư". Và bây giờ, các chuyên gia của Việt Nam, lại tiếp tục, tiến thêm một bước, chỉ còn coi nó là "bức thư".


Có thể xem một bản chụp khác của báo Nhân Dân ở đây

05/06/2014

Tin về Trường Sa : ngoài đảo Dưa Đỏ, lực lượng Trung Quốc đang thi công "lấp biển khai hoang" ở 2 điểm khác

Tin đó, do Thủ tướng Phi Luật Tân vừa loan, trong cuộc họp báo ngày hôm nay. Báo Nhật và báo Trung Hoa đại lục cũng đã đưa tin.


Trung Quốc đang lấp biển ở khu vực đảo san hô Dưa Đỏ
(nguồn ảnh ở tin bên dưới)


Dưa Đỏ là dịch từ hai chữ Xích Qua trong tiếng Trung Quốc (phía Việt Nam gọi là Gạc Ma). Theo thủ tướng Phi Luật Tân, ngoài hành động ở Dưa Đỏ, phía Trung Quốc còn đang cùng lúc lấn biển khai hoang ở 2 điểm khác.

Tìm được người em của ông Tập Cận Bình là chủ tiệm bánh ở Hồ Nam

Tiệm bánh ấy đã mở được 5 năm. Chủ tiệm có khuôn mặt và dáng điệu giống hệt Tổng Bí thư Tập Cận Bình.


Nhờ đó mà tiệm bánh phát tài: hàng ngày, khách hàng rồng rắn xếp hàng từ sớm. Mỗi ngày bán được tới 1600 cái bánh. Đông nhất là thời gian tan trường.

04/06/2014

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh : Người hùng bến Thượng Hải vẫn sống trong quản lí của bầm, 37 tuổi mới được dùng thẻ tín dụng

Điện ảnh quả thực chỉ là ảo thuật. Quá khác xa với ngoài đời thực.

Người hùng Đinh Lực, tức là Hoàng Hải Ba ở ngoài đời thực, vừa vướng vụ bê bối với dân phòng Bắc Kinh gần đây. Nhiều bí mật động trời liên quan đến "gia cảnh" của anh bị tiết lộ !



Gần 40 tuổi, Đinh Lực vẫn chịu sự quản lí của bầm ruột. Ngôi sao hàng số một điện ảnh Trung Quốc đại lục này vẫn đưa tiền kiếm được để bầm giữ hộ. Đến tận 37 tuổi mới được bầm cho dùng thẻ tín dụng, mà chỉ là thẻ phụ (thẻ chính bầm giữ hộ mất rồi)

Chuyện khó tin, nhưng mà là thực. Mỗi cây mỗi hoa mà. Chỉ để biết vậy.

Tư liệu trực tuyến của Nhật Bản : "Thông báo cho chính phủ Việt Nam về việc ngừng cấp mới ODA" (2/6/2014, NHK)

Tin của báo chí Nhật Bản đã được tôi điểm ngày 2/6/2014 (ở đây). Sáng nay, 4/6/2014, VNN vừa đưa tin rằng: Bộ trưởng Thăng: Chưa ai nói dừng hay cắt ODA.

Thế thì, mời các ông bà xem tư liệu trực tuyến ở dưới đây, xem ai nói. 





Trên là video của NHK đã phát cho quốc dân Nhật Bản xem. Và dưới là bản đọc (tôi chép nguyên văn về, từ trang NHK).

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).

02/06/2014

Quân đội Trung Quốc giải thích về đường lưỡi bò (Vương Quán Trung, 1/6/2014)

Ông Vương Quán Trung là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc

Nhật Bản tạm ngưng cấp ODA cho Việt Nam, vì liên quan đến vụ lại quả trong dự án đường sắt cao tốc

Tin đó vừa được loan trên hệ thống truyền thông Nhật Bản. Vụ lại quả đình đám đó đã nhắc đến ở đây. Truyền thông Việt Nam thì tựa như tạm chưa đả động đến.

Trước đây, một vụ tham nhũng liên quan đến ODA Nhật Bản đã được phía Nhật phát giác trước, rồi Việt Nam xử lí theo đó.  Lần này, cũng vẫn do Nhật Bản khui ra trước, phía Việt Nam thì chưa rõ xử lí như thế nào và đến đâu rồi.


Với lí do: bài học lần trước vẫn chưa hề được nghiêm túc xem xét, nên phía Nhật vừa chính thức gửi đại diện sang Việt Nam truyền tận tay thông điệp trên.

Đề thi môn Lịch sử năm 2015 : Kẻ thù truyền kiếp không đội trời chung

Với năm 2014, thì đề thi như đã thấy.

Lần này, với năm 2015, thí sinh được tham dự một kì thi đặc biệt, về môn Lịch sử. Người tham dự kì thi, tức các thí sinh, không bị hạn chế bất cứ gì (tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, quốc tịch, học lịch, bằng cấp, ...). Thời gian chuẩn bị 01 năm (từ ngày 2/6/2014 đến 2/6/2015). Kì thi kết thúc lúc 12 h khuya của ngày 2/6/2016.

Trong thời gian chuẩn bị, thí sinh có thể sử dụng tài liệu theo tất cả các cách vốn đã quen và sẽ tự quen (có thể quay cóp, cắt dán nhưng phải dẫn chính xác tư liệu tham khảo hay đường link).

Thanh gươm và đèn lồng Nhật Bản đã tới Hà Nội năm 1929, trong chiến lược liên minh với người Pháp

Đồng bệnh tương lân (cùng bị một bệnh thì thương cảm nhau), Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau. Người Nhật đang rất lo là Trung Quốc có thể vào ngay bước thứ 6 một cách bất thình lình, như không, bất cứ lúc nào, trong 6 bước đoạt ngôi soái ở châu Á.


Ảnh của Yamada, 1929, tại Hà Nội


Đèn lồng Nhật Bản

01/06/2014

6 bước để Trung Quốc đoạt ngôi bá chủ, bây giờ, họ đang đi bước 4 và 5 (quan điểm của Kasahara cho tờ Sankei Ex)

Trung Quốc và Nhật Bản hiện vẫn đang tranh chấp quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Gần đây, với áp đảo về số lượng, Trung Quốc ở thế thượng phong. Theo đó, hơn lúc nào hết, người Nhật đang ngày một rõ dã tâm của Trung Quốc.



Khi thấy khoảng 130 tàu các loại của Trung Quốc vây ráp tàu chấp pháp của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa mấy ngày qua, người Nhật cũng đau đớn tiết lộ rằng: có ngày họ cũng đã mang tới hơn 100 tàu vào khu vực Senkaku định ăn hiếp lực lượng Nhật Bản