Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/03/2014

Bài cũ trên Tia Sáng (2007): Có đạo văn hay không ?

Hôm trước, là chuyện gần đây, từ bài báo của Nguyễn Thanh Lợi. Bài đó xuất hiện trên tờ Nhân Dân và đặt ra một số nghi vấn về cuốn sách mới xuất bản của nhóm Trần Ngọc Thêm.

Có nhiều nghi vấn, ở ta, bị chìm vào quên lãng, và tựa như không rõ được xử lí ra sao. Khác với xử lí ngay lập tức ở sự kiện mới đây tại Đại học Ngoại ngữ Nagoya (Nhật Bản).

Vì đạo văn, Giáo sư Trưởng khoa tác giả của thuyết Trí Tuệ đã bị miễn trừ chức tước và cho thôi việc

Đó là Giáo sư IDO Kazumoto (58 tuổi) cho đến hôm qua vẫn là Trưởng khoa Khoa Kinh doanh Quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Nagoya (Nhật Bản).

Vẫn thấy người vợ Nhật trải khăn mùi xoa mời đức ông chồng ngồi xuống nghỉ ở bên đường (Vương Trí Nhàn, 2013)

Phần lớn những nội dung về nước Nhật trong du kí của nhà văn Vương Trí Nhàn (ở dưới đây) có thể xem là thuộc bản quyền của chàng trai hướng dẫn viên du lịch tên Đức. 

Đức vốn là lưu học sinh Nhật Bản, ở lại xứ Phù Tang, và một việc làm thêm của anh là hướng dẫn viên du lịch. Đức đưa đoàn du khách Việt Nam, có cả một nhà văn - bác Nhàn của chúng ta - đi thăm thú những điểm du lịch tiêu biểu ở phần miền bắc và miền trung nước Nhật. Nhà văn ghi lại những gì Đức hoặc thuyết minh hoặc tâm sự riêng. Những cái đó, được trộn với kiến văn và suy tư đối sánh Nhật - Trung - Việt của nhà văn.

Có một người trong đoàn du khách Việt Nam đã bỏ trốn ngay khi vừa đến Nhật.

29/03/2014

Để cùng đọc lại : Những dự đoán hay phán bảo của giới tâm linh Đại Việt ngay trước khi tìm thấy vật chứng của máy bay Mã Lai MH370

Theo thông tin từ ảnh vệ tinh của nhiều nước, tựa như người ta đã phát hiện ra những vật thể thực (từ chiếc máy bay xấu số) đang trôi nổi ở Ấn Độ Dương. Ngày 24/3, phía chính phủ Mã Lai đã chính thức kết luận MH370 rơi xuống Ấn Độ Dương. Tuy vậy, sau gần một tuần, đến hôm nay, vẫn chưa có bất cứ vật thể thực nào của MH370 được tìm thấy. Tức mới chỉ nhìn thấy mà chưa tìm thấy.

Sự thực là như vậy.

Và nếu một vài ngày tới, sau khi tiếp cận được hàng ngàn vật thể đó, vớt lên, rồi kết quả giám định lại là: không phải của MH370, chỉ thuần túy là rác trên đại dương do loài người xả hàng giờ hàng phút ra. Nếu thế thì nền khoa học hình ảnh vệ tinh của toàn nhân loại đến thời điểm hiện tại, đáng vứt vào sọt rác (đừng vứt ra đại dương, cần đưa đúng vào sọt đựng rác).

Từ ngày 28/3, các công ty bảo hiểm của Trung Quốc bắt đầu thanh toán tiền bảo hiểm cho người nhà các hành khách xấu số của MH370

Chắc có không ít người đang suy tính như vậy. Nhưng về cơ bản, hầu như cả thế giới đang tin vào kết luận của chính phủ Mã Lai dựa vào các phân tích mang tính khoa học trên cơ sở các dữ liệu khoa học.

28/03/2014

Không thể không bất bình với đội ngũ phát thanh viên, biên tập viên tuột dốc về thanh sắc của đài truyền hình quốc gia có 90 triệu dân

Chương trình thời sự buổi tối của VTV (bắt đầu lúc 19 h) có lẽ là chương trình được người dân Việt Nam xem nhiều nhất. Tôi hầu như chỉ xem VTV mỗi ngày ở chương trình này.

Gần đây (từ khoảng đầu năm 2014), nhiều hiện tượng lạ khó lí giải cho một đài truyền hình quốc gia có tới 90 triệu dân ở chương trình này. Cốt yếu là: nhiều phát thanh viên, biên tập viên kém cả về THANH SẮC được xuất hiện vẻ như bất thường, lại rất thường xuyên. Sự xuất hiện của họ, không thể không làm chúng ta cảm thấy bất bình.

Giọng đọc của khá nhiều biên tập viên xuất hiện gần đây có thể nói là kém. Lối phát âm làm nhức óc người xem truyền hình (người thì nói hụt hơi mất từ, người thì hơi bật mạnh vô lối, cứ ba hay bốn tiếng lại ngắt nhịp một lần). Lẽ nào quốc gia hết sạch người có đủ thanh sắc để có thể trở thành biên tập viên, phát thanh viên của VTV rồi hay sao ?

27/03/2014

Đấu lại cả thế giới, bằng dép lốp, nỏ thần, và nỏ mồm

Nỏ thần, nỏ mồm là hai từ mới, vừa đi mượn về. Dép lốp thì rõ ràng cũ hơn, nhưng vẫn là đi mượn. Chỉ gia công một chút xíu, bằng cách xếp chúng vào một hàng với nhau.

Đại ý nỏ thần thì như sau:

Nỏ thần ấy được trang bị cùng dép lốp, để ta bay vào vũ trụ.

Còn nỏ mồm thì có thể theo các nghĩa sau (phỏng theo từ điển tiếng Việt): 1. Binh khí hình như cái cung, nhưng cũng lại giống luôn cái miệng người. Khác với nỏ thần, nỏ mồm chuyên bắn đạn lời, kể cả văng tục; 2. Cái miệng đã nói mỏi, tới mức khô toàn bộ vòm họng và gẫy luôn cả lưỡi. 

Đại ý cứ lảm nhảm, huyên thuyên, liến thoắng, đủ trò đủ cách, đến độ khô môi héo lưỡi. 
NỎ MỒM NỎ MIỆNG trong cuốn từ điển tiếng Việt in năm 1931

24/03/2014

Chuyện gia đình ông Fox ở Mĩ giao tiếp được với ma, hồi giữa thế kỉ 19 (bản kể của hệ Cao Đài - Việt Nam)

Đoạn tư liệu ở dưới được trích nguyên về từ trang Caodaifrance (xem ở phần Tư liệu của entry này).

Cứ căn cứ theo tài liệu in trên giấy (xuất bản cũ của đạo Cao Đài) thì đoạn trích của Caodaifrance đã, rất rõ là đã cố ý, mà lược bỏ đi một đoạn như sau (đoạn đánh dấu màu đỏ dưới đây, để đối sánh với đoạn đánh dấu màu xanh trong trích dẫn):



Tức là, cuối cùng: gia đình ông Fox - gia đình có khả năng giao tiếp với thế giới vô hình - đã bị đám đông quá khích "đập chết" một cách "hết sức oan uổng".

Đức Phật Bà đã xuất hiện

Có khi người ta gọi bà Phật Mẫu. Nhưng nghiêm cẩn mà xưng danh trong đạo thì đó là: "Cao Đài đại đạo nữ phối sư Madame Nguyễn Ngọc Thơ" (Cửu thiên huyền nữ giáng sanh).
Trích từ cuốn sách in năm 1929, tại Sài Gòn
Bà là "bà/madame Nguyễn Ngọc Thơ", tức phu nhân của ông Nguyễn Ngọc Thơ. Chúng đệ tử xưng danh tôn kính theo tên của người chồng.

23/03/2014

Vụ hối lộ quan chức Việt Nam của JTC Nhật Bản : Thông tin bước đầu, tổng lại quả chiếm 1/60 số vốn được nhận

Công ty JTC đã hối lộ (lại quả, lót tay) cho quan chức 3 nước để nhận được các gói thầu từ ODA Nhật Bản. Việt Nam nổi lên ở khoản lại quả cao hơn cả. Hai nước còn lại là Indonexia và Uzbekistan.

Đại khái, trong khoảng 7 năm (tính đến tháng 12 năm 2012), JTC trúng thầu 6 tỉ Yên (tức 60 ức Yên), khoảng 1200 tỉ VNĐ. Họ đã lại quả cho quan chức các nước sở tại khoảng 100 triệu Yên (tức 1 ức Yên). Khoảng 20 tỉ VNĐ.

Vậy, tỉ số giữa tiền hối lộ và tiền trúng thầu là: 1/60. Tỉ số này tỉ lệ thuận với số vốn ODA rót vào các nước, cho nên, có thể thấy: ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong 7 năm qua qua JTC cao hơn so với hai nước liên quan còn lại. Riêng số tiền lót tay cho quan chức Việt Nam là khoảng 16 tỉ (trong tổng số 20 tỉ). 

20 tỉ là số tiền không nhỏ. 1200 tỉ lại càng không nhỏ. Nhưng so với khoảng 4000 tỉ mà Huyền Như đã lấy được từ hệ thống ngân hàng Việt Nam, thì quả thấy Huyền Như cực cao thủ. Đủ biết hệ thống ngân hàng Việt Nam tồi tệ đến mức nào !

Phỏng vấn Hồ Chủ tịch năm 1966 (tư liệu của đài NDN - Nhật Bản)

Về đài NDN, có thể đọc lại ở đây.

Phóng viên của đài NDN đặt câu hỏi bằng tiếng Nhật (các câu hỏi có lẽ đã được gửi trước và câu trả lời cũng soạn trước theo đó). Hồ Chủ tịch thì trả lời bằng tiếng Việt và theo văn bản soạn sẵn trên giấy.

Câu cuối cùng của Hồ Chủ tịch là "Cảm ơn" nói bằng tiếng Nhật.

Hiện trên mạng, có hai bản (tiếng Việt và tiếng Nhật). Có một số chỗ khác nhau giữa hai bản này.

Bản tiếng Nhật (mở đầu, Hồ Chủ tịch chia thuốc lá cho phóng viên Nhật, rồi châm lửa, hai người cùng hút):


22/03/2014

Khu tưởng niệm vương triều Mạc ở Vĩnh Phúc vừa được khởi công

Tin vừa nhận được trên đường du lãng. Lẽ ra, đã có mặt ở đó, nếu không vướng việc bây giờ.

Đại khái, bắt đầu từ kết quả ở đây (ở đây, 2011-2012), và bây giờ là (tháng 3 năm 2014):


Ảnh: Mạc Văn Trang

Một trung thần An Nam hộ tống vua Lê Chiêu Thống sang Bắc quốc : Lê Quýnh (1750-1805) qua khảo cứu của Nguyễn Duy Chính

Lời dẫn: Sử liệu hiện còn của thời Tây Sơn và thời Nguyễn đều tỏ thái độ có thể nói là khinh bỉ đối với ông vua Lê Chiêu Thống. Những trung thần đi theo hầu, nói chữ là "hộ giá sang Bắc quốc", cũng vì thế, bị ghẻ lạnh.

Nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính, bằng việc khai thác những nguồn sử liệu mới (chính sử và sử thư tư nhân của Trung Quốc, ghi chép dạng nhật kí của chính Lê Quýnh, ghi chép khác của phía Việt Nam,...) giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về các ông vua đã vũng vẫy ở Nam quốc thời đó (Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Huệ) cũng như những bề tôi của họ (Lê Quýnh, Hoàng Ích Hiểu,... về phía Chiêu Thống; Nguyễn Quang Hiến về phía Văn Huệ - người này là em đi thay anh sang triều kiến cũng như dâng biểu xin hàng tới vua Thanh).

Về một nhân vật khác cũng đi hộ giá Lê Chiêu Thống, mà sau này, bị chuyển tới tận miền biên viễn Tân Cương để khai hoang, là Hoàng Ích Hiểu, thì có thể xem bài "Đồn thú ở Tân Cương thời Thanh và người Việt Nam" trong cuốn sách đã in năm 2013 (Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, trang 38 - 88; nguyên tác tiếng Trung của Dương Liễm, bản dịch và chú giải của Giao).

21/03/2014

Thảm sát ở biên giới năm 1979 : "Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng"

Đó là dòng chữ được viết trực tiếp lên mặt một bức ảnh, của chính phóng viên ảnh, chụp vào ngày lực lượng quân sự Việt Nam tới trại chăn nuôi Đức Chính (huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng) để khâm liệm và chôn cất hơn 40 nạn nhân đã bị lính Trung Quốc thảm sát. Mùi xú uế bốc lên, cán bộ dịch tễ phải tới phun thuốc.

"Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng".

Ở góc một bức ảnh khác, người phóng viên viết: "Nợ máu quân Trung Quốc (....)".


Tháng 3 năm 1979.

Trên đường du lãng, chúng tôi không hỏi thăm, ngẫu nhiên chạm vào ngôi nhà của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính lúc đó. Nhưng chỉ gặp được một người nhà. Ông đã đi về thế giới bên kia vài năm trước. Cảnh nhà tồi tàn, xơ xác, làm chúng tôi không khỏi bùi ngùi (về hưu được ít năm, ông bị tai biến, nhập viện được một thời gian thì đi).

Ông chính là người đang vừa khóc vừa trả lời phỏng vấn của báo chí trong tấm hình trên. Vợ và cả bốn người con của ông đã bị quân xâm lược sát hại vào đêm hôm ấy, khi ông không ở trại vì đang họp ở nơi khác. 

Một trong những nhân chứng có mặt ở đó là người Nhật - phóng viên của tờ Cờ đỏ (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản).

Sự thực là như vậy. Chiến tranh là như vậy. Nơi đây, chiến tranh đã diễn ra liên miên. Chúng tôi đi ngược bờ sông Hiến, bâng khuâng nghĩ về chiến tranh và hòa bình. Không quên chiến tranh, nhưng hòa bình mới là lẽ sống của muôn vật muôn loài.

Mai lại trở về với Lũng Sâu và Nà Đỏng.

19/03/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Thành phố Mục Mã vẫn hừng nắng

Chúng tôi đang lấm lem bùn đất ở miền ngược Đông Bắc. Mưa tầm mưa tã cả mấy tuần nay suốt một dải Trùng Khánh - Hạ Lang - Phục Hòa - Quảng Uyên - Hòa An - Trà Lĩnh - Bảo Lạc.

Duy chỉ có kinh đô Mục Mã của vương triều Mạc thuở trước, bây giờ là thành phố Cao Bằng (mới nâng cấp từ thị xã lên được vài năm), là còn nhìn thấy mặt trời, đường đi lối lại còn thấy khô. 


Ảnh chụp tháng 3 năm 2014
(lúc khác, sẽ đưa ảnh chụp vào các năm 1996, 1997, 1998,
và đều ở cùng một địa điểm với năm 2014)

12/03/2014

Tác giả thuyết TÂM VŨ TRỤ loan tin về chiếc máy bay xấu số của hàng không Mã Lai, và khoản tiền 100 triệu VND

Không biết là thông tin thực được phát đi từ chính bác Đỗ Xuân Thọ, hay là một màn đùa nghịch đây ?

Nhưng rõ ràng, thông tin sau đã được đưa lên mạng:

Hùng Vương của Đại Việt trên đất Mỹ : Kings Hung Temple (tại San Jose)

Tại San Jose, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã xây cất một ngôi đền thờ Hùng Vương với tên gọi là Quốc tổ vọng từ (khánh thành năm 2003).




Địa chỉ đầy đủ là: Quốc Tổ Vọng Từ 780 South First Street, San Jose, CA 95113   Phone: (408) 280-7480 Cell: 510-717-7089.

Xem video : Thầy đồng Mã Lai với thuật "thiên lí nhãn" tại sân bay

Video đã được đưa lên mạng (xem ở dưới). 



Tôi chú ý đến hai thứ.

Hai thứ gồm: 1). Ống nhòm bằng hai đoạn tre hay "thiên lí nhãn"; 2. Mũ đội đầu của thầy. Mũ đội đầu của thầy làm gợi nhớ đến ông bạn Ruminto.

11/03/2014

Vệ sĩ của Đức Thầy trả lời về việc bị công kích là ăn trộm vào năm 1928

Mặc dù Đức Thầy giáng ý bảo "đừng trả lời", nhưng muộn lại một thời gian, một số vệ sĩ đã chính thức lên tiếng.

Mặc dù một đệ tử của Đức Thầy đã an ủi:"Dầu họ cho mình ngu ngốc đi nửa, cũng không hại, vì ngu ngốc mà cứ lo việc tu hành, còn quí hơn những người khôn khéo, thông minh trí hóa cao kỳ, mà mưu phương này bày thế nọ giựt của người", nhưng một số đệ tử khác thấy cần trả lời chính thức.

Giới tâm linh ngoại cảm Mã Lai đã ra tay cứu đời, đi tìm chiếc máy bay xấu số

Một pháp sư người Mã Lai đã vào cuộc trong bối cảnh cuộc tìm kiếm theo các phương pháp cơ học đang bế tắc. Tựa như pháp sư được chính quyền chính thức mời đến, chứ không phải là tự tiện.

Hiện chưa thấy giới tâm linh xứ Đại Việt lên tiếng gì. 

Chuyện gì đang xảy ra tại đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa ở Quảng Bình ?

Chuyện gì đang xảy ra tại đền thờ Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa?



Có thể nói luôn: chẳng có chuyện gì cả. Phóng viên đặt một cái tít có mang tính giật gân. Còn thực trạng như thấy ở Quảng Bình, hiện nay, nhìn đâu cũng thấy. 

Bài mới đăng trên trang Một thế giới (từ đây trở xuống là chép nguyên xi).

07/03/2014

Người bảo vệ Đức Thầy trả lời: hãy cứ nên tin và cứ tôn thờ Đức Thầy, dù người ta có bảo mình là quái gở hay ngu, thì cũng cứ mặc

Người bảo vệ Đức Thầy ở đây, là tờ T.L.B đã viết ở entry trước. Tựa như là một hộ vệ hay một vệ sĩ trên mặt trận báo chí của Đức Thầy.

Về chi tiết thì như sau:




Chú ý: cần đọc kĩ trả lời của Trung Lập Báo. 

Trước nghi án đạo hình ảnh và bị công kích vào năm 1928, Đức Thầy của Cao Đài đã trả lời như thế nào

Thời đó, trước đấng Cao Đài, tức Đức Thầy, và nhóm môn đệ là người trần mắt thịt của Đức Thầy trong Đại đạo Tam kì phổ độ, đã chia làm 2 phe trên mặt trận báo chí. Tờ Đông Pháp thì chủ công kích (trong đó, đã đăng vụ ăn trộm bìa sách). Còn tờ Trung Lập Báo thì chủ bảo vệ, như là người vệ sĩ của Đức Thầy.

Cũng tựa như mặt trận báo chính thống, cộng thêm với mặt trận blog hiện nay. Sau khoảng 100 năm. Đại khái cục diện vẫn bày ra như vậy, cho dù phương tiện kĩ thuật thì khác nhau một trời một vực. Để in được một mẩu trên tờ Trung Lập Báo hay tờ Đông Pháp thì rất rích rắc, lâu công; còn bây giờ, chỉ vài phút là đã lên thẳng lưới trời lồng lộng để bốn phương có thể cùng trông vào.

05/03/2014

Vào năm 1928, những người khai sáng đạo Cao Đài từng bị đả kích là bọn ăn trộm đã ngang nhiên đạo hình ảnh

Cao Đài là một tôn giáo được sinh ra ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, được chính quyền công nhận, được bảo hộ bằng pháp luật. Bởi vậy, những tư liệu đưa lên đây chỉ có ý nghĩa là: nhìn lại thời kì đầu tiên của một tôn giáo, lúc mới thành lập, chịu dư luận của thế cuộc đương thời. Tất cả chỉ là tư liệu lịch sử, vốn đã có như vậy. Tôi hoàn toàn trung lập, tức không ở phe bài bác, cũng không ở phe ngợi ca/bảo vệ.

Cẩn thận ghi chú mấy dòng ở đầu, để tránh bị hiểu nhầm.

Nhiều doanh nhân đang thành đạt của Việt Nam đã khởi nghiệp từ Ukraina

Mẹ ruột của một trong các doanh nhân đang thành đạt này kể trực tiếp với tôi trong một chuyến cùng đi dài ngày (năm 2004), đại khái: con trai bà bắt bà phải tiêu vặt một ngày 100 đô-la Mĩ. Như vậy, một tháng, bà phải rất vất vả để tiêu cho hết ba ngàn đô-la Mĩ ở khoản tiêu vặt. 

Đối với người vốn rất tiết kiệm như bà, một ngày phải tiêu một trăm đô, là hết sức vất vả, không khác nào một người nông dân Việt Nam ở cùng thời điểm đó phải chật vật với cuộc sống chỉ có thu nhập khoảng một trăm ngàn một tháng.

Tỷ-phú, Phạm-Nhật-Vượng, Nguyễn-Đăng-Quang, Hồ-Hùng-Anh, Đặng-Khắc-Vỹ, Trịnh-Thanh-Huy, Lê-Viết-Lam, Nguyễn-Cảnh-Sơn, Vingroup, Masan, VIB, Sungroup, Eurowindow, Đông-Âu, khởi-nghiệp

04/03/2014

Những trận đánh ngược vào Khâm Châu (Trung Quốc) của người Việt

Ôn lại lịch sử, một cách nghiêm túc, thì thấy:

Để đánh thẳng vào Bắc Kinh, thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thế kỉ XX, thì người Nhật Bản ở ngoài khơi xa (mà người Trung Quốc vẫn chỉ coi là bọn mọi rợ ở phía đông) đã phải bỏ ra khoảng 300 năm đầu tư. Từ ý tưởng, đến thử, thử tiếp, thử tiếp, đến chiếm một phần, cuối cùng là toàn bộ.

Người Việt Nam thì chủ yếu chỉ giữ nước. Mà chủ yếu là giữ trước sự xâm lăng của người Trung Quốc. Hầu như chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng thôn tính cả lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả đến ý tưởng (chợt nghĩ ở trong đầu) cũng không, chứ nói gì nữa. Có chăng chỉ là giỏi bắt nạt kẻ yếu hơn mình, như Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,...

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 3 (qua phóng sứ dài kì của Hoàng Anh Sướng, 2008)

Bây giờ, bắt đầu xuất hiện tên của nhà ngoại cảm. Lại trở lại với phóng sự của Hoàng Anh Sướng - một nhà báo rất được một nhà thơ là Trần Đăng Khoa khen ngợi (xem lại các comment ở entry sau).

Chỉ tạm đối sánh với 2 tư liệu trung gian đã dẫn trước (kì 12 của loạt bài này), cũng có thể thấy ra được những điểm cốt yếu.

Với riêng chi tiết ghi số di động của anh Hoàng Văn Khánh (xem trong bài), cũng đã cho thấy ngay trình của nhà báo.

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 2 (hậu duệ Hoàng Văn Khánh ở thời điểm 2002)


Tin đã đăng chính thức trên tờ Lao Động, từ năm 2002. Sau hơn 10 năm, đồng tiền Việt Nam đã mất giá rất nhiều lần (bởi vậy, số tiền vài trăm triệu thời 2002 có thể qui đổi ra tiền hàng tỉ ở thời điểm hiện tại; còn tiền tỉ ở thời điểm 2002 thì quả thực không nhỏ).

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.

01/03/2014

Phủ Dầy hay Phủ Giầy : "Giỏi như sư cũng chịu, chưa bao giờ sư tự thắc mắc phủ đấy là Giầy hay Dầy" (2008 - 2012, Bep)

Cứ độ vài chục năm, tựa như hết việc, các nhà đủ loại (ngôn ngữ học, lịch sử học, văn hóa dân gian, tôn giáo,...) bây giờ lại chuẩn bị tranh luận là Giầy hay Dầy. Đó là phía học thuật. Mà hệt như mấy chục năm trước. Mấy chục năm trước lại giống hệt mấy chục năm trước nữa.

Nhưng xem ra, phía bình dân cũng có tranh luận tương tự chứ không phải chơi. Đọc giải thích của họ thấy có phần thú vị.