Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/09/2013

Cùng đi làm thầy cúng ở Bản Giốc (Cao Bằng)

Thầy B. ở Bản Giốc, vì thiếu nhân lực, nên rủ tôi cùng đi cúng, tức là đi làm thầy cúng, dân địa phương hai bên biên giới gọi là Tạo hay Tào (tức chữ Đạo, trong Đạo sĩ). Thầy còn rủ, mấy hôm nữa, hai bố con sang bên kia biên giới làm. Người mãi bên Nam Ninh xuống mời đấy, thù lao chắc khá lắm. Bên ấy thiếu thầy thiếu thợ, nên cứ gọi điện sang mời suốt.

Không khỏi thất vọng về phim NGƯỜI CỘNG SỰ được giới thiệu là có tầm vóc

Phim đã chiếu trên VTV tối ngày 29.9, như quảng cáo

Những cây thánh giá trên mái nhà rạ : Thượng du Bắc Kì thời trước năm 1900

Hôm trước, nhân lúc lục tìm tư liệu cũ, bỗng phát hiện, rồi thấy hết sức bất ngờ trước việc một trí thức công giáo được tiếng lịch lãm xưa nay, là Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, mắng té tát một trí thức không công giáo. Giật mình đến mức, tưởng đó là một sự mạo danh Hồng Nhuệ. Ông đã đi về thế giới bên kia theo cách diễn dạt bình thường trong tiếng Việt, nên không có cách nào xác nhận được nữa.

29/09/2013

Nhà báo luận về cái cửa mình trong tiểu thuyết: Đào Tuấn chê Đại Gia phi thực tế

Lời dẫn: Từ entry trước, đã buồn không chỉ về vốn sống, mà còn với cả sự lười biếng đọc sách của bác nhà báo Đào Tuấn. Nếu ai đã đọc Đại gia, thì sẽ biết rõ Đào Tuấn chưa hề đọc một cách nghiêm túc tiểu thuyết này. Thế nhưng, chàng lại phán luôn. Ở điểm này, có vẻ giông giống với cách làm trước đây của bác Phạm Chí Dũng.

Rất hăng hái, đến độ rôm rả. Như ở entry thứ hai về Đại gia vừa xuất hiện trên blog, Đào Tuấn đưa ra một câu chói chang: "Tóm lại, ấu trĩ vì anh (tức nhà văn) mang đem niềm tin hay lương tâm của giới quan chức, cưỡng từ đoạt lý, nhét vào hạ môn cô gái điếm". 

ĐẠI GIA với lời bình của Võ Thị Hảo (vốn là bài giới thiệu, nhưng rút cục không được in vào cùng với cuốn tiểu thuyết)

Lời dẫn: Lời bình của nhà văn Võ Thị Hảo dành cho Đại gia chỉ còn giữ lại một mẩu nhỏ trên bìa 4 của bộ tiểu thuyết. Hôm nay, lần đầu tiên, toàn văn đã được công khai trên trang Nguyễn Trọng Tạo.

28/09/2013

Đào Tuấn nhòm thấy trong Đại Gia của Thiên Sơn có một cái "tam giác dưới đũng quần"

Bài ở dưới đây (sau dấu ---) được lấy về từ blog Đào Tuấn. Như là một comment cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. 

Hóa ra vốn sống của nhà báo Đại đoàn kết Đào Tuấn cũng không phong phú như mình đã lầm tưởng trước đây, đến mức chàng một mực kêu ngôn ngữ của người nhân viên trong nhà thổ là khô như ngói, là ngôn ngữ hành chính ! 

Ngày trước, ngôn ngữ nhà thổ còn khô cứng và mực thước hơn nhiều, khi mà trong đó cứ phải có một cái bàn thờ thần mày trắng. Đứng trước thần mày trắng, không thể ăn nói vô lễ được. Bây giờ, bên Trung Quốc, tựa như thần mày trắng lại được phục hưng trở lại thì phải.

Biết đâu, đến lúc Thiên Sơn bắt tay vào viết tập 3 của Đại gia (biết đâu chàng nổi hứng), thì ở Hà Nội, cũng có phong trào thờ thần mày trắng trở lại như thời cụ Tố Như, hay chẳng đâu xa là như thời cụ Vũ Trọng Phụng (hệt như bây giờ phong trào thờ thần thổ địa cộng với thần tài). Đến lúc ấy, Đào Tuấn sẽ thấy nhân viên người ta kính cẩn làm lễ vái chào thần trước khi đon đả ra mở cửa đón nhà báo. 

Ngô Tự Lập chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc (đến thời điểm 2010)

Hôm trước, lấy về từ mạng một bài viết của bác Ngô Tự Lập đã được viết và công bố từ năm 2010.

Bác Ngô viết rõ và chân tình rằng: "Tôi là một trong không nhiều người hâm mộ Hồ Chí Minh nhưng lại tin rằng Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, chính vì hâm mộ Hồ Chí Minh mà tôi tin như vậy....(...)...Tôi đoán, thời gian cấp bách là một yếu tố khiến Hồ Chủ Tịch phải quyết định như vậy".

Việt - Pháp 70 năm trước : Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ở Hội nghị Đà Lạt 1946 (qua ghi chép của Hoàng Xuân Hãn)

Entry này chỉ có đoạn tư liệu được trích dẫn ở dưới, không có bình luận. Bởi tự tư liệu cất lên tiếng nói. 

27/09/2013

Mong nhà văn Vũ Thư Hiên xác nhận giúp : Trong nhóm Trần Dân Tiên có cụ thân sinh Vũ Đình Huỳnh, mà không có cụ Vũ Kỳ ư ?

Chuyện sẽ còn dài, như thường lệ trên blog này, quan điểm của cá nhân tôi sẽ được đưa ra ở những entry cuối cùng của loạt bài. Cho đến lúc đó, sẽ là tập hợp những cái nhìn, những quan điểm từ nhiều phía, có khi là đối chọi nhau, có khi là tương hỗ nhau. Tôi không đặt sự thiên vị vào bất cứ quan điểm nào trong thời gian tập hợp.

Entry này, tôi viết như là một lời ngỏ, để mong đến được với nhà văn Vũ Thư Hiên. Và trong điều kiện cho phép, nếu có thể, mong ông cho biết ý kiến, hoặc là bình luận, hoặc là xác nhận. Được như vậy thì thật quí.

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài của Nguyên Khôi 31/7/2013, nhưng ghi tên Thái Doãn Hiếu 26/9/2013 ở bên trên)

Lời dẫn: Lại một chuyện nghe kể. Những ông nào đó kể, rồi đến tai một ông, từ đó, ra những ông khác, rồi những ông khác nữa. 

Mở ngoặc ghi chú một cái. Mới đây, đầu tháng 9 năm 2013 này, trong một gala được gọi là gala Việt Nhật mừng kỉ niệm 40 quan hệ hai nước (nhưng thật ra chỉ thấy nghệ sĩ Việt, không thấy ca sĩ Nhật nào xuất hiện), thấy có ông chúa đảo Tuần Châu trả lời phỏng vấn của người dẫn chương trình. Ông vẫn điềm nhiên kể về cháu bé Nhật Bản lặng lẽ xếp hàng mà không ăn túi lương khô của chú cảnh sát. Từ lâu, nhiều người đã biết đó là một chú cảnh sát gốc Việt giả mạo, và câu chuyện của chú chỉ là được bịa ra hồi tháng 3 năm 2011. Vẫn cứ đinh ninh là thật (hay đành phải thế), có lẽ, chỉ còn có chúa đảo Tuần Châu. Đóng ngoặc.

Đọc bài này, đầu tiên tưởng là của bác Thái Doãn Hiếu. Nhưng đọc xuống, vỡ lẽ, lại là của, hay vốn của Nguyễn Khôi (được giới thiệu là nhà văn, nhưng tôi chưa hân hạnh được đọc một tác phẩm sáng tác nào của ông). Có sự không rõ ràng.

Mong muốn là nhà văn Nguyễn Khôi tự viết và cho đăng ở một nơi chốn chính qui nào đó. Được thế, thì hay biết bao.

26/09/2013

Ngọc tỷ vương triều Mạc vừa được phục chế thành công

Lời dẫn: Liên quan đến ngọc tỷ (bản gốc) này, sau một thời gian nữa, sẽ có bài viết học thuật đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Vũ Thư Hiên : Câu chuyện về Hồ Tập Chương chỉ là một giả tưởng, và giả tưởng tồi không đáng đọc

Lời dẫn: Bài viết dưới đây của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra nhiều tư liệu thực tế từ trải nghiệm của chính ông. Chẳng hạn việc ông quen biết với Văn Trang (một người Trung Quốc rất giỏi tiếng Việt trong cả nói và viết, đã dịch hồi kí của Hoàng Văn Hoan sang tiếng Hoa - như tôi đã viết ở một entry trước), hay việc Hồ Chủ tịch không giấu diếm việc mình không thạo tiếng Bắc Kinh (cụ chỉ quen nói tiếng Quảng Đông) nên phải dùng bút đàm khi gặp Lư Hán hay Tiêu Văn vào năm 1946,...

Học theo Lý Thường Kiệt và Nguyễn Trãi, tự truyện của Trần Dân Tiên đáp ứng nhu cầu của đời sống và lịch sử (nhóm Trần Khuê)

Lời dẫn: Đó là quan điểm của hai nhà nghiên cứu lão thành Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, trong bài viết dưới đây (cuối cùng ghi "niên đại" là 5/2012 - 4/2013). Bài viết được các tác giả cho biết là "Trích chuyên luận Đấng minh triết Hồ Chí Minh trong đời sống tâm linh Việt"

25/09/2013

Chiến tranh và những bức thư nằm lại trong ba-lô : Làm nhớ chuyện nhà văn Tô Hoài đổi cho tôi sang họ Ngô

top2-3737-1379993393.jpg
Lá thư được viết vội trước giờ hành quân (ngày 19/2/1979) 
cho người yêu sắp cưới ở quê nhà Hải Hậu

"Mày không có tội thật, nhưng làm cho tao sợ là mày đã có tội rồi !"

Tương truyền đó là câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung trước khi xử tử bộ tướng dũng mãnh nhất của mình là Võ Văn Nhậm.

Đời sau, người ta hay nhắc lại câu ấy mỗi dịp đề cập đến sự xảo trá của những nhà chính trị ở mọi thời đại. Đặc biệt là những màn chuyển canh từ triều đại nọ sang một triều đại mới.

23/09/2013

"Quan điểm rất rộng mở của Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh" : Dẫn nguyên từ Tạp chí Cộng sản (2007, bài Mạc Thủy)

Lời dẫn: Đây là bài viết đã đăng tải trên Tạp chí Cộng sản của tác giả Mạc Thủy. Sau đó được đưa lên website của tạp chí này từ ngày 25/4/2007. 

Bác Nguyễn Lân Dũng đã đọc sách của Trần Dân Tiên nguyên bản tiếng Trung ?

Lời dẫn: Trên trang riêng của bác Nguyễn Lân Dũng có bài viết "Bác Hồ và đời sống tâm linh", đã lên mạng từ 12/5/2012 với ý nghĩa kỉ niệm ngày sinh của Hồ Chủ tịch năm đó. Bài viết nhận được nhiều bình luận và sự mến mộ của độc giả, sau được nhiều trang khác đăng lại.

22/09/2013

Sách đầu tiên giới thiệu về Hồ Chủ tịch ra nước ngoài : Xuất bản tháng 4 năm 1946, tại Trung Quốc, có chân dung ở bìa

Bìa sách cho biết nó được xuất bản tháng 4 năm 1946

Bình luận về sách đã xuất bản năm 2002 của Sophie (Mạch Quang Thắng, 2009)

Lời dẫn: Bài viết đăng tải trên website thehehochiminh, ở dưới cùng ghi niên đại là năm 2009. Đây là lần đầu tiên tôi biết và đọc bài của tác giả này.

Bò chở gạch vào thành phố : Hà Nội năm 1989 qua ống kính của Edwin Moise

Cùng năm 1989, tức là ở thời khắc mà không khí Đổi Mới đang loang trên khắp nẻo đường Việt để ngấm dần dần vào mọi ngõ ngách cả nơi thị thành cả chốn thôn quê, chúng ta đã từng được thấy cảnh bò lạc vào thành phố qua ống kính của David Alan Harvey, bây giờ thì mời các bạn thưởng thức cảnh bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise. 

Bò chở gạch vào thành phố của Edwin Moise

20/09/2013

Tóm tắt lịch sử cách mạng Việt Nam bằng văn tiếng Trung Quốc (1940) : Bút danh Bình Sơn trên tờ "Cứu vong nhật báo"

Một ví dụ về tờ "Cứu vong nhật báo" (tiếng Trung Quốc) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho tờ này vào cuối năm 1940. Dĩ nhiên là viết bằng tiếng Trung.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), chỉ có lời dịch tiếng Việt, nhưng không rõ ai dịch và dịch lúc nào 

(xem tiếp ở dưới)

19/09/2013

Một phần tư thế kỉ đi qua, vẫn kiên trì quan điểm Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chủ tịch, vì dựa chắc chắn theo tài liệu chính qui

Trích chụp bìa 4 cuốn sách xuất bản năm 2010 (chụp bằng di động)

Công văn của Cục Xuất bản đối với bộ tiểu thuyết ĐẠI GIA (31/7/2013)

Một ít hôm sau cái "ngày 31 tháng 7" trong công văn của Cục Xuất bản dưới đây, tại Hà Nội, tôi đã trực tiếp thấy bản chụp của nó. 

Hồ Chí Minh của Ngô Trọc Lưu (1947) đắt hơn, hay của Trần Dân Tiên (1949) đắt hơn ?

Giá bán ghi ở bìa 4 của cuốn sách (sách gì thì đọc ở chính văn của entry này)
Đặt câu hỏi mang tính chơi chữ một chút. Thực ra, vấn đề rất chi giản dị.

Ở entry trước, chúng ta đã biết cuốn tiểu thuyết Hồ Chí Minh (thực ra là tập 4 trong bộ này) của nhà văn Đài Loan là Ngô Trọc Lưu được ấn hành năm 1947, và bán ra thị trường với giá cao, tới 20 đồng. Cao đến mức mà tác giả cũng phải thử đặt mình vào vị thế của độc giả để xót tiền thay cho họ ! Tuy nhiên, cũng cần hiểu đó là cách tiếp thị, đích thân nhà tiểu thuyết đứng ra chào sản phẩm.

17/09/2013

Có hai Hồ Chí Minh cùng xuất hiện ở Trung Quốc thời 1940s : Nhà văn họ Ngô rao bán "Hồ Chí Minh" năm 1947

Lần đầu tiên, hôm nay, ở entry này trên blog, tôi mới sử dụng nhãn/tags "Hồ Chí Minh" (thể hiện trên giao diện blog là THƯ MỤC TRA CỨU). Trước nay, tất cả, đều dùng nhãn "Nguyễn Ái Quốc". Sở dĩ dụng công như vậy, là vì, từ hôm nay, mới bàn đến sự xuất hiện của cái tên "Hồ Chí Minh".

Một góc quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh (vừa ra lúc đó, của Ngô Trọc Lưu) trên tờ Dân báo (Đài Loan) số 557, ra ngày 16 tháng 1 năm Dân Quốc 36 (tức 1947). Cuốn Hồ Chí Minh này được viết bằng tiếng Nhật trước, sau mới có bản tiếng Trung Quốc. Vì vậy, lời quảng cáo được viết bằng tiếng Nhật (đại khái lời rao có nội dung là: sách khá hay đây, nên phải bán giá cao hơn bình thường, là 20 đồng, nhà tiểu thuyết cũng giống như độc giả cảm thấy xót nếu phải bỏ ra số tiền ấy !)

16/09/2013

Dịch giả Đường Bá Bổn từng khiếu nại nhóm Chương Thâu - Phan Trọng Báu luộc lại sách đã xuất bản trước 1975

Không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng nhân loạt entry về một tác phẩm của Louis xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng Việt ở Sài Gòn trước 1975, và bản dịch gần đây của nhóm các bác Chương Thâu), bạn Lee có hỏi thăm đến dịch giả của bản dịch trước 1975. Đó là dịch giả Đường Bá Bổn, tức nhà văn Thế Phong. 

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên Cục bản quyền về việc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại ở mức rất khôi hài: luộc lại nó. Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đang tham gia thế giới blog, thế mới đáng nể ! Mới đây, thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004 trên blog cá nhân của mình.

Lại về quốc hiệu : Đã có lúc, triều đình định đặt tên nước là ĐẠI HÓA

Quốc hiệu của Việt Nam, đầu tiên được cho là Xích Quỉ. Con cháu bây giờ hay suy luận lung tung, đọc "Xích Quỉ", có đứa bảo: em cứ tưởng tượng ra đội Bỉ. Hẳn nhiên, những con quỉ đỏ là đội tuyển Bỉ rồi. Nhưng các nhà nho ngày trước, dùng chữ Xích (đỏ) là muốn chỉ đến vùng đất ở phương Nam (lấy Trung Hoa làm mốc tính). Bởi vậy, luôn luôn, tên nước sau này, đều trở đi trở lại với chữ Nam.

15/09/2013

Dân không sợ chết, thì sao lại mang cái chết ra dọa họ ?

Những tiếng súng vãi chì, vãi hoa cải, hay kể cả vãi lúa vãi thóc. Rồi những cái chết. Tiếng súng tiếp tiếng súng, cái chết nối cái chết. Tích gió tụ thành bão.

Kẻ vi chính cần nhớ làm lòng lời răn của Lão Tử từ hàng ngàn năm về trước: "Dân không sợ chết, thì sao lại mang cái chết ra dọa họ ?".

Khi dân không còn coi cái chết ra gì nữa, khinh rẻ cả mạng sống của mình, thì lúc ấy, người vi chính nên tự mang cái mạng của mình ra mà đền lại cho họ. Kẻ vi chính xem lại mình là phải soi mình bằng cái gương của cái chết. Không phải cuống quít mang những cái vợt đi bắt ruồi, rồi khoe là đang hối cải.

Quốc gia vi đại. Kẻo đến lúc mạng sống của kẻ vi chính rẻ mạt hơn bất cứ thứ khác. 

Ấy, tất cả là lời Lão Tử từ xửa xừa xưa. 

Sách của Trần Dân Tiên cũng đã có bản dịch tiếng Thái năm 1949 (theo hồi kí cách mạng của Hoàng Văn Hoan)

Trang 236 trong cuốn hồi kí Giọt nước trong biển cả (1987) bản tiếng Trung, đoạn nói về sách của Trần Dân Tiên được dịch và xuất bản bằng tiếng Thái ở Thái Lan vào năm 1949

14/09/2013

Sách của Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 ở Trung Quốc đã vô tình quên mất Hoàng Sa và Trường Sa

Bản đồ Việt Nam trong Hồ Chí Minh truyện 
(chụp từ nguyên bản năm 1949 bằng điện thoại di động, và thêm vào lời dịch chú thích vốn bằng chữ Hán ở trên đó)

Liên quan đến hình ảnh minh họa trong sách của Trần Dân Tiên, giữa bản tiếng Trung xuất bản lần đầu năm 1949 tại Trung Quốcbản tiếng Việt in  chính thức lần đầu năm 1955 tại Việt Nam, có hai điểm khác nhau như sau:

12/09/2013

Cuốn sách nhỏ của Trần Dân Tiên đã "bẻ ghi" cuộc đời của chàng thanh niên Dương Trung Quốc

Trong một bài báo vào mùa xuân năm nay - 2013 - bác Dương Trung Quốc có kể lại kỉ niệm của mình trên tờ Tuổi Trẻ, như sau:

Lí giải thú vị về quan hệ giữa Trần Dân Tiên và T.Lan của bạn doimat (Thanh Tùng), dù chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc

Một đoạn trong bài viết của bạn doimat (Nguyễn Thanh Tùng)

Phạm Xuân Nguyên muốn tham gia hội đồng thẩm định để tranh biện cho tiểu thuyết Đại Gia

Lời dẫn: Theo lời nhắn của tác giả bộ tiểu thuyết, đến hết ngày hôm qua (11/9), người ta vẫn chưa làm thẩm định gì đối với hai tập Đại gia (theo như công văn của Cục Xuất bản). Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì muốn được tham gia hội đồng thẩm định, nếu có, để tranh biện xem Đại gia đã đủ độ nhạy cảm hay chưa.

11/09/2013

Thắc mắc chưa được giải đáp của Phong Lê : Vì sao bài thơ về Dương Đào lại bị bỏ ra ngoài cho tới tận năm 1990 ?


Bản gốc Ngục trung nhật ký (ảnh trong bài)

Lời dẫn: Bài này đã lên trang của Hội Nhà văn Việt Nam từ đầu tháng 8. Tức là sớm hơn tới một tháng so với bài của cùng tác giả đã đăng trên tờ Tin tức của TTXVN.

70 năm "Ngục trung nhật kí" (1943-2013, bài Phong Lê)

Lời dẫn: Bài được tác giả viết vào đầu tháng 8 năm 2013 (ghi ở cuối bài), và đăng tải trên tờ Tin tức của TTXVN vào cuối tháng 8.

Khánh thành bia tưởng niệm bạn tù Dương Đào (người Choang) của tác giả "Nhật kí trong tù"


Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh: bài “Dương Đào trọng bệnh” trong Ngục trung nhật kí

Một ghi chú 23 năm về trước cho sách của Trần Dân Tiên (Phan Văn Các, 1990)


Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, có một ghi chú rõ ràng như sau về cuốn sách của Trần Dân Tiên (bản tiếng Việt hoàn thành năm 1948, và bản dịch tiếng Trung Quốc đã xuất bản ở Thượng Hải năm 1949).

10/09/2013

Đại Gia và Vinashin : Lần đầu tiên nội dung thực của tác phẩm được điểm (bài Lương Kháu Lão)

Hôm trước, Đại gia của Thiên Sơn được xem là có chứa hình bóng đại già Kiên đầu bạc ở trong đó. Bây giờ, đã thấy bạn đọc nhìn ra các đại gia khác, trực tiếp là của tập đoàn nhà nước là Vinashin.

09/09/2013

07/09/2013

Đại Gia và Bầu Kiên : Chuyện vặt với chú em giữ xe, trên phố sách ở Thăng Long

Như có một trùng hợp ngẫu nhiên: vào giai đoạn Đại gia của Thiên Sơn sắp phát hành, rồi bị lệnh tạm đình chỉ phát hành, trước đó và sau đó, tôi đều lang thang ở phố sách. Bởi vậy, tựa như vô tình, mà thật ra lại tựa như hữu ý, ghi lại được bóng dáng và dư luận về nó trên đó. 

Hôm nay (7/9/2013), tại Hà Nội, có hội thảo tưởng niệm hai nhà khoa học Nhật Bản vừa từ trần : Sakurai và Nishimura


Tạp chí Khảo cổ học (số 3/2013) có bài tưởng niệm Nishimura

05/09/2013

Lí giải của Ngô Tự Lập (2010): Khi viết sách "Những mẩu chuyện về....", cụ Trần Dân Tiên nghĩ đến truyền đơn lá của Nguyễn Trãi

Lời dẫn: Nguyên văn của bác Ngô Tự Lập như sau, vì thú vị, nên tôi dẫn cả đoạn dài.

Nhà phê bình Vũ Nho phê rất nhẹ : Hội thảo về thơ của Hoàng Quang Thuận cũng có sự khen quá mức, quá đà

Người đang phát biểu là bác Vũ Nho (ảnh trong bài)

ĐẠI GIA của Thiên Sơn được Phạm Chí Dũng bình luận theo lối: chưa đọc gì, đã phán

Lời dẫn: Thấy bài dưới đây của bác Phạm Chí Dũng được đăng lại ở nhiều chỗ (nguồn đầu tiên có lẽ là từ VOA - đang bị chặn cục bộ ở Việt Nam). Đọc vào nội dung, mới hiểu ra, nhà bình luận họ Phạm chưa hề có Đại gia trong tay, cũng tức là chưa từng đọc nó. Thế nhưng, bác vẫn phán ra trò. 

04/09/2013

Làm nhớ lại cuộc tranh luận của Phan Khôi tới 80 năm về trước: Sắc/Sắt và Liên/Liêng thời 1930s, Nguyễn/Nguyển thời 2010s

Lời dẫn: Xem ra trình độ cán bộ quản lí của An Nam quốc, tức xứ Đại Cồ Việt ta, ở không ít điểm, sau 80 năm vẫn dậm chân tại chỗ. Các thầy kí được gọi là "chánh lục bộ" thời Pháp thuộc, với các đồng chí cán bộ hộ tịch của thế kỉ XXI, ở vùng tây nam, sau rất nhiều biến động lịch sử, có cái là long trời lở đất, vẫn y nguyên tình trạng viết chính tả loạn xà ngầu. 

03/09/2013

Tác giả ĐẠI GIA từng được nhạc sĩ Văn Cao khen là thằng bé có tuệ căn (bài trên CAND)

Lời dẫn: Thiên Sơn vốn bắt đầu công việc viết lách là bằng những bài thơ học trò. Anh cũng say mê với bình thơ. Chẳng hạn, gần đây, anh có viết về thơ của Văn Cao.

Có thông tin nhanh, vừa nhận được, chưa kiểm chứng : Đại tướng đã đi về thế giới người hiền

Tôi vừa nhận được tin, lúc này là tầm trưa ngày 3/9/2013 (chính xác là 11 h 20). Tin chưa được kiểm chứng, đăng lên đây có lẽ hơi trái với nguyên tắc blog của tôi. Một lần phá cách duy nhất.

Nhà nghiên cứu văn học Lý - Trần Nguyễn Huệ Chi trở lại với văn học Lý - Trần

Hôm nay, bác Nguyễn Huệ Chi - một trong ba người khởi xướng trang mạng BVN - vừa có lời thông báo về việc bác sẽ tạm ngưng vai trò điều hành trực tiếp BVN để trở lại với nghiên cứu văn học Lý - Trần.

Mở Miệng là cách đem Rác ra để đọ với Rác Mậu Dịch : Ý kiến ngắn của Nguyễn Hoàng Đức


Lời dẫn: Trong liên quan đến nhóm Mở Miệng ở Sài Gòn, mà chưa phải là đến luận văn của Nhã Thuyên ở Hà Nội, từ ngày 13/7/2013, trên blog này, tôi đưa một đề xuất mở mang tính thỉnh nguyện đến ba nhà văn đương đại độc đáo, rằng: "Nếu có thể, mong đọc được bình luận của ba vị Nguyễn Hoàng Đức - Trần Mạnh Hảo - Đông La". 

02/09/2013

Thêm một lời kể mới, làm rối thêm chân tướng về tác giả thực của những thước phim ngày độc lập

Lời dẫn: Bài viết dưới đây, của nhà báo Từ Khôi (tức Nguyễn Mạnh Thắng vốn ở Điện ảnh Việt Nam, rồi Đại đoàn kết), vừa xuất hiện trên tờ Người đại biểu Nhân dân. Tôi đăng lại ở đây với sự chỉ dẫn tư liệu của bạn Mr. Khoằm.