Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

31/08/2013

Thuyết "3 Nguyễn" trong "1 Quốc" của Thụy Khê có thêm một ví dụ bàng chứng : Sài Gòn 1930s với ba ông Nhuận cùng họ, cùng tên lót

Qua những dẫn giải thường lòng vòng và rất ít khi có chứng cớ chân xác, bà Thụy Khê đang xây dựng thuyết 3 trong 1. Tức là có 3 ông Nguyễn trong một ông Quốc. Cũng tức là: Nguyễn Ái Quốc là cái tên chung của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành. Có khi là cả Phan Văn Trường, và ai đó, cùng ở trong đó. Vậy là 4 chứ không còn là 3 trong 1 nữa. 

Cầu Long Biên năm 1905 qua tranh kí họa của người Pháp


30/08/2013

Hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Tiềm năng Di sản tư liệu”

Sáng nay (30/8/2013), tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - Tiềm năng Di sản tư liệu". Phần lớn là các nhà khoa học và quản lí ở Hà Nội tham dự. Từ Bắc Giang xuống có bác Nguyễn Văn Phong. Ở Huế ra có hai vị Phan Thuận An và Phan Thanh Hải (thầy Đỗ Bang có tham luận nhưng mắc việc không ra được). Tp.Hồ Chí Minh hình như không có ai.

Theo cách lí giải của Thụy Khê : Nguyễn Ái Quốc/Quấc là một nhóm, và không chỉ Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc

Bài viết dưới đây của bà Thụy Khê, vẫn như mọi khi, rất phồn tạp, ôm đồm, nhưng phẩm chất khoa học thực thụ thì không có mấy. Tôi đang muốn có bản in trên giấy của bài này, mà chưa có. Bác nào có, hãy giúp cho một bản. 

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Bạn đọc lên tiếng khi biết tin Đại Gia bị chính thức nhập kho

Bạn đọc đã lên tiếng sau khi biết tin Đại Gia bị chính thức nhập kho. Cho đến hiện tại, về cơ bản, bạn đọc (dù có cả bạn chưa kịp đọc Đại gia và đang trên đường đến phố Đinh Lễ - Nguyễn Xí để mua sách), đều thấy khó hiểu trước kết luận: tiểu thuyết này cường điệu hiện thức quá, gây bất lợi cho bạn đọc, nên cần thu hồi.

28/08/2013

Nguyễn Ái Quốc hiểu biết về Nhật Bản như thế nào ?

Gần đây, trao đổi xung quanh chủ đề phong trào Đông Du và cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, có bạn hỏi: "Nguyễn Ái Quốc tại sao không đi Đông Du, tức đi Nhật Bản, mà lại đi phương Tây. Ông có hiểu biết gì về Nhật Bản ?".

Nhân sự kiện Cuồng Từ và Tiền Vệ, nghĩ thêm về cái gọi là hóa danh

Cuộc chiến của Tiền Vệ dành cho một bác viết blog ở trong nước - bác Cuồng Từ - với tội danh đạo văn có lẽ nên khép lại. 

Quả thực đã có đạo văn.

Đã có những lên tiếng của hai bác Hoàng Ngọc - TuấnHoàng Long, rồi cả những cú tố ngược (tức người đạo văn là Cuồng Từ đòi kiện ra Đại sứ quán và cơ quan công quyền đối với người tố cáo là Tiền Vệ cùng Hoàng Ngọc -Tuấn --- đó là tâm lí thường thấy của người xài đồ đi mượn). Sau tất cả, hiện nay, bác Cuồng Từ đã biết lỗi, và ngỏ lời xin lỗi.

26/08/2013

Tựa như Nguyễn Ái Quốc thời 1930 còn có tên là Nguyễn Hải Quốc

Theo một tài liệu tiếng Pháp do người Pháp viết và xuất bản ở Paris năm 1931 (sách khá dày), thì tựa như Nguyễn Ái Quốc cho đến thời điểm đó được ghi danh là "Nguyen Hai Quoc" (tôi đọc tạm thành ra Nguyễn Hải Quốc, nhưng thật ra tên tiếng Pháp là "Nguyen le Patriote" thì vẫn cần hiểu là "Nguyễn ái Quốc/Nguyễn yêu nước"). 

Đây, ví dụ một trang lấy từ cuốn sách trên:

Tin về Hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng Di sản tư liệu”


Theo tin của trang web Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, thì biết hai nội dung chính sau đây.

Ai là người đầu tiên tìm ra bức thư xin nhập học năm 1911 : Vũ Ngự Chiêu đưa ra niên đại 1983

Lâu nay, nhiều người cứ đinh ninh rằng, người phát hiện đầu tiên rồi công bố bức thư đó là ông Williams (Mĩ). 

25/08/2013

Một số blog tiếng Việt đang bị chặn (tháng 8/2013) : từ Cơm phải chuyển thành Nô

Không phải bỗng nhiên, mà hẳn có duyên cớ mang tính pháp lí (được qui định bởi một số văn bản mới ra) và mang cả tính thời vụ nữa, một vài trang blog quen thuộc đang bị chặn. Có thể kể đến ba cái sau:

24/08/2013

Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh bị đốt phá

Chú ý: đây là Mê Linh ở Lâm Đồng. Không phải Mê Linh của Vĩnh Phúc cũ, và Hà Nội bây giờ.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 6 - Học thuyết biên giới (với Nguyễn Bá Mão và Đào Tam Tỉnh)

Tôi chưa có bài của tác giả Nguyễn Bá Mão đã đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An, tựa như là vào năm 2007-2008 gì đó. Theo giới thiệu của Đào Tam Tỉnh ở dưới đây, thì bài đó của Nguyễn Bá Mão thực hiện việc tóm tắt tư liệu mà ông Trần Đại Sỹ cung cấp. Đào Tam Tỉnh không cho biết số tạp chí đã đăng bài của Nguyễn Bá Mão (số mấy, tháng mấy năm nào). 


Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 5 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (bà Băng Thanh ở Viện Văn học)

Cuối bài (trên Kiến thức, và các nơi khác), thấy có ghi tên tác giả là "Băng Thanh". Cộng thêm cách viết, có thể đoán là bài của cô Trần Thị Băng Thanh - nhà nghiên cứu chuyên mảng văn học cổ vốn thuộc Viện Văn học, và là phu nhân của Sái phu Nguyễn Khắc Mai (Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam). 

23/08/2013

Tiểu thuyết ngàn trang ĐẠI GIA của Thiên Sơn chính thức nhập kho

Nhập kho là nói vui từ "bị thu hồi về kho" của công ty cổ phần sách.

Là người cầm bút, nhà văn Thiên Sơn xem mình đã hoàn thành công việc. Quan trọng là cuốn tiểu thuyết đã được in, bằng cách này hay cách khác, nó đến với bạn đọc. Công việc của nhà văn, vì vậy, coi như xong. Từ đó trở đi, là thuộc cái ngoài nhà văn.

Năm 1974 ngẫu nhiên tìm được những thước phim từ năm 1945 : Lời kể của Phạm Kỳ Nam

Không rõ tác giả Lê Lân (bài báo dưới đây) đã nghe đạo diễn Phạm Kỳ Nam kể chuyện vào khi nào. Ở một vài chỗ khác, cũng thấy có lời kể, nhưng nội dung lại hơi khác. Không biết có tư liệu nào do chính đạo diễn họ Phạm tự viết hay không ?

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 4 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (luận văn sau đại học)

Tác phẩm của Trần Đại Sỹ trong thư mục một cuốn luận văn sau đại học ở Việt Nam

21/08/2013

Một cuốn thơ nhập đồng có khả năng chữa bệnh : Nguyễn Thị Huệ và "Việt Nam bốn ngàn năm"


Cuốn sách đã được Nxb Văn hóa thông tin ấn hành năm 2011. Nó đang được xem như là kì thư, ở hai điểm sau:

(1).Tác giả, là nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Huệ, đã viết lịch sử dân tộc Việt trong bốn ngàn năm, qua thơ, và trong trại giam (không có bất cứ sách vở tham khảo nào trong lúc viết, nhưng lại khớp hoàn toàn với chính sử). Tựa như có ai giáng linh vào bà, để bà viết ra thơ. Có người nói là hồn thiêng sông núi gửi tâm sự qua ngòi bút của thi nhân.

(2). Hiện tại, chúng ta mới biết đến một cuốn thơ nhập đồng của thơ nhân Hoàng Quang Thuận. Nhưng cuốn ấy không có khả năng trị bệnh.

Việt Nam bốn ngàn năm của bà Nguyễn Thị Huệ được nhiều người đã có trải nghiệm, cho biết: khi bệnh tật, đau ốm, người ta đọc thơ ấy (hoặc ngâm nga, hoặc gối đầu khi ngủ) thì sẽ có tác dụng trị liệu.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 3 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (Nguyễn Văn Vịnh)

Phát hiện đáng kinh ngạc của bác sĩ Trần Đại Sỹ xem ra có sức hấp dẫn với giới khoa học đất Việt, chứ không phải chơi đâu. Chẳng hạn, có một vị là Nguyễn Văn Vịnh có bài trên báo VTC, từ năm 2012, nhắc đến tên của bác sĩ Trần và Viện Pháp Á của ông với những kết luận khoa học liên quan đến ADN.




20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?

Bàn Tân Định vs Trần Đại Sỹ (2002)

Tôi không để ý, nên tưởng chuyện vừa xảy ra mới đây, nhưng theo chỉ dẫn xác thực của Mr. Khoằm, mới biết là hơn 10 năm rồi. Quãng những năm 2002-2003, đã xuất hiện bài phản luận của bác Bàn Tân Định cho "học thuyết biên giới" của bác Trần Đại Sỹ

Đại khái, trang Giao điểm đã lên bài của Bàn Tân Định từ 2002:


Bàn Tân Định, hiện chúng tôi không rõ là ai, có thể là bút danh. Nhưng thấy bác tranh luận cùng bác sĩ Trần Văn Tích (Việt kiều ở Đức), là thấy vui rồi. Lâu nay, bác sĩ Tích không còn xuất hiện nữa, nếu ông có góp ý/nhận định về học thuyết của bác sĩ Sỹ, thì hay biết mấy. Cùng là bác sĩ Đông - Tây y kết hợp, biết đâu, ông có cái nhìn đồng cảm với bác Trần Đại Sỹ, hay là có kiến giải hoàn toàn khác người không phải bác sĩ.

19/08/2013

Bạn đọc phản luận về phát hiện của bác sĩ Trần Đại Sỹ (vấn đề biên giới thời cổ)

Lời dẫn: Bây giờ, không tìm lại được đường link đầu tiên dẫn đến bài trích dưới đây (chỉ trích một đoạn trong bài có tên "Giữa sự thật và tin đồn : Vấn đề lũng đoạn thông tin", trong liên quan đến ông Trần). Có vẻ bài đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.

Phát hiện đáng kinh ngạc về biên giới cổ Việt Nam của bác sĩ Trần Đại Sỹ

Lời dẫn: Bài ở dưới đây của Trần Đại Sỹ, "tương truyền" trên mạng là được chấp bút bằng tiếng Pháp. Rồi sau đó, ông Tăng Hồng Minh (một vị tự giới thiệu là người gốc Hoa) dịch ra tiếng Việt.

Nên công bằng với nhà Mạc (bài Tạ Ngọc Liễn, 2012)

Bài đã xuất bản trên tờ Thanh Niên từ năm 2012.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 2 - Hảo Liên/Hao Ling gắn với tên tuổi ông Trần trong giới thiệu của công ty Pháp

Trong trang giới thiệu sản phẩm của một công ty chuyên kinh doanh trà của Pháp, có phần dành cho Hảo Liên/Hao Ling

Trong đó, ông Trần (tức Trần Đại Sỹ) được ghi nhận là Giám đốc của ARMA (một hội nghiên cứu y dược phương Đông, chắc nên gọi tắt là Hội Á y), đã lãnh đạo một nhóm y bác sĩ tiến hành điều tra công dụng của trà Hảo Liên trong phạm vi người sử dụng châu Âu.

Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút

18/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 1 - Trà uống dân gian Hảo Liên/Hao Ling ở vùng Tây Nam Trung Quốc, như thần dược có công hiệu giảm mỡ máu

Cây trà Hảo Liên (Hao Ling) có hoa rất đẹp - Ảnh từ bài của Trần Đại Sỹ

Hương Ký - nhà nghề, và người bạn của những nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỉ XX

Không khó để tìm lại những bức ảnh cũ do hiệu Hương Ký ở Hà Nội thực hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX. Về trình độ kĩ thuật của Hương Ký lúc đó, hoàn toàn không thua kém người Pháp, hay người Nhật.
Ảnh của Hương Ký, chụp năm 1926: "Ông Chánh Quan Lang xứ Mường và phu nhân"

16/08/2013

Câu đố về ngày 2-9-1945 : Thứ tự diễn giả lên bục diễn thuyết ngày hôm đó

Đề bài:

Theo bạn, trong ngày lễ độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mồng 2 tháng 9 năm 1945, đã có những diễn giả nào bước lên trên bục diễn thuyết (lễ đài) ?

Thứ tự lên bục/lễ đài của các diễn giả đó ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn dựa theo tài liệu nào ? Nếu có, chỉ rõ tên tài liệu cùng xuất xứ cụ thể (trang, dòng), hoặc đường link đáng tin cậy.

Hương Ký, Patty, Nguyễn Hữu Đang, và Đặng Nhật Minh với những thước phim quay ngày độc lập 2/9/1945

Hiệu ảnh Hương ký những năm 90

14/08/2013

Cụ Phan Bội Châu đã từng là tài tử điện ảnh, đóng phim về chính bản thân mình (1926, ở Huế)

Đây là thông tin còn ít người biết đến. Bạn nào có thông tin thêm, xin đánh tiếng. Hi vọng là tập phim câm (phim không có tiếng, mà phải thuyết minh ngoài) này vẫn còn được lưu giữ ở đâu đó.

Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam nói về thần Hạn của Trần Đăng Khoa

Lời dẫn: Người hiện đương chức Giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam là nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Bài phỏng vấn ở dưới đây lấy về từ Dân trí (1/8/2013).

Đông La: "Thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ mà thôi" (2013, trong sách vừa ra lò)

Hôm trước, nhân sự kiện thơ của nhóm Mở Miệng, với sự chỉ dẫn của Đông La, đã tìm được và trích đăng một đoạn về chủ nghĩa hậu hiện đại mà anh viết từ năm 2006. Đó là văn bản ở trên lưới trời internet.

Sách vừa ra lò của Đông La Nguyễn Huy Hùng

13/08/2013

Khuyển nho - nhà Nho kiểu chó - và tình cảnh hiện tại của xã hội Trung Quốc : Lưu Hiểu Ba (2004) với bản trùng dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài (2013)

Nhà văn Phạm Thị Hoài đang rất nỗ lực truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt. Lưu quả thực là tác giả tầm cỡ, trong khoảng 30 năm qua của trí thức Trung Quốc, và là trí thức Đại Hán tự viết phê phán về chính bản thân mình, bằng ngòi bút sắc bén, thông tuệ, mà vẫn bình dị và có sức lay động đặc biệt. Xã hội Đại Việt của chúng ta, trí thức Đại Việt của chúng ta, chưa đủ sức sản sinh ra một nhân vật như Lưu Hiểu Ba. 

Phạm Thị Hoài tiếc là không đọc được nguyên bản tiếng Trung, nên chị đành cố gắng thực hiện viêc trùng dịch qua bản tiếng Đức, để cung hiến cho đọc giả Việt ngữ những bản dịch tâm huyết. Chúng ta nên có nhiều dịch giả, đặc biệt là tiếng Trung, dành tâm huyết như vậy cho tác phẩm của Lưu Hiểu Ba.


Một bản dịch mới  trên blog Phạm Thị Hoài

Tin muộn : Tiểu thuyết ĐẠI GIA của Thiên Sơn đang bị treo, chưa được phát hành

Hôm 22 tháng 7, tôi đã vui mừng đăng tin tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn vừa ra đời. Thật ra là được in ra, bởi nhà Lao Động, sau khoảng một năm chạy lòng vòng. Tưởng hôm đó, theo như dự kiến, là ngày Đại gia được chính thức phát hành. Nhưng chờ mãi, không thấy.


1. Thật ra, đến cả tuần trước, Thiên Sơn đã báo cho tôi về việc Đại gia vừa được phía quản lí xuất bản tuýt còi: cần thẩm định lại kĩ lưỡng, rồi mới quyết định cho hay không cho phát hành. Tôi phần bận du lãng các nơi, phần còn phải xác nhận thêm thông tin, nay mới đăng tin muộn được.

12/08/2013

Tặng phong bao trực tiếp cho người rừng chưa từng biết tiêu tiền - Bức ảnh nói lên nhiều lời

Chính là tấm ảnh sau, của phóng viên VNN. Cái chú thích ảnh, cũng là của VNN:


Các ngành chức năng thăm tặng quà cho cha con ông Thanh

Gái lấy chồng xa - 2 : Ghi chép nhanh của Trương Văn Tân (2008)

Lời dẫn: Vẫn đang là câu chuyện về một công chúa nước Việt sang làm dâu Nhật Bản từ thập niên 1620. Nhiều câu chuyện, cả quá khứ và hiện tại, ẩn chứa ở trong đó.

Hôm nay, giới thiệu một ghi chép nhanh của bác Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản thời Việt Nam cộng hòa. Ghi chép này bác Tân đã công bố năm 2008 (trong nước, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có đăng tải).

Bác Trương Văn Tân là rể nước Nhật. Tuy vậy, thời lưu học ở Nhật, bác không có dịp để ý đến những câu chuyện như là tình bạn của Phan Bội Châu và Asaba, hay mối tình Araki và công chúa Đàng Trong,... Mãi sau này, lúc đã qua nước thứ ba, với những dịp trở về thăm gia đình nhà vợ ở Nhật, bác mới khám phá dần dần. Cho nên, chủ yếu đọc để hiểu cảm tưởng của bác là chính, chứ tư liệu của bác về các sự kiện thì chỉ sơ sài thế thôi.

Cái ảnh chụp "bảng tiểu sử ông Araki" do bác Tân thực hiện mờ quá, nên tôi bổ sung bằng cái ảnh sau, để đọc được rõ:


10/08/2013

Gái lấy chồng xa - 1 : Năm 1620, công chúa Đàng Trong vượt biển đi làm dâu Nhật Bản


Trong triển lãm được chuẩn bị vô cùng công phu này, có rất nhiều hiện vật của Việt Nam hay liên quan đến Việt Nam được công bố lần đầu tiên. Một trong số đó là chiếc gương của công chúa xứ Đàng Trong.Công chúa này có thể là con đẻ, mà cũng có thể chỉ là con nuôi của chúa Nguyễn, được chúa đem gả cho một thương gia ở Nagasaki. 

Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.

Giới thiệu gắn ngọn của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu như sau (xem lại entry cũ):
安南国王女の鏡
安南国王女の鏡
ヨーロッパ(箱は日本製)17世紀
長崎歴史文化博物館所蔵
荒木宗太郎(あらきそうたろう)はみずから交趾(コウチ)へでかけて貿易に従事していた。交趾を実質支配していた阮氏の信頼を得て阮姓を授かり阮太良と名乗り、阮氏の王女王加久戸売(わかくとめ)を妻とした。彼女は長崎に移住してアニオーさんと呼ばれ、娘を一人もうけた。本鏡は、王加久戸売の持ち来たったものとして荒木家に伝えられた。

09/08/2013

Phong cách Trần Độ thời 1980s-1990 : Trông vật là nhớ tới người

Có nhiều bạn, cả nam lẫn nữ, là người họ Tạ. Cả một vùng họ Quách, rồi có làng hầu như chỉ mang họ Tạ, cả một xứ đạo gần trọn họ Tô, vân vân. Nước Việt trước hết là nước của những ngôi làng đồng tộc, như vậy.

Có tới cả hai đứa họ Tạ ở cùng làng với Trần Độ, nhưng chưa bao giờ tiện hỏi chúng xem có phải là chung một ông tổ năm hay bảy đời với cụ Tạ Ngọc Phách (tức Trần Độ) hay không. 

Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích. Quê hương Trần Độ đấy. Khí phách của Trần Độ cũng từ nguồn đó đấy.


1. Nhìn lên một góc của giá sách, thấy những cuốn đại loại như thế này:

Những cuốn sách mang tính cởi mở, thân thiện một thời, gắn với tên tuổi của Trần Độ

07/08/2013

Phố chuyên ả đào ở Hà Nội đầu thập niên 1920 : Hàng Giấy, Thái Hà, Bạch Mai

Hôm trước, ngược về Hà Nội thời 1930s. Nhưng chưa phải là tư liệu đương thời hay tư liệu gốc. Hôm nay, ngược tiếp về thời 1920, và với tư liệu của chính thời đó.
Một đoạn bìa sách, cho biết năm in và nhà in

06/08/2013

Quốc tang Hồ Chủ tịch : Phim tư liệu sản xuất năm 1969 của Nhật Bản

Phim được hãng Nihon Denpa News (NDN) - một hãng truyền hình cánh tả ở Nhật Bản - sản xuất ngay ở thời điểm Hồ Chủ tịch qua đời vào tháng 9 năm 1969. 
Hiện nay (8/2013), trang bìa webiste của hãng NDN đưa một tấm hình Hồ Chủ tịch đang nói chuyện với nhóm sáng lập ra NDN, ở Hà Nội, năm 1962, tất cả ngồi bệt ở bậc cầu thang tại Phủ Chủ tịch

Những năm 1930s - 1940s, cứ khoảng 10 người Hà Nội thì có 1 phụ nữ theo nghề bán hoa (?)


Đó là một kết quả nghiên cứu đã được công bố của bà Lê Thị Nhâm Tuyết - một nhà nghiên cứu Việt Nam, chuyên vấn đề phụ nữ. Trong cuốn sách trên.

05/08/2013

Thơ đương đại Nhật Bản từ góc nhìn của một nhà thơ Nhật Bản (Hachikai Mimi, 2012)

Thay cho lời dẫn
"Rơi rớt vật đang ôm
Trong tay hoàn toàn trống
Lần lượt ném vào bóng tối ấy
Biển và núi, sóng, sương
Trăng vô tình tròn trịa
Mạch đập nhanh
Chúng ta
Mặc vào cho nhau rồi cởi bỏ
"

("Con đường này tiếp đến cửa miệng của ai đó", thơ Hachikai Mimi)
Nhà thơ trẻ Hachikai Mimi (trái) cùng phiên dịch nói chuyện với độc giả Việt Nam

04/08/2013

Nhỏ mà không nhỏ : Công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam'' 2013 là liên doanh với Nhật gốc Trung Quốc chăng ?

Tôi không để ý sự kiện cho đến khi đọc thấy entry bên bác tranhung09 "ITgo não ngắn mỏ dài", mà gốc là từ trang GDVN.

Bây giờ, mới biết là công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam" khăng khăng bảo là chữ Nhật (tạm giả định có nghĩa là chữ Hán trong tiếng Nhật) ở dòng ghi tên công ty trong cái dấu chìm. Tôi để ý một tí, không tốn công sức gì, mà cũng không cần thế, đã biết ngay không phải là chữ Nhật (tức không phải chữ Hán trong tiêng Nhật).

Đích thị là chữ Hán trong tiếng Hán, tức là tiếng Trung Quốc 100%.

1. Đại khái, có cái hình này, đang thấy mạng tiếng Việt bàn luận:
Dấu chìm ở bên cạnh dấu của ITgo thuộc Hội Khuyến học Việt Nam

03/08/2013

Những đồng tiền bên lề : Phần tiền nhà Mạc ở Cao Bằng (Phan Cẩm Thượng)

Lời dẫn: Chữ dùng trong nguyên văn của bác Phan Cẩm Thượng là "đồng tiền không chính thống". Ở đây, dùng thay thế bằng "đồng tiên bên lề" như để ghi lại tính thời sự của thế giới mạng đất Việt tháng 7-8/2013.

Tập truyện "Những người bên lề" của một người bạn, là nhà văn Thiên Sơn, đã in lần đầu từ lâu. Một số trong bản thảo tập này hình thành từ xửa xưa, lúc tác giả vẫn còn là sinh viên đại học (đầu và giữa thập niên 1990).



Phan Cẩm Thượng không có kiến thức thực tế về tiền cổ (tức là không sờ tận tay và sở hữu, trao đổi trên thực tế). Bởi vậy, những trình bày ở đoạn dưới đây về tiền nhà Mạc thời kì Cao Bằng là qua người khác. Chỉ đọc cho vui vậy thôi, kiểu đọc báo. Các ảnh trong bài, Phan Cẩm Thượng đều lấy của người khác. Không rõ là do tòa soạn báo bỏ chú thích đi (vì chỉ là bài trên báo phổ thông), hay chính tác giả đã tự bỏ đi trong bản thảo.