Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/10/2013

Số sắc phong quí mới phát hiện ở Nghệ An : Có cái mang niên đại 1595

Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Ảnh tư liệu của nhà báo, từ 2012 (ảnh trong bài)

Niên đại 1595, hiện tại, chưa xác nhận được. Tạm theo tin đã thấy trên mặt báo.

Sắp tới, chúng tôi du lãng miền Thanh Nghệ. Nếu tiện đường sẽ ghé qua thăm nơi được giới thiệu như dưới đây (tư liệu của năm 2012, thấy trên báo phổ thông).




---
Phát hiện 36 đạo sắc phong quý tại nhà thờ họ Phan Vân 
(22/05/2012 03:24 PM)


Trong đợt kiểm tra khảo sát một số di tích danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành, các cán bộ Hán Nôm thuộc Ban Quản lý Di tích Danh thắng Nghệ An đã phát hiện 36 đạo sắc phong được lưu dữ cẩn thận trong nhà thờ họ Phan Vân ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành.

Ông Phan Bá Đồng – Tộc Trưởng họ Phan và là người trông coi nhà thờ họ cho biết: Đây là 36 đạo sắc được phong cho 18 vị Quận Công thuộc dòng họ Phan đã có công trong việc bảo vệ đất nước từ thời Lê đến thời Nguyễn như: Phan Cảnh Quang, Phan Cảnh Huy, Phan Cảnh Các,…
6 hòm đạo sắc phong đang được lưu giữ tại nhà thờ họ Phan

Trong số 36 đạo sắc phong có 16 đạo sắc niên đại thời nhà Lê. Sắc phong sớm nhất là năm 1595, còn lại là các đạo sắc có niên đại thời Nguyễn, muộn nhất là năm 1924. Đặc biệt, trong số này có 1 đạo sắc được viết trên vải lụa gấm do vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa (1692) tự tiến phong sắc cho Phan Cảnh Các, một vị công thần có công lao rất lớn trong việc bảo vệ đất nước với chức vụ: “Thư vệ sự tước Quận Công, đặc tiến phụ Quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ Yên Quận công, thượng trụ quốc, thượng giai”. Tấm sắc phong này có chiều dài 1,5m, rộng 60cm, gồm 375 chữ Hán được viết theo lỗi chữ thảo chân phương, bên trái sắc có dấu triện ghi niên hiệu nhà vua và ngày ban sắc. Hiện, tấm sắc phong đã bị hỏng phần lớn nhưng nội dung của sắc đã được con cháu dòng họ sao chép, phiên âm, dịch nghĩa lưu lại để giáo dục truyền thống giòng họ sau này.

Theo ông Phan Văn Hùng - Phó Ban Quản lý di tích danh thắng Nghệ An: Đây là lần đầu tiên Nghệ An phát hiện được một số lượng sắc phong lớn tại một dòng họ. Việc phát hiện thêm 36 đạo sắc này góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cha ông để lại. Đồng thời, là một kho tư liệu quý hiếm phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử, nhân vật, văn hóa dòng họ trên địa bàn Nghệ An trong thời gian tới.
Hoàng Hiếu
Nguồn: Truyền hình Nghệ An (22/5/2012)
---

Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan


Thứ Tư, 23/05/2012 - 04:31

(Dân trí) - Trong đợt kiểm tra khảo sát một số di tích danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành, cán bộ Hán Nôm thuộc Ban Quản lý Di tích Danh Thắng Nghệ An đã phát hiện 36 đạo sắc được lưu giữ cẩn thận trong nhà thờ họ Phan Vân, thuộc xã Bắc Thành.

Ông Phan Bá Đồng - Tộc Trưởng họ Phan và là người trông coi nhà thờ họ Phan cho biết, đây là 36 đạo sắc được phong cho 18 vị Quận Công thuộc dòng họ Phan đã có công trong việc bảo vệ đất nước từ thời Lê đến thời Nguyễn như: Phan Cảnh Quang, Phan Cảnh Huy, Phan Cảnh Các….
Trong số 36 đạo sắc đang được lưu giữ cẩn thận tại nhà thờ họ Phan Vân, có 16 đạo sắc có niên đại thời nhà Lê, sắc phong sớm nhất là năm 1595, còn lại là các đạo sắc có niên đại thời Nguyễn, muộn nhất là năm 1924. Đặc biệt trong số các đạo sắc này có 1 đạo sắc được viết trên vải lụa gấm do vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa (1692) tự tiến phong sắc cho Phan Cảnh Các, một vị công thần có công lao rất lớn trong việc bảo vệ đất nước với chức vụ:“Thư vệ sự tước Quận Công, đặc tiến phụ Quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ Yên Quận công, thượng trụ quốc, thượng giai”.Tấm sắc phong lụa gấm này có chiều dài 1,5m, rộng 60cm, gồm 375 chữ Hán được viết theo lỗi chữ thảo chân phương, bên trái sắc có dấu triện ghi niên hiệu nhà vua và ngày ban sắc. Hiện nay, tấm sắc phong này đã bị hỏng phần lớn nhưng nội dung của sắc đã được con cháu dòng họ sao chép, phiên âm, dịch nghĩa lưu lại để giáo dục truyền thống dòng họ sau này.
Theo ông Phan Văn Hùng, Phó Ban Quản lý DT-DT tỉnh Nghệ An, đây là lần đầu tiên Nghệ An phát hiện được một số lượng sắc phong lớn tại một dòng họ, điều đáng quý ở đây là số lượng sắc phong này đã được con cháu dòng họ bảo quản kỹ càng qua nhiều thế hệ. Việc phát hiện thêm 36 đạo sắc này góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cha ông để lại, đồng thời những sắc phong này là một kho tư liệu quý hiếm phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử, nhân vật, văn hóa dòng họ trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Một số hình ảnh 36 sắc phong mới được phát hiện tại nhà thờ họ Phan:
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
6 hòm sắc được lưu giữ cẩn thận tại nhà thờ họ Phan.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Sắc phong năm chính hòa thứ 18.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Sắc phong thời Lê niên hiệu Vĩnh Thọ (1658 - 1661).

Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
 Sắc phong thời vua Khải Định năm thứ 9 (1924).
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Một sắc phong thời Lê đã bị rách phần niên hiệu.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Sắc phong năm Chính Hòa thứ 7 năm 1687.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Một bản chế được lưu tại nhà thờ.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Sắc phong bằng lụa gấm do vua Lê Dụ Tông tự tiến phong cho Phan Cảnh các năm 1692.
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan
Ông Phan Bá Đồng - Tộc trưởng họ Phan bên tấm sắc phong lụa đã bị rách nát.

Phát hiện 36 sắc phong tại nhà thờ họ Phan

Các chi tiết kiến trúc nhà thờ họ Phan.

Mạnh Hà - Nguyễn Duy
---




Nhà thờ họ Phan lưu trữ 36 sắc phong cổ

36 đạo sắc phong được lưu giữ hàng trăm năm trong nhà thờ của dòng họ Phan Vân ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).


Được biết, số đạo sắc này phong cho 18 vị Quận Công thuộc dòng họ Phan đã có công trong việc bảo vệ đất nước từ thời Lê đến thời Nguyễn. Ngoài 16 đạo sắc niên đại thời nhà Lê, còn lại là các đạo sắc có niên đại thời Nguyễn.
36 sắc phong được tìm thấy trong nhà thờ họ Phan. Ảnh: K.L
Có 1 đạo sắc được viết trên vải lụa gấm do vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa (1692) tự tiến phong sắc cho Phan Cảnh Các - một vị công thần có công lao rất lớn trong việc bảo vệ đất nước. Tấm sắc phong này có chiều dài 1,5m, rộng 60cm, gồm 375 chữ Hán được viết theo lỗi chữ thảo chân phương, bên trái sắc có dấu triện ghi niên hiệu nhà vua và ngày ban sắc.
Ngọc Hồ
---


Phát hiện nhiều đạo sắc cổ quý hiếm tại Nghệ An

Thứ năm, 24/05/2012 08:00 


(CAO) Chiều  qua, 22-5, Ban Quản lý di tích, danh thắng Nghệ An cho biết các cán bộ Hán Nôm thuộc Ban Quản lý Di tích Danh thắng Nghệ An phát hiện 36 đạo sắc được lưu giữ cẩn thận trong nhà thờ họ Phan Vân, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành.

Đạo sắc cổ, quý được tìm thấy ở Nghệ An

Số đạo sắc trên đươc phát hiện trong đợt kiểm tra khảo sát một số di tích danh thắng trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An để thu thập thông tin phục vụ công tác nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử văn hóa dòng họ.
Những đạo sắc này được phong cho 18 vị Quận Công thuộc dòng họ Phan đã có công trong việc bảo vệ đất nước từ thời Lê đến thời Nguyễn như Phan Cảnh Quang, Phan Cảnh Huy, Phan Cảnh Các…
Trong số 36 đạo sắc đang được lưu giữ cẩn thận tại nhà thờ họ Phan Vân, có 16 đạo sắc có niên đại thời nhà Lê, còn lại là các đạo sắc có niên đại thời Nguyễn.
Đặc biệt trong số các đạo sắc này có một đạo sắc được viết trên vải lụa gấm do vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Chính Hòa (1692) tự tiến phong sắc cho Phan Cảnh Các, một vị công thần có công lao rất lớn trong việc bảo vệ đất nước với chức vụ “Thư vệ sự tước Quận Công, đặc tiến phụ Quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ Yên Quận công, thượng trụ quốc, thượng giai.”
Tấm sắc phong lụa gấm này có chiều dài 1.5m, rộng 60cm, gồm 375 chữ Hán được viết theo lối chữ thảo chân phương, bên trái sắc có dấu triện ghi niên hiệu nhà vua và ngày ban sắc.
Ban Quản lý Di tích, danh thắng Nghệ An cho biết đây là lần đầu tiên ở Nghệ An phát hiện được một số lượng đạo sắc lớn tại một dòng họ, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cha ông để lại.
Những đạo sắc này là kho tư liệu quý hiếm phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử, nhân vật, văn hóa dòng họ trên địa bàn Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung bộ trong thời gian tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.