Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/08/2013

Tin về Hội thảo khoa học "Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng Di sản tư liệu”


Theo tin của trang web Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, thì biết hai nội dung chính sau đây.

1Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang triển khai việc xây dựng hồ sơ tài liệu Châu bản triều Nguyễn để trình UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

2Để đảm bảo chất lượng hồ sơ Châu bản Triều Nguyễn đáp ứng các tiêu chí về Di sản tư liệu của UNESCO, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có kế hoạch phối hợp với Hội khoa học Lịch sử tổ chức Hội thảo khoa học “Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng di sản tư liệu”. Mục đích của Hội thảo nhằm nghiên cứu, trao đổi thông tin từ các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về Châu bản Triều Nguyễn để đánh giá đúng giá trị, ý nghĩa nội dung của tài liệu so sánh với các tiêu chí của UNESCO như: tính độc đáo, tính xác thực, tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế… Hội thảo dự kiến tổ chức vào cuối tháng 8 năm 2013.

Cụ thể hơn, xem ở dưới. Nguồn của bìa sách bên trên là ở đây.


---



Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước làm việc với Giáo sư sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng Di sản tư liệu


Nội dung buổi làm việc chủ yếu tập trung vào việc rà soát các nội dung chuẩn bị Hội thảo, đặc biệt là việc chuẩn bị các báo cáo tham luận tại Hội thảo.



Được sự đồng ý của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang triển khai việc xây dựng hồ sơ tài liệu Châu bản triều Nguyễn để trình UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.


Để đảm bảo chất lượng hồ sơ Châu bản Triều Nguyễn đáp ứng các tiêu chí về Di sản tư liệu của UNESCO, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước có kế hoạch phối hợp với Hội khoa học Lịch sử tổ chức Hội thảo khoa học “Châu bản triều Nguyễn - tiềm năng di sản tư liệu”. Mục đích của Hội thảo nhằm nghiên cứu, trao đổi thông tin từ các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về Châu bản Triều Nguyễn để đánh giá đúng giá trị, ý nghĩa nội dung của tài liệu so sánh với các tiêu chí của UNESCO như: tính độc đáo, tính xác thực, tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế… Hội thảo dự kiến tổ chức vào cuối tháng 8 năm 2013.

Để chuẩn bị cho việc tổ chức Hội thảo, sáng ngày 10 tháng 7 năm 2013, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã có buổi làm việc với Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Nội dung buổi làm việc chủ yếu tập trung vào việc rà soát các nội dung chuẩn bị Hội thảo, đặc biệt là việc chuẩn bị các báo cáo tham luận tại Hội thảo. 

Theo kế hoạch, Ban tổ chức đã đặt 32 báo cáo viên viết báo cáo tham luận cho Hội thảo, đó là các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Châu bản Triều Nguyễn, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán - Nôm, Viện Sử học, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và một số nghiên cứu sinh Việt Nam tại nước ngoài.

Sau khi nghe Cục trưởng Vũ Thị Minh Hương nêu khái quát tình hình chuẩn bị Hội thảo, những vấn đề cần trao đổi tại Hội thảo và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I báo cáo tiến độ nộp báo cáo của các báo cáo viên, Giáo sư Phan Huy Lê nhấn mạnh: Mục tiêu của Hội thảo là thông qua các báo cáo tham luận để tiếp thu những thông tin về giá trị chung của Châu bản Triều Nguyễn và những giá trị đặc biệt của tài liệu khi đối chiếu với các tiêu chí của UNESCO đặt ra cho di sản tư liệu. Những thông tin này sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng hồ sơ Châu bản Triều Nguyễn đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Giáo sư cũng nêu ý kiến để hồ sơ Châu bản Triều Nguyễn đề cử thành công Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, trong quá trình xây dựng hồ sơ cần phải đưa ra các thông tin chứng minh được sự độc đáo của tài liệu thông qua so sánh với tài liệu cùng loại ở nước khác đã được công nhận Di sản tư liệu thế giới; nêu bật được giá trị về văn bản học của tài liệu ... Để làm được việc này, Ban tổ chức Hội thảo cần có sự phối hợp chặt chẽ với báo cáo viên có nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực đó. 

Bên cạnh nội dung tổ chức Hội thảo, Giáo sư Phan Huy Lê cũng trao đổi một số đề xuất cho công tác phát huy giá trị khối tài liệu quý Châu bản Triều Nguyễn mà hiện nay Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước đang quản lý như: xuất bản các ấn phẩm để công bố nội dung tài liệu; phối hợp với UBND thành phố Hà Nội in sách cho “Tủ sách Thăng Long” giai đoạn 2 hay làm Dư địa chí cho các quận, huyện thuộc Hà Nội… 

Kết thúc buổi làm việc, Cục trưởng Vũ Thị Minh Hương cảm ơn những ý kiến của Giáo sư đóng góp cho việc tổ chức Hội thảo và tin tưởng Hội thảo sẽ được tổ chức thành công, đúng mục đích, yêu cầu; hồ sơ Châu bản Triều Nguyễn sẽ được xây dựng đạt chất lượng và đúng tiến độ đề ra ./.


Nguyễn Thị Nga - P.HTQT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.